Cơ cấu chi phí của khách sạn Thái Bình 2 giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thương mại điện tử đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng đa kênh tại khách sạn thái bình 2 – huế (Trang 67 - 78)

Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.2 ta thấy tình hình chi phí của khách sạn tăng qua các năm, do đầu tư thêm cho việc bổ sung cơ sở vật chất và kỹ thuật. Cụ thể năm 2018 tổng chi phí của khách sạn là 1.170 triệu đồng tức là đã tăng thêm 229 triệu đồng tương ứng 24,34% so với năm 2017. Qua năm 2019 tiếp tục tăng khi tổng chi phí là 1.419 triệu đồng, tức là tăng 249 triệu đồng tương đương tăng21,28% so với năm 2018. Sự biến động của tổng chi phí thể hiện qua các yếu tố, trong đó giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn.

Trong 3 năm qua khách sạn cũng đã có những nỗ lực trong việc phân bổ chi phí hợp lý, làm giảm tốc độ tăng của chi phí kinh doanh. Sự biến động của tổng chi phí của khách sạn thể hiện qua 3 yếu tố chi phí như sau:

Giá vốn hàng bán: Ln chiếm hơn 50% trong tổng cơ cấu chi phí. Năm 2017

chi phí giá vốn hàng bán là 514 triệu đồng chiếm 54,62% trong tổng chi phí. Năm 2018 chi phí này tăng lên 800 triệu tương đương tăng 286 triệu hay tăng 24,58%. Năm 2019 chi phí giá vốn hàng bán lại tăng 18,3 % lên 960 triệu đồng hay tăng 217 triệu đồng, tăng hơn nhiều so với năm 2018. Chi phí giá vốn hàng bán là một chi phí có ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí hay lợi nhuận khách sạn. Giá vốn hàng bán

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2017 2018 2019 ĐVT: Triệu đồng

Cơ cấu chi phí

tăng là do tình hình tiêu thụ các dịch vụ - sản phẩm hay nói cách khác là doanh thu bán hàng của khách sạn tăng lên.

Chi phí quản lý kinh doanh: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong khách sạn. Chi phí quản lý kinh doanh khách sạn chủ yếu là chi phí điện nước, tiền thuê nhân viên, tiền bảo trì… Nhìn chung khách sạn đã tối ưu chi phí này nhất có thể, cụ thể là năm 2017 chi phí này là 415 triệu thì sang năm 2018 chi phí này giảm cịn 365 triệu đồng, tức giảm 50 triệu hay giảm 84,34%. Nhưng năm 2019 chi phí này lại tăng lên 455 triệu hay tăng 24,66% so với năm 2018.

Chi phí khác: Các chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của khách sạn. Năm 2017 chi phí khác là 12 triệu đồng, nhưng đến năm 2018 chi phí khác chỉ còn 5 triệu, tức giảm 58,33%. Qua năm 2019, chi phí khác giảm cịn 4 triệu, tức đã giảm 20% so với năm 2018.

Tóm lại, q trình phân tích trên nhận thấy khách sạn đã tìm cách khắc phục trong việc hạ chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, khách sạn cần có biện pháp tốt hơn để giảm đếnmức thấp nhất các loại chi phí.

* Phân tích kết quả kinh doanh qua lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động khơng có hiệu quả, doanh thu khơng đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt hơn. Vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó phân tích tình hình lợi nhuận sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả đạt được cũng như yếu tố cấu thành để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục cũng như quyết định tối ưu trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn tình hình lợi nhuận của khách sạn Thái Bình 2 - Huế trong 3 năm vừa qua chúng ta đi vào phân tích bảng 2.8 Bảng tình hình lợi nhuận của khách sạn giai đoạn 2017-2019 và biểu đồ 2.3 Tình hình lợi nhuận sau thuế của khách sạn giai đoạn 2017-2019.

