Sự khác biệt chính giữa phân tích kinh tế và phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý đầu tư công tại Việt Nam Đánh giá và các ưu tiên cải cách để tháo gỡ các nút thắt (Trang 62 - 64)

Phân tích tài chính - áp dụng trong phân tích chi phí và lợi

ích tài chính (CBA)

Phân tích kinh tế - áp dụng trong phân tích chi phí và lợi ích xã hội

(SCBA)

Góc nhìn Cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp Nền kinh tế/xã hội

Mục tiêu Phân tích tác động tài chính

rịng của đề xuất đối với đơn vị

Tối đa hóa lợi ích xã hội đối với các nguồn lực của nền kinh tế

Định giá Giá trị trường Giá mờ để điều chỉnh cho những

méo mó và/hoặc chi phí cơ hội Các khoản chi trả bổ sung

(thuế & trợ cấp)

Có tính Thường bị loại ra

Tác động phân phối / cơng bằng

Loại bỏ Có thể tính, nhưng thường được xử

lý định tính Tác động ngoại ứng / giá trị của

hàng hóa cơng cộng

Loại bỏ Có tính

Khấu hao Loại bỏ (qua phân tích dịng tiền

chiết khấu, nhưng được đưa vào báo cáo tài chính).

Loại bỏ

Nguồn: Chỉnh lý từ “Giới thiệu về phân tích chi phí - lợi ích và các phương pháp luận đánh giá thay thế”, Khối thịnh vượng chung Ốt-xtrây-lia, 2006.

102. Do thiếu hướng dẫn chi tiết về các phương pháp thẩm định dự án nên các cơ quan trung ương khơng có cơ sở để xây dựng các gói hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ dự án. Cả Bộ KH&ĐT và Bộ

Xây dựng hiện nay đều không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các đơn vị đề xuất dự án trong quá trình lập và thẩm định, và hiện cũng chưa cố gắng thực hiện tăng cường năng lực một cách có

48 Hai trường hợp này đưa ra kết luận tạm thời về phân tích kinh tế và tài chính. Được biết, phân tích họ thực hiện là phân tích tài chính chứ khơng phải phân tích kinh tế vì khơng có dự án nào tạo ra dịng thu trực tiếp, có lẽ phân tích kinh tế đã được thực hiện và họ sử dụng thuật ngữ bị sai, cứ những gì liên quan đến giá trị bằng tiền đều được hiểu là phân tích tài chính.

hệ thống. Bài học rút ra từ các quốc gia khác đang trong quá trình thực hiện cải cách cho thấy việc đẩy mạnh tập trung vào lợi ích xã hội và áp dụng các phương pháp luận mới đòi hỏi nhiều nỗ lực tăng cường năng lực ban đầu, sau đó là các hoạt động đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật tiếp theo. Hiện nay, năng lực thực hiện ở Việt Nam còn rất thiếu và cần được lên kế hoạch và hình thành để hỗ trợ tăng cường quy trình thẩm định.

103. Mặc dù Việt Nam hiện có dư địa cải thiện quy trình thẩm định hiện nay bằng cách áp dụng các phương pháp được quốc tế cơng nhận, nhưng kỳ vọng về những gì các phương pháp luận đó đem lại cũng cần có tính thực tế. Việc sử dụng phân tích chi phí - lợi ích xã hội (SCBA) phổ

biến hơn tạo cơ hội cải thiện quá trình ra quyết định căn cứ vào đánh giá tổng thể hơn về tác động xã hội của dự án đầu tư công, bất luận dự án có tính chất thương mại hay khơng có tính chất thương mại. Tuy áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế một cách phổ biến hơn chắc chắn có lợi thế, nhưng không nên kỳ vọng rằng các phương pháp đó nên áp dụng cho tất cả các dự án hoặc chúng có thể bao qt được mọi khía cạnh của một dự án. Các cấp có thẩm quyền cần xét đến những yếu tố sau, để có thể áp dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích xã hội (SCBA) một cách phổ biến:

y Có một số hiệu ứng phi thị trường rất khó xác định giá trị, nhất là đối với các dự án ngành xã hội. Trong những trường hợp đó, có lẽ phân tích hiệu quả chi phí (CEA), được hỗ trợ bằng các cơng cụ định tính như phân tích đa tiêu chí, được cho là phù hợp hơn. Nhược điểm của phân tích hiệu quả chi phí (CEA) so với phân ích chi phí - lợi ích xã hội (SCBA) là nó khơng đưa ra phép đo tuyệt đối về giá trị dự án mà chỉ là phép đo gián tiếp. Hộp 7 trình bày cách thức một quốc gia, ở đây là Chi-lê, lựa chọn giữa SCBA và CEA theo các ngành/ lĩnh vực khác nhau.

y Ngay cả khi phân tích chi phí - lợi ích xã hội (SCBA) có thể áp dụng được trên lý thuyết, chi phí nghiên cứu để định giá một số tác động không nhỏ nên cần áp dụng phương pháp này một cách có lựa chọn và phù hợp tương ứng, trong khuôn khổ những dự án lớn, phức tạp và có tính đổi mới sáng tạo, như cách làm ở các quốc gia khác, ví dụ Ai-len. Nguyên tắc “tương xứng theo quy mô” là thông lệ đã được chấp nhận ở Việt Nam vì các dự án đã được phân nhóm theo tầm quan trọng để quyết định và phân loại này cũng có thể dễ dàng được áp dụng đối với phân tích kinh tế.

y Cuối cùng, mặc dù ưu thế của phân tích chi phí - lợi ích xã hội (SCBA) là sử dụng giá trị bằng tiền, nhưng nó cũng làm cho người ta có cảm giác sai lầm về độ chính xác và gây nguy cơ bỏ sót những chi phí hoặc lợi ích khó lượng hóa hoặc tốn kém để lượng hóa.

54 QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý đầu tư công tại Việt Nam Đánh giá và các ưu tiên cải cách để tháo gỡ các nút thắt (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)