CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về khách sạn Thái Bình 2 Huế
2.1.7.2 Kết quả kinh doanh của khách sạn Thái Bình 2 giai đoạn 2017-2019
* Phân tích kết quả kinh doanh qua doanh thu
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đã kinh doanh một lĩnh vực nào đó đều quan tâm đến vấn đề doanh thu cho chính bản thân đơn vị của mình. Doanh thu là tiền đề quan trọng để tính ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và sau đó tính ra được thuế cần nộp cho ngân sách Nhà nước. Khơng chỉ góp phần làm tăng thêm nguồn ngân sách cho Nhà nước mà nó cịn bù đắp cho những chi phí phát sinh có thể xảy ra trong suốt q trình hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra doanh thu cũng cho thấy được tương lai, sự phát triển hay đi xuống của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về doanh thu của khách sạn Thái Bình 2-Huế ta phân tích kết cấu tổng doanh thu qua bảng Tình hình doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017-2019 và biểu đồCơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.6 Tình hình doanh thu của khách sạn Thái Bình 2 giai đoạn 2017-2019(ĐVT: Triệu đồng Việt Nam) (ĐVT: Triệu đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Tổng doanh thu 1.016 1.186 1.449 170 16,73 263 22,18 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 952 1.186 1.403 234 24,58 217 18,30 Doanh thu khác 64 0,072 46 -64 -100,00 46 -
(Nguồn: Bộ phận kế tốn khách sạn Thái Bình 2)
Biểu đồ 2.1 Cơcấudoanh thu của khách sạn Thái Bình 2 giaiđoạn 2017-2019
Từ bảng và biểu đồ 2.1 ta thấy doanh thu của khách sạn tăng lên từ 2017- 2019. Cụ thể năm 2018 tổng doanh thu là 1.186 triệu đồng, tăng 170 triệu hay tăng 16,73% so với năm 2017. Qua năm 2019 tổng doanh thu tăng 263 triệu hay tăng 22,18% so với năm 2018. Tổng doanh thu khách sạn được hình thành qua 2 nguồn doanh thu chính: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu khác.
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là nguồn doanh thu chủ yếu của
khách sạn. Năm 2017, giá trị của doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụlà 952 triệu chiếm 93,7% tổng doanh thu của khách sạn. Năm 2018 doanh thu từ bán hàng tăng lên là 1.186 triệu đồng, tăng 234 triệu (Tức tăng 24,58% so với năm 2017) đồng thời làm cho tổng doanh thu năm 2018 tăng 16,73% mặc cho nguồn doanh thu khác giảm mạnh. Năm 2019 doanh thu thuần bán hàng của khách sạn tăng lên là 1.403 triệu đồng, chiếm 96,83% tổng doanh thu của khách sạn, so với năm 2018 thì tăng 217 triệu đồng tương ứng tăng 18,3%, đồng thời làm cho tổng doanh thu năm 2019 tăng 22,18% so với năm 2018. Sự tăng trưởng đó do 2 nguyên nhân chính: Giá sử dụng dịch vụ tăng và do lượng người sử dụng dịch vụ của khách sạn cũng tăng. Điều đấy cho thấy khách sạn Thái Bình 2 cần phát huy việc bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn nữa để gia tăng doanh thu trong thời gian tới.
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2017 2018 2019 ĐVT: Triệu đồng
Cơ cấu doanh thu
Tổng doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu khác của khách sạn cũng biến động thất thường qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu của khách sạn. Năm 2017 nguồn thu này là 64 triệu đồng, chiếm6,3% tổng doanh thu của khách sạn, qua năm 2018 lại giảm về 72 nghìn đồng. Năm 2019 nguồn thu này lại tăng lên lại 46 triệu đồng, chiếm 3,17% tổng doanh thu của khách sạn.
Qua nguồn số liệu cho thấy, tình hình tổng thể kinh doanh của khách sạncó xu hướng tăng đáng kể.
