1. 9.2 Đặc điểm của vận tải đường biển:
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp
2.1.2.1 Chức năng
Đại lý giao nhận vận chuyển hàng hóa XNK trong và ngoài nước
Môi giới vận tải cho các hãng vận tải đường biển, đường hàng không và đường bộ trong nước cũng như ngoài nước.
Thực hiện các dịch vụ thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK
Thực hiện việc gom hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau và phân phối hàng hóa.
Bên cạnh đó công ty không chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa
được đóng gói truyền thống ( như thùng bằng bìa cứng, thùng carton…) công ty còn vận chuyển các loại hàng hóa khác như hàng dễ vỡ, hàng tươi sống, hàng có khối lượng kích thước lớn…với sự đảm bảo rằng hàng sẽ được đóng gói một cách an toàn trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra công ty còn vận dụng phương thức vận tải đa phương thức, kết
hợp giữa vận chuyển bằng đường hàng không với vận chuyển bằng đường biển.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Đảm bảo việc vận chuyển giao nhận hàng hóa XNK nhanh chóng, chính xác, và kịp thời.
Đa đạng hóa sản phẩm cả về chất lượng, bao bì, mẫu mã,…để thu hút
khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hiểu rõ và nắm vững nguồn lực quốc gia cũng như hệ thống luật quốc tế. Tạo được uy tín và lòng tin khách hàng.
Có mối quan hệ giao lưu, hợp tác với hãng tàu, hãng hàng không và các công ty giao nhận khác.
Quản lý và phát triển nguồn vốn một cách có hiệu quả để đảm bảo có lợi nhuận góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mở rộng qui mô, đổi mới trang thiết bị để mang lại hiệu quả kinh doanh
cao, đồng thời không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển công ty
20
2.1.2.3 Quyền hạn của doanh nghiệp
Công ty được quan hệ giao dịch thương mại với tất cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo đúng luật định và các văn bản pháp qui dưới luật do chính phủ ban hành.
Được đàm phán ký kết hợp đồng giữa các đơn vị kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong nước, thực hiện các hợp đồng kinh tế XNK với đối tác nước ngoài trên cơ sở tự nguyện bình đẳng, hợp tác cùng có lợi theo đúng quy định nhà nước và pháp luật quốc tế.
Được xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài làm đại lý, ký gửi, dịch vụ giao nhận hàng hóa cho khách hàng, tiếp nận những thông tin về kinh tế và thị trường thế giới nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty tạo nguồn vốn kinh doanh bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ, đảm bảo tự trang trải trong các nghiệp vụ kinh doanh XNK, đồng thời mở rộng và phát triển các nguồn vốn của công ty.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Việt Tân: 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Việt Tân:
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Công ty VITACO với mục đích thành lập một cơ chế gọn nhẹ và đạt được hiệu quả cao trong công việc. Nên cách bố trí các phòng ban cũng khá đơn giản và phù hợp với hoạt động của công ty hiện nay.
Ban Giám đốc P.nhân sự hành chính P.kế toán P.tiếp thị kinh doanh P.giao nhận XNK
21
a) Ban Giám Đốc (Board Of Director)
Đứng đầu công ty là một giám đốc .Giám đốc công ty là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của mình.
Duới Giám Đốc là một Phó Giám Đốc nằm trong Ban Giám Đốc, Phó Giám Đốc phụ trách những lĩnh vực cụ thể, và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực ma mình phụ trách. Phó giám đốc được quyền quyết định các phần việc do giám đốc ủy quyền hoặc phân công và thay mặt giám đốc giải quyết các hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.
b ) Phòng nhân sự và Hành chính(Personnel & Administation Dept)
- Phòng nhân sự và hành chính phụ trách các công việc sau: - Thực hiện các công tác hành chính quản trị toàn công ty. - Quản lý toàn bộ nhân sự của công ty.
- Giải quyết các vấn đề về chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Đảm nhận công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực của công ty.
c. Phòng kế toán ( Accounting Dept)
Các nhân viên phụ trách các công việc sau:
• Thực hiện việc quản lý giám sát về mặt tài chính của công ty. • Quản lý các khoản thu và chi trong hoạt động của công ty
• Phối hợp các phòng ban thực hiện quản lý đúng mức các chế độ thu chi, kiểm tra, quyết toán tài chính đúng thời gian quy định.
• Thực hiện việc hoạch toán kết quả kinh doanh rõ rang, chính xác.
