2001-2005 2006-2010 2011-2015
Ngân sách Nhà nước 42,9 49,4 52,0
Đầu tư của DNNN 27,9 23,2 21,7
Tín dụng Nhà nước 26,2 14,7 12,2
Trái phiếu Chính phủ 3,0 12,6 14,1
Nguồn: Kế hoạch phát triển năm năm giai đoạn 2006-2010, 2011-2015.
25. Chênh lệch lớn kéo dài giữa số dự toán và số thực chi đầu tư cho thấy độ tin cậy của kế hoạch ngân sách cho đầu tư còn thấp, đồng thời kỷ cương ngân sách trong triển khai thực hiện chưa được đảm bảo. Mức chênh lệch vọt lên trong năm 2009 do có gói kích cầu tài khóa lớn, rồi duy
trì ở mức tương đương sau khi giảm giai đoạn sau khủng hoảng vào năm 2011. Về lý thuyết, trong giai đoạn củng cố tình hình ngân sách, đầu tư cơng sẽ nhạy cảm hơn với cắt giảm so với các mục chi thường xuyên, như chi lương và đảm bảo xã hội. Nhưng Việt Nam thì ngược lại, tình hình lạm phát kết hợp với chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên và tỷ giá giảm dẫn đến tổng kinh phí đầu tư của các dự án tăng lên đáng kể so với kế hoạch vốn ban đầu. Ngoài ra, ngân sách trung ương và địa phương đều được phép sử dụng nguồn vượt thu và dự phịng để chi đầu tư. Chính vì vậy, thực chi trong mấy năm gần đây vẫn cao so với số dự toán chi đầu tư ban đầu (Hình 3).4
Hình 3: Chênh lệch giữa dự tốn và chi phí đầu tư thực tế (%), 2006-2015
Nguồn: Bộ Tài chính.
4 Luật Đầu tư cơng nhằm xử lý vấn đề này bằng cách dự phòng một khoản bằng 10% ngân sách đầu tư mỗi năm cho các vấn đề cấp thiết. 0 10 20 30 40 50 60 70 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Chi thường xuyên Chi đầu tư
26. Phân bổ ngân sách chi đầu tư có sự ưu tiên đáng kể cho ngành giao thông và nông nghiệp.
Từ năm 2006 đến năm 2014, phân bổ cho ngành giao thông và nông nghiệp lần lượt chiếm 23% và 21% tổng đầu tư nguồn ngân sách (Bảng 4). Tỷ trọng đầu tư ngành giao thơng cịn được tăng mạnh do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư của tư nhân trong nước, dẫn đến thành tích phát triển ấn tượng của ngành trong thời gian gần đây.