Bảng 2.8 Tình hình lợi nhuận của khách sạn Thái Bình 2 giai đoạn 2017-2019ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 1.016 1.186 1.449 170 16,73 263 22,18 2. Tổng chi phí 941 1.170 1.419 229 22,34 249 21,28 3. Lợi nhuận trước

thuế 75 16 30 -59 -78,67 14 87,5

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động KD 23 21 -12 -2 -8,7 -33 -157,14 Lợi nhuận khác 52 -5 42 -57 -109,62 47 -

4. Thuế TNDN 15 3 6 -12 -80 3 100

5. Lợi nhuận sau thuế 60 13 24 -47 -78,33 11 84,62

(Nguồn: Bộ phận kế tốn khách sạn Thái Bình 2)

Như đã phân tích ở trên thì tổng doanh thu của khách sạn tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2017, tổng doanh thu khách sạn đạt 1.016 triệu đồng; năm 2018 tổng doanh thu là 1.186 triệu đồng, tăng 170 triệu tương ứng tăng 16,73%. Qua năm 2019 tổng doanh thu tăng 263 triệu hay tăng 22,18% so với năm 2018. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì chi phí của khách sạn cũng tăng theo. Năm 2017 thì tổng chi phí của khách sạn là 941 triệu đồng, năm 2018 tổng chi phí của khách sạn là 1.170 triệu đồng tức là đã tăng thêm 229 triệu đồng tương ứng 24,34% so với năm 2017. Qua năm 2019 tiếp tục tăng khi tổng chi phí là 1.419 triệu đồng, tức là tăng 249 triệu đồng tương đương tăng 21,28% so với năm 2018. Nhìn chung qua 3 năm 2017-2019 thì chi phí có xu hướng tăng lên cùng với doanh thu.

(Nguồn: Bộ phận kế tốn khách sạn Thái Bình 2)

Biểu đồ 2.3. Tình hình lợinhuận sau thuế của khách sạn Thái Bình 2 giaiđoạn 2017-2019

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn, ta không chỉ dựa vào lợi nhuận sau thuế để đánh giá được mà phải dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp khác nhau để đánh giá. Qua 3 năm thì lợi nhuận sau thuế của khách sạn có xu hướng biến động khơng đều qua các năm. So sánh năm 2018và năm 2017 thì lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm mạnh, đã giảm 47 triệu đồng, tương ứng giảm 78,33% so với năm 2017. Mặc dù doanh thu và chi phí năm 2018 đều tăng, nhưng chi phí có lượng tăng cao hơn mức tăng doanh thu nên lợi nhuận đã giảm mạnh so với năm 2017. Chứng tỏ giai đoạn 2017 là giai đoạn phát triển của khách sạn. Đến năm 2019 thì lợi nhuận sau thuế lại tăng lên 11 triệu đồng, tức là đã tăng 81,62% so với năm 2018 do mức tăng của doanh thu lớn hơn chi phí nên có sự tăng lên đáng kể này.

Như vậy qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy lợi nhuận có sự tăng trưởng khơng ổn định. Điều đó địi hỏi khách sạn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, đẩy mạnh công tác marketing nhằm liên kết với các công ty lữ hành, trang web du lịch để tạo nên nguồn khách và nguồn doanh thuổn định cho khách sạn. 60 13 24 0 10 20 30 40 50 60 70 2017 2018 2019 ĐVT: Triệu đồng

Lợi nhuận sau thuế

2.2 Phân tích tình hình bán hàng đa kênh và hiệu quả hoạt động bán hàng đa kênh tại khách sạn

2.2.1 Tình hình bán hàngđa kênh tại khách sạn Thái Bình 2

2.2.1.1 Các kênh bán hàng tại khách sạn

a) Website của khách sạn

Website của khách sạn là hệ thống đặt phòng trực tiếp giữa khách hàng với khách sạn. Website cung cấp đầy đủ các thông tin về khách sạn đến khách hàng, đồng thời cũng nhận các phản hồi trực tiếp của khách hàng về chất lượng, dịch vụ của khách sạn. Website của khách sạn cung cấp dịch vụ đặt phịng và chăm sóc khách hàng 24/7.

b) Các kênh bán hàng trực tuyến khác 1. Booking

Booking.com là một website đặt phòng khách sạn trực tuyến số 1 thế giới với hơn 1,5 triệu lượt đặt phòng mỗi ngày. Đây là website được sở hữu và vận hành bởi tập đoàn Booking Holdings Inc. với hơn 17.000 nhân viên và 198 văn phịng tại 70 quốc gia trên tồn thế giới. Đây cũng là kênh bán phòng trực tuyến hiệu quả nhất cho các cơ sở lưu trú như Khách sạn, Resort, Villa, Homestay…