• Thực hiện quyết toán các khoản nợ, thuế, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên công ty.
d. Phòng tiếp thị và phát triển kinh doanh ( Marketing & Developing Dept)
Phòng đảm nhận công tác tiếp thị sản phẩm thủy hải sản và dịch vụ giao nhận. Ngoài ra, phòng có nhiệm vụ khuyếch trương, tìm kiếm thị trường sản phẩm và dịch vụ, mở rộng đầu tư, tạo dựng nhiều đối tác cho công ty.
22
e. Phòng giao nhận và XNK ( Imp & Exp Dept)
Có 18 người và chia thành hai bộ phận: Bộ phận Sales tại văn phòng và đội giao nhận vận chuyển hàng hóa tại sân bay ( Forwarding operation).
Phòng giao nhận và XNK thực hiện các công việc và các thủ tục giao nhận hàng hóa XNK bằng đường hàng không và đường biển cho khách hàng. Thực hiện công tác xuất hàng của công ty và nhập các trang thiết bị phục vụ cho đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, phòng có nhiệm vụ phối hợp với phòng tiếp thị và phát triển kinh doanh đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho công ty.
Nhận xét:
Bộ máy của công ty đã được tinh gọn và vẫn đảm bảo được khả năng điều hành tốt, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tiết kiệm chi phí quản lý, giảm chi phí kinh doanh. Mỗi bộ phận đều có người quản lý được trao nhiệm vụ và quyền hạn nhất định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những quyết định của mình. Các phòng ban và nhân viên cấp dưới có trách nhiệm thực thi những quyết định đó một cách nhất quán từ trên xuống dưới. Điều này tạo điều kiện cho các cá nhân, các phòng ban phát huy hết khả năng năng lực của mình, tạo cho công ty một sức mạnh vững chắc.
2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 2.2.1.1 Môi trường tự nhiên: 2.2.1.1 Môi trường tự nhiên:
Việt Nam là một trong các nước có điều kiện cho phát triển hệ thống Logistics trên thế giới. Điều kiện địa lý nước ta cho phép phát triển tất cả phương thức vận tải như đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là một quốc gia có trên 3.200 km bờ biển, cùng hệ thống cảng trải dài từ bắc vào nam, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế là một lợi thế vô cùng lớn để phát triển hệ thống logistics. Đường sắt Việt Nam nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế cũng là lợi thế so với nhiều quốc gia trên thế giới. .
Tiềm năng nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng trữ lượng lớn ước tính khoảng 2759 tấn với 1260 loài cá trong đó có trên 100 loài cá có giá trị kinh tế
23
cao với nhiều loại thủy sản có giá trị cao khác. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chỉ khai thác khoảng 40% nguồn lợi, như vậy còn một nguồn tài nguyên khá lớn, nhất là nhứng loài cá ở vùng biển xa bờ có giá trị cao nhưng chưa được khai thác. Với nguồn lợi thủy sản phong phú như vậy nếu khai thác kết hợp với bảo vệ nguồn lợi sẽ làm tăng nguồn lợi đánh bắt cũng như nguyên liệu cho chế biến đảm bảo cho ngành thủy sản đánh bắt lâu dài và bền vững.
Ngày nay do sự ô nhiễm môi trường, cũng với sự khai thác bừa bãi các nguồn lợi ven bờ do dùng chất nổ, xung điện, lưới có kích thước mắt nhỏ…đã làm cạn kiệt nguồn lợi, phá hoại môi trường sinh thái, đã làm giảm sút về nguồn lợi khai thác thủy sản trong những năm gần đây.
2.2.1.2 Môi trường kinh tế:
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Với những cố gắng vượt bậc, nền kinh tế nước ta đang có những cố gắng đáng kể,. với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gần đây là khá cao trung bình mỗi năm tăng trưởng từ 7 – 8%. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng giá trị xuất nhâp khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính đạt 39,44 tỷ USD tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu hàng hóa đạt 18,7 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 49,6% kế hoạch năm. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa tăng đã tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động giao nhận phát triển.
Đứng trên một góc nhìn khác, nhìn vào cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam thì cho thấy Việt Nam luôn nhập siêu và đây chính là thị trường khá tốt cho các công ty Logistics của Việt Nam. Trên thực tế thì mảng nhập khẩu cũng là thế mạnh của các công ty Việt Nam. Nếu như trước đây các nhà nhập khẩu, chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF thì đến nay các doanh nghiệp của chúng ta đang chuyển dần sang mua FOB và xuất khẩu theo điều kiện CIF. Điều này đã tạo cơ hội cho công ty khai thác vận tải và bảo hiểm phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì công ty luôn phải đối mặt với những diễn biến kinh tế phức tạp đặc biệt năm nay là năm lạm phát tăng mạnh lên tới 25%
24
khiến cho nhiều công ty phải lao dao, chứng khoán xuống đốc trầm trọng , giá dầu tăng mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước nói chung và công ty nói riêng, làm cho nhu cầu tiêu dùng hạn chế và xuất khẩu cũng có phần nào giảm tốc độ. Công ty giao nhận vận tải cũng chịu nhiều khó khăn do thường ký hợp đồng vận chuyển từ đầu năm mà thời điểm này giá dầu tăng và lạm phát cao khiến cho nhiêu công ty vận tải bị thiệt hại nặng nề.