* Phân tích kết quả kinh doanh qua chi phí
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của một nguyên tắc hết sức cơ bản là phải làm sao đảm bảo lấy doanh thu bù đắp chi phí đã bỏ ra, bảo tồn được vốn và có lãi để tích lũy, mở rộng quy mơ từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chìa khóa để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch tốn ra sao để cho chi phí và giá thànhở mức thấp nhất trong điềukiện có thể được của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích chi phí giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình kinh doanh một cách chính xác, kịp thời để giúp cho các nhà quản trị có những biện pháp, quyết định tối ưu nhằm tiết kiệm chiphí, nâng cao chất lượng sản phẩm- dịch vụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để thấy được tình hình thực hiện chi phí của khách sạn ta đi vào phân tích Bảng 2.7 Bảng tình hình chi phí của khách sạn giai đoạn 2017-2019 và biểu đồ 2.2 Cơ cấu chi phí của khách sạn giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.7 Tình hình chi phí của khách sạn Thái Bình 2 giaiđoạn 2017-2019
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018
+/- % +/- % Tổngchi phí 941 1.170 1.419 229 24,34 249 21,28 Giá vốn hàng bán 514 800 960 286 24,58 217 18,30 Chi phí quản lý kinh doanh 415 365 455 -50 -84,34 90 24,66 Chi phí khác 12 5 4 -7 -58,33 -1 -20
(Nguồn: Bộ phận kế tốn khách sạn Thái Bình 2)
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu chi phí của khách sạn Thái Bình 2 giaiđoạn 2017-2019
Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.2 ta thấy tình hình chi phí của khách sạn tăng qua các năm, do đầu tư thêm cho việc bổ sung cơ sở vật chất và kỹ thuật. Cụ thể năm 2018 tổng chi phí của khách sạn là 1.170 triệu đồng tức là đã tăng thêm 229 triệu đồng tương ứng 24,34% so với năm 2017. Qua năm 2019 tiếp tục tăng khi tổng chi phí là 1.419 triệu đồng, tức là tăng 249 triệu đồng tương đương tăng21,28% so với năm 2018. Sự biến động của tổng chi phí thể hiện qua các yếu tố, trong đó giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn.
Trong 3 năm qua khách sạn cũng đã có những nỗ lực trong việc phân bổ chi phí hợp lý, làm giảm tốc độ tăng của chi phí kinh doanh. Sự biến động của tổng chi phí của khách sạn thể hiện qua 3 yếu tố chi phí như sau:
Giá vốn hàng bán: Luôn chiếm hơn 50% trong tổng cơ cấu chi phí. Năm 2017
chi phí giá vốn hàng bán là 514 triệu đồng chiếm 54,62% trong tổng chi phí. Năm 2018 chi phí này tăng lên 800 triệu tương đương tăng 286 triệu hay tăng 24,58%. Năm 2019 chi phí giá vốn hàng bán lại tăng 18,3 % lên 960 triệu đồng hay tăng 217 triệu đồng, tăng hơn nhiều so với năm 2018. Chi phí giá vốn hàng bán là một chi phí có ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí hay lợi nhuận khách sạn. Giá vốn hàng bán
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2017 2018 2019 ĐVT: Triệu đồng
Cơ cấu chi phí
tăng là do tình hình tiêu thụ các dịch vụ - sản phẩm hay nói cách khác là doanh thu bán hàng của khách sạn tăng lên.
Chi phí quản lý kinh doanh: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong khách sạn. Chi phí quản lý kinh doanh khách sạn chủ yếu là chi phí điện nước, tiền thuê nhân viên, tiền bảo trì… Nhìn chung khách sạn đã tối ưu chi phí này nhất có thể, cụ thể là năm 2017 chi phí này là 415 triệu thì sang năm 2018 chi phí này giảm cịn 365 triệu đồng, tức giảm 50 triệu hay giảm 84,34%. Nhưng năm 2019 chi phí này lại tăng lên 455 triệu hay tăng 24,66% so với năm 2018.
Chi phí khác: Các chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn. Năm 2017 chi phí khác là 12 triệu đồng, nhưng đến năm 2018 chi phí khác chỉ còn 5 triệu, tức giảm 58,33%. Qua năm 2019, chi phí khác giảm cịn 4 triệu, tức đã giảm 20% so với năm 2018.
Tóm lại, q trình phân tích trên nhận thấy khách sạn đã tìm cách khắc phục trong việc hạ chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, khách sạn cần có biện pháp tốt hơn để giảm đếnmức thấp nhất các loại chi phí.
