Quy trình giải phóng mặt bằng tại Nam Phi

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý đầu tư công tại Việt Nam Đánh giá và các ưu tiên cải cách để tháo gỡ các nút thắt (Trang 106 - 108)

1. Đăng ký dự án (3-6 tháng)

2. Khảo sát địa hình thiết kế (8-12 tuần) 3. Quy hoạch địa chính (2-8 tuần) 4. Thiết kế kỹ thuật sơ bộ (1-4 tháng) 5. Báo cáo về bất động sản (1-4 tuần) 6. Thiết kế kỹ thuật cuối cùng (1-2 tháng) 7. Kế hoạch giải phóng mặt bằng (1-2 tuần) 8. Xác định nguồn dữ liệu bất động sản (1-2 tháng) 9. Kế hoạch giải phóng mặt bằng (2-3 tuần) 10. Lập hồ sơ giải phóng mặt bằng (2-5 tuần) 11. Đàm phán giải phóng mặt bằng (4-8 tuần) 12. Phân chia nhỏ mặt bằng (6-24 tháng) 13. Chuyển nhượng (3-5 tháng)

Nguồn: Các tác giả thảo luận với cán bộ quy hoạch hạ tầng Nam Phi.

175. Thảo luận với các bên chủ chốt cho thấy Luật Đầu tư công hiện đã tác động đến chất lượng lập kế hoạch và khả năng thực hiện dự án. Việc cải thiện cách tiếp cận về xây dựng và thẩm

định dự án (dù vẫn còn một số điểm yếu ở những khâu nhất định), kết hợp với quyết định được đưa ra có tính hệ thống hơn bắt đầu cho thấy kế hoạch triển khai ngày càng sát thực tế và giảm chậm trễ trong triển khai.

Việt Nam hiện chưa có hệ thống thơng tin quản lý đầu tư công vận hành đầy đủ để thu thập và quản lý thông tin tập trung về tiến độ triển khai - làm cơ sở để chủ động theo dõi - mặc dù hiện đã có những nỗ lực quan trọng nhằm thiết lập hệ thống đó.

176. Tình hình triển khai dự án được báo cáo định kỳ. Chế độ báo cáo - nội dung, tần suất và mức

độ kịp thời - được quy định ở Luật Xây dựng94. Đối với các dự án trong mẫu khảo sát, các Ban QLDA báo cáo lên chủ dự án hàng tháng, hàng quý và hàng năm, cả về tình hình thực hiện và tài chính. Báo cáo có u cầu trình bày sự khác biệt so với kế hoạch và phân tích ngun nhân. Thơng tin chia sẻ với các cơ quan ngành kế hoạch (Bộ KH&ĐT và Sở KH&ĐT)95 có tần suất thấp hơn - hai lần mỗi năm - và có độ tin cậy thấp hơn, biểu mẫu báo cáo cũng phiền hà hơn. Đó là các yếu tố gây khó khăn cho các cơ quan kế hoạch để tổng hợp được bức tranh đầy đủ về hoạt động của danh mục đồng thời chỉ ra những dự án gặp rủi ro trong triển khai thực hiện.

177. Bộ KH&ĐT đang thiết lập một hệ thống thông tin quản lý đầu tư công tập trung để thu thập báo cáo điện tử về các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, gồm cả dự án ODA. Hệ

thống đó là bước đi quan trọng nhằm phát triển hệ thống quản lý đầu tư công. Việc ban hành một Thông tư của Bộ KH&ĐT96 yêu cầu triển khai rộng hệ thống này từ cuối năm 2016. Cho đến nay, hệ

94 Các Điều 68 và 69, Luật Xây dựng.

95 Báo cáo được nộp lên Sở KH&ĐT để báo cáo lên Bộ KH&ĐT về các dự án của địa phương. 96 Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT, ngày 29/09/2016

thống đã thu thập báo cáo cho khoảng 9.000 dự án. Chế độ báo cáo gần đây đã được tăng cường qua một Thông tư khác được ban hành97 và được áp dụng rộng rãi. Chế độ này quy định về báo cáo trong các khâu chuẩn bị, theo dõi và đánh giá tình hình triển khai các kế hoạch đầu tư công, chú trọng đến thơng tin liên quan đến quy trình lập kế hoạch đầu tư cơng trung hạn và hàng năm. Thông tin yêu cầu phải báo cáo qua hệ thống điện tử về tiến độ triển khai cũng như các nội dung khác trong chu trình dự án, liên quan đến hoạch định và quyết định ở các khâu ban đầu. Thông tư không yêu cầu chủ dự án phải bổ sung thông tin, chỉ nhằm chia sẻ nhiều hơn thơng tin hiện có lên trung ương bằng hệ thống điện tử.

178. Điều thiết yếu là hệ thống của Bộ KH&ĐT phải kết nối được với hệ thống TABMIS của Bộ Tài chính với sự tham gia chặt chẽ của Bộ Tài chính trong q trình xây dựng. Đảm bảo

thơng tin chính xác về kịp thời về tình hình tài chính trong thực hiện dự án là điều quan trọng để đảm bảo độ tin cậy và hữu ích của hệ thống thơng tin quản lý đầu tư công. Kết nối với dữ liệu của hệ thống TABMIS là ưu tiên đúng đắn trong nghị trình cải cách quản lý đầu tư cơng hiện nay của Bộ KH&ĐT. Về mặt kỹ thuật, trao đổi thông tin là điều hồn tồn khả thi, nhưng cái khó nằm ở vấn đề cơ cấu tổ chức vì các hệ thống do các bộ khác nhau quản lý nên chia sẻ thông tin chưa bao giờ dễ dàng, nhất là ở Việt Nam. Nếu được, lãnh đạo cấp cao nhất của hai bộ cần ký kết một văn bản thỏa thuận chung trong thời gian sớm nhất, sau đó cần thành lập một tổ công tác liên bộ để giải quyết các vướng mắc theo thời hạn rõ ràng - trong đó xử lý cả những vướng mắc về đảm bảo sự tồn vẹn của hệ thống TABMIS vì lý do an ninh - để hồn thành việc tích hợp thơng tin trong thời gian sớm nhất.

