Cách tiếp cận của Ai-len về đánh giá hậu kiểm

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý đầu tư công tại Việt Nam Đánh giá và các ưu tiên cải cách để tháo gỡ các nút thắt (Trang 129 - 132)

Đánh giá hậu kiểm

“Tất cả các dự án đầu tư lớn và một phần các dự án đầu tư khác đều phải được đánh giá hậu kiểm để xác định xem lợi ích dự kiến của dự án có được hiện thực hóa hay khơng. Đánh giá hậu kiểm cần được thực hiện sau một khoảng thời gian đủ để có thể đánh giá dự án qua các bằng chứng đầy đủ về lợi ích / chi phí của dự án. Có hai trọng tâm trong đánh giá - (i) kết quả dự án và (ii) các thủ tục thẩm định và quản lý. Yếu tố thứ hai có thể thực hiện sau khi hồn thành dự án vì lý do liên quan đến đánh giá các thủ tục quản lý và hành chính. Thời gian để đánh giá yếu tố thứ nhất phụ thuộc vào bản chất của dự án, nghĩa là giai đoạn cần thiết để quan sát được lợi ích dự kiến. Giai đoạn này khơng nên kéo dài quá một phần ba khung thời gian áp dụng trong thẩm định. Thẩm định chi tiết là cơ sở để thực hiện đánh giá về kết quả. Mục đích đánh giá kết quả dự án là để xác định:

120 QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM

y Căn cứ thực hiện dự án có đúng hay khơng;

y Lợi ích và kết quả dự kiến có được hiện thực hóa hay khơng;

y Kết quả dự kiến có đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực sự của người dân hay không;

y Các thủ tục quản lý và thẩm định có được áp dụng thỏa đáng hay khơng;

y Có thể rút ra kết luận để áp dụng cho các dự án khác hay khơng; cho q trình sử dụng tài sản;

hoặc các chính sách liên quan khác hay khơng.

Các yêu cầu đánh giá bắt buộc / đánh giá hậu dự án

y …

y Toàn bộ các dự án đầu tư có mức đầu tư > 20 triệu € phải thực hiện đánh giá hậu dự án

y Ít nhất 5% các dự án đầu tư khác cần đánh giá

y …

Các yêu cầu bổ sung về đánh giá / đánh giá hậu dự án

Các cơ quan ban ngành không nên chỉ hạn chế ở các yêu cầu đánh giá bắt buộc hoặc đánh giá hậu dự án. Đơi khi ta có thể thấy rằng mặc dù khơng bắt buộc, nhưng một nội dung chi nên được đánh giá sâu hơn dựa trên bức tranh theo các chỉ số về kết quả hoặc dò các chỉ số về kết quả không đem lại thông tin đầy đủ như suy nghĩ ban đầu.

Chia sẻ bài học rút ra

Cũng như các nội dung khác của Luật chi tiêu công, bất kỳ bài học lớn nào cũng nên dùng để sửa đổi các thông lệ của cơ quan chủ dự án và chia sẻ trong tổ chức cũng như cơ quan có thẩm quyền quản lý để áp dụng thành bài học chung của Luật hoặc để cung cấp thông tin bổ sung.

Trách nhiệm đánh giá

Tránh nhiệm của cơ quan chủ dự án là thực hiện đánh giá hoặc đánh giá hậu dự án. Người đánh giá không phải là người đã thực hiện thẩm định hoặc quản lý triển khai.

Nguồn: Luật chi tiêu công

http://publicspendingcode.per.gov.ie/c-03-periodic-evaluationpost-project-review/

Đánh giá về đánh giá hậu kiểm dự án ở Việt Nam

Mặc dù Việt Nam đã thiết lập cơ sở quy định pháp luật chặt chẽ về đánh giá hậu kiểm, nhưng đánh giá tác động hiếm khi được thực hiện, ngoại trừ đối với các dự án ODA và bài học rút ra chưa phải là điểm mạnh của báo cáo kết thúc dự án.