Hiện tại trang web và cácứng dụng Booking.com được chuyển ngữ sang hơn 40 thứ tiếng khác nhau, cung cấp tổng cộng 28.436.562 đăng ký bán phịng chính thức, ở 148.368 điểm đến tại 228 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Với giao diện thiết kế thân thiện, dễ sử dụng, thông tin khách hàng cũng như các dịch vụ du lịch được cung cấp rất chi tiết. Ưu điểm lớn của trang OTA này là du khách không phải đặt cọc hay thanh tốn trước để đặt phịng, các dịch vụ khách hàng thì hồn tồn miễn phí, nhiều khách sạn trên Booking.com còn cho phép du khách tới sát ngày lưu trú vẫn có thể hủy phịngđặt mà khơng phải bù bất cứ chi phí nào.

2. Agoda

Được thành lập vào năm2007, cơng ty khởi nghiệp nhỏ bé ngày nào đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường châu Á và chính thức sát nhập vào Tập đoàn Booking Holdings Inc.- nhà cung cấp phòng trực tuyến lớn nhất thế giới. Agoda cung cấp dịch vụ tốt nhất và dễ dàng nhất cho người dùng thông qua 38 ngôn ngữ khác nhau, được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng với quy trìnhđặt phịngđơn giản.

Sở hữu đội ngũ hơn 2000 chuyên gia du lịch, đại diện cho hơn 20 quốc gia. Đối tác của Agoda có mặt trên tồn cầu và có mối quan hệ chặt chẽ nên tạo ravơ số chương khuyến mại đặc biệt và các chương trình tiếp thị để giúp website này cung cấp những giao dịch khách sạn tốt nhất trên internet.

Thị trường hoạt động chủ yếu ở các thành phố lớn trên khắp châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, và châu Mỹ. Tại Việt Nam, Agoda cũng là trang web đặt phòng phổ biến, được nhiều người biết đến và sử dụng.

Với các bạn đam mê du lịch thì nhu cầu tìm khách sạn giá rẻ là khá cao. Nên Agoda tập trung chủ yếu thị phần ở việc đưa ra các khách sạn ở phân khúc 3 sao.

3. Traveloka

Hiện nay, Traveloka đã có mặt tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Philipines, Singapore và cả Việt Nam.

Liên kết với khoảng trên 12000 khách sạn khu vực và trên toàn thế giới, gần 200000 đường bay nối dài khắp châu Á, châu Âu, châu Mỹ… với chính sách thân thiện với túi tiền và nhiều chính sách ưu đãi lý tưởng, Traveloka là một trong những trang web đặt dich vụ du lịch từ máy bay đến khách sạn và mới đây nhất là hạng vé máy bay dành cho thương gia thu hút nhiều người sử dụng nhất.

Với Traveloka khách hàng có thể thoải mái lựa chọn loại hình lưu trú trong kho phòng khách sạn khổng lồ, cùng với đó là phương thức thanh tốn dễ dàng thơng qua các hệ thống ngân hàng thẻ: thẻ quốc tế, thẻ nội địa hay thanh tốn thơng qua cửa hàng tiệních và chuyển khoản trực tiếp.

Không chỉ quản lý đặt chỗ, bạn cịn có thể thay đổi lịch trình bay với tính năng “Easy Reschedule”, hủy đặt chỗ… Trước chuyến đi, ứng dụng cịn thơng báo để bạn không quên chuẩn bị cho chuyến bay. Tất cả các mức giá niêm yết trên ứng dụng đều là giá cuối cùng và khách hàng không phải lo lắng thêm bất kỳ khoản phí nào cả.

Với những ưu thế tuyệt vời này, Traveloka đang nhận được nhiều sự ưu ái và trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của dân mê du lịch tại Việt Nam.

4. Expedia

Expedia.com được biết đến là một trong những kênh OTA chất lượng và có tốc độ phát triển nhanh nhất tại thị trường châu Á, thuộc sự sở hữu của Expedia Inc- Công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới của Mỹ. Thế mạnh của Expedia.com là

cung cấp đầy đủ thông tin cũng như đưa ra nhiều sự lựa chọn cho du khách từ đặt phòng khách sạn, phương tiện di chuyển cho đến đặt tour và các dịch vụ du lịch.