* Phân tích kết quả kinh doanh qua lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động khơng có hiệu quả, doanh thu khơng đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt hơn. Vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó phân tích tình hình lợi nhuận sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả đạt được cũng như yếu tố cấu thành để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục cũng như quyết định tối ưu trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn tình hình lợi nhuận của khách sạn Thái Bình 2 - Huế trong 3 năm vừa qua chúng ta đi vào phân tích bảng 2.8 Bảng tình hình lợi nhuận của khách sạn giai đoạn 2017-2019 và biểu đồ 2.3 Tình hình lợi nhuận sau thuế của khách sạn giai đoạn 2017-2019.
Bảng 2.8 Tình hình lợi nhuận của khách sạn Thái Bình 2 giai đoạn 2017-2019ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 1.016 1.186 1.449 170 16,73 263 22,18 2. Tổng chi phí 941 1.170 1.419 229 22,34 249 21,28 3. Lợi nhuận trước
thuế 75 16 30 -59 -78,67 14 87,5
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động KD 23 21 -12 -2 -8,7 -33 -157,14 Lợi nhuận khác 52 -5 42 -57 -109,62 47 -
4. Thuế TNDN 15 3 6 -12 -80 3 100
5. Lợi nhuận sau thuế 60 13 24 -47 -78,33 11 84,62
(Nguồn: Bộ phận kế tốn khách sạn Thái Bình 2)
Như đã phân tích ở trên thì tổng doanh thu của khách sạn tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2017, tổng doanh thu khách sạn đạt 1.016 triệu đồng; năm 2018 tổng doanh thu là 1.186 triệu đồng, tăng 170 triệu tương ứng tăng 16,73%. Qua năm 2019 tổng doanh thu tăng 263 triệu hay tăng 22,18% so với năm 2018. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì chi phí của khách sạn cũng tăng theo. Năm 2017 thì tổng chi phí của khách sạn là 941 triệu đồng, năm 2018 tổng chi phí của khách sạn là 1.170 triệu đồng tức là đã tăng thêm 229 triệu đồng tương ứng 24,34% so với năm 2017. Qua năm 2019 tiếp tục tăng khi tổng chi phí là 1.419 triệu đồng, tức là tăng 249 triệu đồng tương đương tăng 21,28% so với năm 2018. Nhìn chung qua 3 năm 2017-2019 thì chi phí có xu hướng tăng lên cùng với doanh thu.
(Nguồn: Bộ phận kế toán khách sạn Thái Bình 2)
Biểu đồ 2.3. Tình hình lợinhuận sau thuế của khách sạn Thái Bình 2 giaiđoạn 2017-2019
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn, ta không chỉ dựa vào lợi nhuận sau thuế để đánh giá được mà phải dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp khác nhau để đánh giá. Qua 3 năm thì lợi nhuận sau thuế của khách sạn có xu hướng biến động không đều qua các năm. So sánh năm 2018và năm 2017 thì lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm mạnh, đã giảm 47 triệu đồng, tương ứng giảm 78,33% so với năm 2017. Mặc dù doanh thu và chi phí năm 2018 đều tăng, nhưng chi phí có lượng tăng cao hơn mức tăng doanh thu nên lợi nhuận đã giảm mạnh so với năm 2017. Chứng tỏ giai đoạn 2017 là giai đoạn phát triển của khách sạn. Đến năm 2019 thì lợi nhuận sau thuế lại tăng lên 11 triệu đồng, tức là đã tăng 81,62% so với năm 2018 do mức tăng của doanh thu lớn hơn chi phí nên có sự tăng lên đáng kể này.
Như vậy qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy lợi nhuận có sự tăng trưởng khơng ổn định. Điều đó địi hỏi khách sạn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, đẩy mạnh công tác marketing nhằm liên kết với các công ty lữ hành, trang web du lịch để tạo nên nguồn khách và nguồn doanh thuổn định cho khách sạn. 60 13 24 0 10 20 30 40 50 60 70 2017 2018 2019 ĐVT: Triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế
2.2 Phân tích tình hình bán hàng đa kênh và hiệu quả hoạt động bán hàng đa kênh tại khách sạn