213. Tuy đã được quy định khá hợp lý123, nhưng khung quy định pháp lý về đánh giá hậu kiểm chỉ mới áp dụng gần đây ở Việt Nam. Luật Đầu tư công quy định cơ sở pháp lý về đánh giá (“đánh

giá chung“), các hình thức đánh giá khác nhau - đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối cùng, đánh giá tác động và đánh giá “đặc biệt“124 - đồng thời quy định về các nội dung cơ bản125. Nghị định số 84/2015/NĐ-CP, quy định về giám sát và đánh giá tiếp tục cụ thể hóa về trách nhiệm và thủ tục cơ bản về đánh giá, đồng thời xác định thời gian thực hiện rõ ràng hơn. Theo phân công trách nhiệm, chủ đầu tư thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối cùng, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện đánh giá tác động và đánh giá đặc biệt dự án thuộc quyền

123 Nghị định số. 13/2009/NĐ-CP

124 Ở các hệ thống khác, đó cịn gọi là đánh giá có điều kiện vì chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể nào đó diễn ra. 125 Điều 81 và 82, Luật Đầu tư công.

quản lý. Khi thay đổi người có thẩm quyền quyết định đầu tư với nhóm dự án, trách nhiệm đánh giá tác động cũng thay đổi. Quy định trong khung pháp quy về đánh giá ban đầu (ngay trước khi triển khai) và đánh giá giữa kỳ là thông lệ tốt với các dự án lớn.

214. Các hình thức đánh giá quy định tại khung quy phạm pháp luật nhìn chung phù hợp với thông lệ quốc tế. Đánh giá cuối cùng tương đương với đánh giá hồn thành chun sâu, có đề cập

đến lợi ích đem lại126, cịn đánh giá tác động có thể được coi là nhìn chung phù hợp với đánh giá hậu kiểm về hiệu lực, hiệu quả và tác động127 (tham khảo Hộp 26 mơ tả về loại phân tích cần thực hiện trong nghiên cứu đó). Đánh giá giữa kỳ cũng phổ biến đối với các dự án lớn hoặc dự án theo giai đoạn ở các quốc gia theo thông lệ tốt. Cũng theo thơng lệ quốc tế, các hình thức đánh giá cụ thể được áp dụng cho những dự án quan trọng nhất: các dự án quan trọng của quốc gia và dự án Nhóm A cần thực hiện các hình thức đánh giá, cịn các dự án Nhóm B và C chỉ cần đánh giá kết thúc và đánh giá tác động. Nhiều quốc gia chỉ thực hiện đánh giá tác dộng cho các dự án lớn nhất và đánh giá mẫu cho các dự án ít quan trọng hơn (tham khảo trường hợp Ai-len ở Hộp 24 trên), vì vậy u cầu tồn bộ các dự án Nhóm B và C phải đánh giá tác động được cho là phiền hà theo chuẩn mực quốc tế. 215. Báo cáo hoàn tất dự án được lập nhưng chưa phân tích có hệ thống về các vấn đề trong triển khai và rút ra bài học. Các dự án ODA tuân thủ theo yêu cầu của họ về lập báo cáo hoàn tất

dự án theo hướng phân tích, chú trọng vào rút ra bài học khi có sai lệch so với kế hoạch. Các dự án sử dụng toàn bộ nguồn trong nước chưa thống nhất về cách làm. Mặc dù vậy, một trong những dự án đã hoàn thành trong bộ mẫu các dự án giao thông đã lập báo cáo kết thúc dự án mang tính phân tích. Có sự khác biệt giữa việc đảm bảo dự án phù hợp với mục đích - thường là trọng tâm của báo cáo hoàn thành dự án hiện nay - với đánh giá hiệu quả triển khai trên quan điểm nhằm cải thiện những dự án trong tương lai. Cả hai đều quan trọng nhưng vế sau mang tính phân tích nhiều hơn, nhằm tìm hiểu lý do thành cơng và chưa thành cơng, đồng thời xác định bài học có thể áp dụng cho các dự án trong tương lai. Hộp 25 trình bày ví dụ về biểu mẫu báo cáo hồn tất dự án. Khía cạnh này trong báo cáo hoàn tất của Việt Nam cần được cải thiện cho phù hợp với yêu cầu quy định tại khung quy phạm pháp luật. Điều này đòi hỏi phải xây dựng hướng dẫn phương pháp luận, kèm theo đào tạo.

126 Theo Nghị định, đánh giá cuối cùng nghĩa là “đánh giá được thực hiện ngay sau khi hoàn thành dự án đầu tư để xem xét về kết quả và rút ra các bài học có giá trị”.

127 Theo Nghị định, đánh giá tác động nghĩa là “đánh giá được thực hiện tại thời điểm hợp lý sau ba năm kể từ ngày dự án được đưa vào sử dụng để làm rõ về hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế xã hội so với các chỉ tiêu ban đầu”.

122 QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý đầu tư công tại Việt Nam Đánh giá và các ưu tiên cải cách để tháo gỡ các nút thắt (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)