Có thể đáp ứng mọi khả năng tài chính, mang đến cho du khách nhiều sự lựa chọn với giá cả cạnh tranh nhất. Ngồi ra, Expedia.com cịn là một trong những trang web đặt phịng có nhiều Coupon giảm giá nhất hiện nay. Đặc biệt, với dịch vụ Expedia+, du khách cịn có thể tích điểm khi đặt phòng và sử dụng điểm thưởng cho lần đặt phịng sauđể được hưởng ưu đãi.

c) Các cơng ty du lịch –lữ hành

Cơng ty lữ hành có thể tiến hành các hoạt động trung gian là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.

Các sản phẩm trung gian bao gồm: Đại lý đặt chỗ, bán vé máy bay và các phương tiện vận chuyển khác; dịch vụ môi giới cho thuê phương tiện vận chuyển; môi giới bán bảo hiểm du lịch; đăng ký, đặt chỗ và bán các chương trình du lịch; đăng ký, đặt chỗ trong khách sạn; tư vấn du lịch…

Chương trình du lịch trọn gói: Mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp.

Tại khách sạn Thái Bình 2 thì có liên kết với một số cơng ty du lịch - lữ hành như: Saigontourist, Benthanhtourist, Intrepid Group.

d) Bán phòng trực tiếp

Cách bán phòng khách sạn trực tiếp, nghĩa là khách hàng không đặt trước qua bất cứ kênh nào. Khách hàng sẽ tự tìm đến khách sạn và book phòng trực tiếp tại quầy lễ tân. Với việc bán phòng cho khách walk in, khách sạn sẽ bán được phòng với giá cao nhất và ít phí tổn nhất. Với khách sạn Thái Bình 2, nguồn khách này chiếm một phầnlớn trong tổng doanh thu hằng năm.

2.2.1.2 Tình hình bán hàng qua các kênh tại khách sạn Thái Bình 2 2017-2019

* Tình hình bán phịng qua các kênh tại khách sạn Thái Bình 2

Bảng 2.9 Tình hình bán phịng qua các kênh của khách sạn Thái Bình 2ĐVT: Người ĐVT: Người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Website của khách sạn 213 230 183 17 7,98 -47 -20,43 Các kênh bán hàng trực tuyến khác 780 979 1094 199 25,51 115 11,75 Các công ty du lịch- lữ hành 215 233 218 18 8,37 -15 -6,44 Bán phòng trực tiếp 430 516 589 86 20 73 14,15

(Nguồn: Bộ phận kế tốn khách sạn Thái Bình 2)

Website của khách sạn: Lượt khách đặt phịng thơng qua website của khách sạn năm 2017 đạt 213 lượt,sang năm 2018 đạt 230 lượt tăng 17 lượt tương ứng tăng 7,98%. Năm 2019, số lượt khách đặt phịng thơng qua website của khách sạn đạt 183 lượt, giảm 47 lượt tương ứng giảm 20,43% so với năm 2018. Lượt khách đặt phòng qua website của khách sạn có sự biến động qua các năm do chưa tận dụng được hết các tiện ích của website và phần nào đó khách hàng vẫn cịn tâm lí e ngại khi đặt phịng trực tuyến. Do đó khách sạn Thái Bình 2 cần có những hoạt động nhằm thu hút khách hàng và giúp khách hàng hiểu rõ hơn các tiện ích khi sử dụng website của khách sạn đặt phòng.

Các kênh bán hàng trực tuyến khác: Lượng khách đặt phịng thơng qua các kênh bán hàng trực tuyến khác tương đối nhiều hơn so với đặt phịng thơng qua website hay các kênh khác, lý do là có nhiều kênh bán hàng trực tuyến khác nhau và khả năng tiếp cận với các kênh bán hàng trực tuyến đó tốt hơn so với website của khách sạn. Năm 2017 có780lượt khách, sang năm 2018 đạt979 lượt, tăng 199 lượt tương ứng tăng 25,51% so với năm 2017. Năm 2019 có 1094 lượt tăng 115 lượt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thương mại điện tử đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng đa kênh tại khách sạn thái bình 2 – huế (Trang 67 - 78)