1. 9.2 Đặc điểm của vận tải đường biển:
2.2.1.2 Môi trường kinh tế:
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Với những cố gắng vượt bậc, nền kinh tế nước ta đang có những cố gắng đáng kể,. với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gần đây là khá cao trung bình mỗi năm tăng trưởng từ 7 – 8%. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng giá trị xuất nhâp khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính đạt 39,44 tỷ USD tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu hàng hóa đạt 18,7 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 49,6% kế hoạch năm. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa tăng đã tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động giao nhận phát triển.
Đứng trên một góc nhìn khác, nhìn vào cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam thì cho thấy Việt Nam luôn nhập siêu và đây chính là thị trường khá tốt cho các công ty Logistics của Việt Nam. Trên thực tế thì mảng nhập khẩu cũng là thế mạnh của các công ty Việt Nam. Nếu như trước đây các nhà nhập khẩu, chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF thì đến nay các doanh nghiệp của chúng ta đang chuyển dần sang mua FOB và xuất khẩu theo điều kiện CIF. Điều này đã tạo cơ hội cho công ty khai thác vận tải và bảo hiểm phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì công ty luôn phải đối mặt với những diễn biến kinh tế phức tạp đặc biệt năm nay là năm lạm phát tăng mạnh lên tới 25%
24
khiến cho nhiều công ty phải lao dao, chứng khoán xuống đốc trầm trọng , giá dầu tăng mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước nói chung và công ty nói riêng, làm cho nhu cầu tiêu dùng hạn chế và xuất khẩu cũng có phần nào giảm tốc độ. Công ty giao nhận vận tải cũng chịu nhiều khó khăn do thường ký hợp đồng vận chuyển từ đầu năm mà thời điểm này giá dầu tăng và lạm phát cao khiến cho nhiêu công ty vận tải bị thiệt hại nặng nề.