Vấn đề thiên kiến lạc quan trong các dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý đầu tư công tại Việt Nam Đánh giá và các ưu tiên cải cách để tháo gỡ các nút thắt (Trang 73 - 74)

Thiên kiến lạc quan là xu hướng ước tính quá thấp chi phí của dự án và ước tính quá cao lợi ích của dự án một cách có hệ thống. Một nhóm nghiên cứu về hạ tầng lớn tại Đại học Aalborg (Đan Mạch) đã thử lượng hóa quy mơ của vấn đề và đưa ra lý do giải thích, qua nghiên cứu mẫu rất nhiều dự án giao thông lớn. Kết quả nghiên cứu (được tổng hợp tại Flyvbjerg, 2005) cho thấy tình trạng đội vốn ở mức lớn diễn ra phổ biến trong bộ mẫu gồm 258 dự án giao thông lớn, bất kể ở quốc gia nào, lục địa nào hay phương thức nào, và xu hướng này vẫn tiếp diễn. Chín trên 10 dự án bị đội vốn, và tỷ lệ đội vốn (thực) bình quân là 45% đối với đường sắt, 34% đối với hầm và cầu, 20% đối với đường bộ. Trong bộ mẫu gồm 208 dự án đường sắt và đường bộ, chín trên 10 dự án đường sắt ước tính quá cao lưu lượng giao thơng, trong đó lưu lượng hành khách thực tế bình quân thấp hơn 51% so với dự báo.

Nghiên cứu thêm về các con đập lớn cho thấy ba trên bốn đập lớn bị đội vốn theo giá cố định bằng nội tệ và chi phí thực bình qn cao hơn 96% so với dự tốn. Nghiên cứu trên cũng cho thấy các khu vực trên thế giới đều gặp tình trạng đội vốn một cách có hệ thống.

Do sai sót bị thiên lệch một chiều có hệ thống, yếu kém về kỹ thuật khơng thể lý giải cho thiên kiến trên. Lời giải thích có vẻ hợp lý là các chủ dự án và người hoạch định dự án đánh bóng dự án một cách có hệ thống để được duyệt vốn.

Nguồn:

“Lập kế hoạch và chính sách cho các dự án hạ tầng lớn: Vấn đề, nguyên nhân và cách xử lý”, Bent Flyvbjerg, Chuyên đề nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, số 3781, 2005.

“Chúng ta có nên xây thêm đập lớn? Chi phí thực tế của việc xây dựng siêu dự án thủy điện”, A. Ansar, B. Flyvbjerg, A. Budzier, và D. Lunn, Chính sách năng lượng, 2014.

64 QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠNG TẠI VIỆT NAM

117. Thơng lệ tốt địi hỏi phải có một bên độc lập thẩm tra lại khơng chỉ kết luận thẩm định, khuyến nghị, mà cả những những nghiên cứu được dùng làm luận cứ cho báo cáo nghiên cứu khả thi. Những giả định, dự báo và kết luận mà đơn vị chủ dự án đưa ra làm căn cứ cần được phản

biện để kiểm tra tính thực tế và tính chắc chắn. Hộp 11 tổng hợp lại những loại câu hỏi cần đặt ra cho dự án trong quá trình thẩm tra độc lập tại Pháp. Lý tưởng là việc thẩm tra độc lập cần được thực hiện một cách phù hợp với quy mô dự án, sao cho mức độ đánh giá là ít hơn đối với các dự án nhỏ hơn hoặc các dự án lặp lại.

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý đầu tư công tại Việt Nam Đánh giá và các ưu tiên cải cách để tháo gỡ các nút thắt (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)