179. Bộ Tài chính hiện đang xây dựng một kho dữ liệu, nhằm chứa dữ liệu TABMIS98 được định kỳ tải về để công khai, đây cũng là một giải pháp để trao đổi thơng tin tài chính, nhưng cũng có những hạn chế về khung thời gian liên quan. Khái niệm kho dữ liệu, tương đối giống trường hợp

của Cô-lôm-bi-a dưới đây, dự kiến sẽ hồn thành vào năm 2019. Nếu đó là con đường lựa chọn để cải thiện về dữ liệu tài chính trong thực hiện dự án của hệ thống thông tin quản lý đầu tư cơng, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ trong q trình xây dựng, để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu. Nhược điểm của phương án này là phải mất thời gian để hoàn thành99, gây ảnh hưởng đến việc cải thiện hệ thống thông tin của Bộ KH&ĐT trong hai năm tới. Vì vậy, tốt hơn hết là nên cho phép kết nối trực tiếp sớm với hệ thống TABMIS, và phương án này cũng phù hợp với khái niệm TABMIS là cơng cụ quản lý tài chính tích hợp cho các cán bộ quản lý ngân sách100. Cho dù lựa chọn giải pháp nào đi nữa, điều thiết yếu là phải có sự phối hợp giữa Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính cả trong giải đoạn xây dựng cũng như đưa vào sử dụng.

180. Năng lực thu thập và báo cáo thơng tin phi tài chính của dự án cũng cần được mở rộng cho hệ thống thông tin. Bên cạnh giải quyết vấn đề thơng tin về tình hình tài chính trong triển khai,

hệ thống thông tin quản lý đầu tư công của Bộ KH&ĐT cũng cần được phát triển nhằm thu thập tốt hơn các chỉ số về kết quả hoạt động phi tài chính, đồng thời cho phép ấn nút là có thể lập báo cáo để các cơ quan giám sát đầu tư cơng và Chính phủ sử dụng. Về dài hạn, khả năng công khai thông tin về danh mục và kết quả hoạt động của dự án - một đặc trưng của điển hình về Chi-lê và Cơ-lơm-bi-a được bàn dưới đây - cũng cần được tìm hiểu.

181. Hệ thống thơng tin được hình thành tốt cũng là một điểm mấu chốt trong QLĐTC theo kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư cơng ở các quốc gia tiên tiến. Có được thơng tin tốt và

97 Thông tư số 3/2017/TT-BKHĐT, ngày 25/04/2017

98 TABMIS là hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp được sử dụng trong điều hành, báo cáo và kế toán ngân sách. 99 Điều này là cần thiết vì hệ thống dự kiến sẽ phải đáp ứng các nhu cầu khác nhau.

98 QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM

chia sẻ thông tin, kể cả công khai là yếu tố thiết yếu để tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý đầu tư công. Hệ thống thông tin tiên tiến là đặc trưng cụ thể của một số cơ chế quản lý đầu tư công tại một số quốc gia ở Nam Mỹ, cụ thể tại Chi-lê và Cơ-lơm-bi-a. Cơ-lơm-bi-a hiện đã có hệ thống thơng tin tích hợp được hình thành từ các hệ thống con khác nhau, nhằm phục vụ quản lý tài chính cơng nói chung và lập kế hoạch phát triển chứ không chỉ để quản lý đầu tư công. Hệ thống thông tin tích hợp giảm sự trùng lặp về nhập liệu, cải thiện độ chính xác và cho phép chia sẻ dữ liệu trong Chính phủ. Thiết kế của hệ thống tích hợp được trình bày tại Hộp 19. Sau đây là một số điểm cần lưu ý:

y Cơ sở dữ liệu về dự án - BIPM - thu thập thông tin về dự án từ khâu ý tưởng (chứ không chỉ ở thời điểm được đưa vào ngân sách) vì vậy tồn bộ các quy trình và quyết định quan trọng trước đó đều được ghi nhận, bên cạnh các khâu cịn lại của chu trình dự án.

y Được tích hợp với hệ thống kế toán, báo cáo và thực hiện ngân sách, SIIF (tương tự TABMIS);

y Mô-đun theo dõi thu thập cả thông tin triển khai thực tế và tài chính (SPI); và

y Được kết nối với hệ thống theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển chung của quốc gia (NDP). Một mục tiêu dài hạn cần đặt ra cho Việt Nam là khả năng tương tác liên thơng giữa các hệ thống thơng tin. Ví dụ, hiện đang có nhiều nỗ lực nhằm thu thập dữ liệu chính xác về đấu thầu mua sắm thơng qua hệ thống e-GP (đấu thầu điện tử của Chính phủ), sau này cần được gắn kết với hệ thống quản lý đầu tư công.

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý đầu tư công tại Việt Nam Đánh giá và các ưu tiên cải cách để tháo gỡ các nút thắt (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)