2.2.1.3 Môi trường chính trị và pháp luật
Do vận tải những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về vận tải nội địa lẫn vận tải quốc tế dẫn đến nhu cầu điều chỉnh những vấn đề liên quan đến các bên, có liên quan đến vận chuyển hàng hóa và hành khách. Để có cơ sở pháp lý liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và đường biển đảm bảo an toàn và khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng về hàng không và đường biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế thì luật Việt Nam đã quy định những quan hệ pháp lý có liên quan đến hoạt động sử dụng máy bay, tàu biển vào các mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa khai thác hiệu quả về tiềm năng hàng không và đường biển. Với hệ thống pháp luật như vậy sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển hoạt động logistics.
Để tạo điều kiện thuận lợi ấy, đẩy mạnh hoạt động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, những năm quan nhiều chính sách cua Nhà nước ban hành có sức hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư nựớc ngoài trong mọi lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành giao nhận vận tải . Các công ty kinh doanh logistics nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức – đây cũng là thuận lợi cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong việc ứng dụng và phát triển logistic trong hoạt động kinh doanh của mình, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức, cạnh tranh.
Tình hình chính trị nước ta trong thời gian qua rất ổn định là điều kiện tốt để khách hàng nước ngoài tin tưởng, yên tâm đặt quan hệ mua bán và đẩu tư vào
25
2.2.1.4 Môi trường khoa học công nghệ
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng và phát triển logistics. Hiện nay ở Việt Nam mặc dù còn nhiều hạn chế song có thể thấy hệ thống cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sông cũng như các phương tiện vận chuyển và những công trình trang thiết bị phụ trợ như kho bãi, thiết bị xếp dỡ… đã được đổi mới, cải tạo và nâng cấp. Theo tài liệu về bộ giao thông vận tải về “ Xây dựng tổng đồ hệ thống giao thông vận tải phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và tài liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư về “ Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải Việt Nam” cho thấy diện mạo của giao thông vận tải Việt Nam thời gian qua có nhiều thay đổi tích cực. Về hàng không có 3 sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng là trung tâm của ba miền, ngoài ra còn có hệ thống các sân bay vệ tinh tạo thành cụm cảng hàng không cho khu vực rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. Các tuyến vận tải hàng không quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Ngày càng có những máy bay hiện đại như Boing,… đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và sánh được với thế giới.
Về cảng biển từ bắc vào nam là hệ thống cảng biển như ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh….Hệ thống cảng biển rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa ra quốc tế. Có đến 90% hàng hóa được vận chuyển qua đường biển, điều nay cho thấy càng phải đầu tư công nghệ vào hệ thống cảng biển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn. Tuy nhiên do phát triển cảng biểm một cách ồ ạt như vậy mà chất lượng nhiều cảng không đạt chất lượng như quá nông, nên nhiều tàu lớn không thể cập cảng được.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử Việt Nam hiện nay cũng là yếu tố rất thuận lợi cho phát triển Logistics trong các doanh nghiệp nói chung, và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận ( GNVT) nói riêng. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện tử đã mở ra cơ hội lớn cho các DNGNVT và logistics khả năng giảm chi phí, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
26
2.2.1.5 Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của DN, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả luồng hàng và việc cất giữ hàng hóa và các thông tin liên quan từ giai đoạn khởi đầu cho tới khi tiêu thụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Như vậy trong hoạt động dịch vụ cũng như hoạt động logistics thì mục tiêu cuối cùng đều nhằm vào khách hàng và nhằm vào sự thỏa mãn tối đa của khách hàng. Do vậy công ty cần quan tâm đến hiệu quả khách hàng, cần xác định được nhu cầu và ước muốn khách hàng đối với dịch vụ logistics, thiết lập mức độ dịch vụ khách hàng, nhận biết sự phản ứng của khách hàng đối với dịch vụ mà công ty cung cấp. Do đặc thù của công ty là dịch vụ giao nhận hàng hóa nên mức độ hài lòng của khách hàng được đánh giá qua chỉ tiêu như sự tiện lợi, nhanh chóng đóng gói hàng hóa, làm thủ tục hải quan, làm chứng tư…hàng hóa được đảm bảo an toàn, không hư hỏng, mất mát và đến