Khu vực tài chính bán chính thức

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 42)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.1.2. Khu vực tài chính bán chính thức

Khu vực tài chính bán chính thức bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ TCVM thông qua các chương trình tiết kiệm, tín dụng của các tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng. Chẳng hạn như: HLHPN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên…Thông thường các chương trình này đều có sự hỗ trợ của các NGO hoặc các nhà tài trợ song phương. Khu vực này bao gồm cả các chương trình cho vay do một số cơ quan chính phủ đứng ra chủ trì như Bộ Lao động

thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Năm 1987, Hội nghị quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương về vấn đề “Việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội được coi là điểm xuất phát cho các chương trình TCVM khu vực bán chính thức mà chủ yếu là triển khai các sản phẩm tín dụng và tiết kiệm cho phụ nữ.

Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Điển (viết tắt là SIDA) chính là tổ chức quốc tế đầu tiên tài trợ cho một dự án tín dụng vào năm 1989 cho phụ nữ 7 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam thông qua Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ở các cấp.

Với sự trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) đã phối hợp với các nhóm phụ nữ tiết kiệm ở 2 tỉnh Cần Thơ và tỉnh Hà Sơn Bình cũ (nay là Hà Nội và Hòa Bình) trong các năm 1990-1993 và sau đó mở rộng ra 18 tỉnh trong cả nước.

Vào năm 1992 với sự tài trợ của Quỹ phát triển cộng đồng của Nhật Bản (JSDP), Trung tâm phát triển Châu Á Thái Bình Dương (APDC-1993), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã quyết định thành lập Quỹ Tình thương (TYM) dành riêng cho phụ nữ nghèo phát triển sản xuất và gia tăng thu nhập đồng thời tuyên truyền, nâng cao năng lực về mọi mặt cho phụ nữ và Quỹ CEP hỗ trợ vốn cho các đối tượng công nhân viên chức nghèo và dân nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của hoạt động TCVM ở Việt Nam. Tiến sĩ Getubic (là tổng thư ký APDC lúc đó) đã khích lệ áp dụng mô hình GB 100% tại Việt Nam.

GS. TS Muhammed Yunus đã đến với thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5-2003 và tháng 6-2005) và có những gợi ý quan trọng về vai trò chính phủ và luật pháp với hoạt động tài chính vi mô. Chỉ tính riêng ba tổ chức chính

thức áp dụng mô hình GB là Quỹ Tình thương, Quỹ CEP, Mạng lưới tài chính vi mô M7 đã có địa bàn hoạt động rộng khắp và đều có triển vọng trở thành tổ chức tài chính vi mô theo hướng qui định của Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ [14].

Đến nay khu vực TCVM ở Việt Nam đã có một bước tiến tương đối dài cả về mặt thời gian lẫn nội dung hoạt động. Có hơn 70 TCTCVM khu vực bán chính thức đã và đang hoạt động ở Việt Nam. Năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định 28 và 165 nhằm mục đích phát triển TCVM cả chiều rộng và chiều sâu bằng cách cho phép các tổ chức phi Chính phủ gia nhập và thành lập các TCTCVM chính thức hoặc chuyển đổi các TCTCVM bán chính thức đang hoạt động. Tính đến tháng 5/2010 có 5 tổ chức bán chính thức đăng ký xin cấp phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCTCQMN) lên NHNN [20]. Tuy vậy, các nghị định và việc thực thi các nghị định này còn hạn chế, giới hạn về loại hình tổ chức và số lượng, các nhà đầu tư có thể thành lập các TCTCVM chính thức. Cuối năm 2009, mặc dù các NGO đã tồn tại từ lâu, chỉ có 03 tổ chức có trên 40.000 KH và 03 tổ chức khác có từ 20.000 đến 40.000 KH. 06 tổ chức hoạt động hiệu quả này chiếm khoảng 50% tổng số KH của tất cả các NGO bán chính thức, tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực tài chính nông thôn.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 42)