1. 9.2 Đặc điểm của vận tải đường biển:
2.3.1.3.4 Mở tờ khai hải quan:
Mở tờ khai hải quan bao gồm hai công việc là chuẩn bị hồ sơ hải quan và mở tờ khai hải quan. Chuẩn bị hồ sơ hải quan được làm ngay tại văn phòng, còn mở tờ khai hải quan được làm thủ tục tại cơ quan Hải quan hàng không ở số 51 Trường Sơn,quận Tân Bình .
a. Chuẩn bị hồ sơ hải quan:
Nhân viên làm công việc này chỉ việc chuẩn bị hồ sơ ngay tại văn phòng công ty và lấy các số liệu như số lượng hàng gửi, địa chỉ người nhận, người gửi, chuyến bay đã đặt chỗ….từ phòng kinh doanh và lập một số giấy tò sau:
1. Một phiếu tiếp nhận và theo dõi thời gian làm thủ tục hải quan.
2. Một giấy giới thiệu nhân viên công ty Vitaco đến làm thủ tục hải quan. 3. Một hóa đơn thương mại.
4. Phiếu đóng gói.
5. Hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu(bản chính).
Giới thiệu tờ khai hải quan cho lô hàng đã được ký kết trong giai đoạn đầu: Tờ khai hải quan xuất khẩu có màu hồng nhạt in chữ XK chìm giữa mặt trước của tờ khai.
51
Một bản lưu hải quan và một bản lưu người khai hải quan.
Mặt trước của tờ khai gồm 20 mục ( từ 1 đến 20) đây là phần dành cho người khai hải quan kê khai. Chỉ có 2 ô đầu tiên bên phải là phần xác nhận của hải quan. Mặt sau của tờ khai là phần dành cho kiểm tra hải quan, đồng thời có chữ ký của đại diện doanh nghiệp và cán bộ kiểm hóa ( từ mục 21 đến 23 là phần kiểm tra về hàng hóa, từ mục 24 đến 27 là phần kiểm tra lại của cơ quan hải quan).
3 ô trên cùng
• Ở bên trên góc trái của tờ khai: là tên cơ quan nơi làm thủ tục hải quan, ghi tên cục hải quan tỉnh, thành phố, tên chi cục hải quan cửa khẩu, hoặc chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan. Vì ở đây lô hàng này xuất khẩu bằng đường hàng không tại thành phố Hồ Chí Minh nên ở đây là:
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục Hải Quan : TP HCM
• Ô ở giữa: dành cho hải quan tiếp nhận ghi số tờ khai
• Ô bên góc phải: dành cho hải quan tiếp nhận ký tên, đóng đấu.
Phần A
• Ô 1: Người xuất khẩu: điền đẩy đủ mã số thuế, tên, địa chỉ • Ô 2: Người nhập khẩu: tên, địa chỉ, điện thoại.
• Ô 3: Người ủy thác( nếu xuất khẩu ủy thác thì ghi tên công ty ủy thác kèm theo địa chỉ, nếu không để trống)
• Ô 4: Đại lý làm thủ tục hải quan: ( nếu có thì ghi mã số thuế, tên, địa chỉ của đại lý)
• Ô 5: Loại hình: Ở đây công ty xuất hàng kinh doanh và không thuế nên đánh dấu vào ô KD và ô không thuế.
• Ô 6: Giấy phép( nếu có)
• Ô 7: Hợp đồng số ( 11VT- SY/2008), ngày, tháng, năm kí kết ( 28/03/2008) và hết hạn hợp đồng ( 31/12/2008)
• Ô 8: Nước nhập khẩu ( CHINA)
• Ô 10: Điều kiện giao hàng ( FOB/HCMC)
• Ô 11: Tỷ giá tính thuế: 15805 ( tính theo tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố hằng ngày)
52
• Ô 13-18: Tên hàng, quy cách phẩm chất ( chi tiết về tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, đơn vị tính)
Lô hàng cua sống theo như trên tờ khai thì có mã số hàng hóa là 03062400, được đóng 21.0kgs/CTN, 1470kgs được đóng trong 70CTNS, trọng lượng cả bì (GW) là 1806kgs.
• Ô 20: (phần cam kết, ký tên, đóng dấu, họ tên và chức danh của người khai báo, ngày khai báo)
Lưu ý: Tất cả các nội dung trên hai tờ khai phải giống nhau hoàn toàn. Trên tờ khai lượng hàng có thể bằng trên hợp đồng, nhưng thường là nhỏ hơn vì công ty và nhà nhập khẩu ký hợp đồng này để xuất hàng trong thời gian dài, thường hợp đồng có giá trị 1 năm.
Bộ hồ sơ hải quan của lô hàng Cua sống này là hàng mậu dịch nên phải chuẩn bị đầy đủ và nhân viên khai hải quan phải điền chính xác các thông tin lên tờ khai do Tổng cục hải quan phát hành.
Còn đối với hàng phi mậu dịch cá nhân thì không cần phải chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan, mà chỉ có hàng xuất đi, nhân viên giao nhận của công ty sẽ mang hai tờ khai hàng hóa XK phi mậu dịch tới đăng ký trực tiếp với cơ quan hải quan tại cửa khẩu xuất hàng. Đối với hàng phi mậu dịch cơ quan thì phải chuẩn bị hồ sơ khai báo như hàng mậu dịch.
b. Đăng ký tờ khai:
Nhân viên giao nhận của công ty sau khi chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan như trên sẽ tiến hành việc đăng ký tờ khai hải quan tại hải quan Tân Sơn Nhất. Nhân viên công ty sẽ mang bộ hồ sơ khai báo hải quan nộp vào nơi đăng ký tờ khai cho cán bộ tiếp nhận tờ khai hải quan.
Cán bộ hải quan này tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra tư cách pháp lý
của doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp xem có nợ thuế hay không cũng như số lượng và chủng loại của bộ chứng từ, sự đồng bộ và đầy đủ của bộ tờ khai, tính chính xác trong việc kê khai trên tờ khai so với chứng từ liên quan khác.
Sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ, cán bộ hồ sơ hải quan nhập dữ liệu vào máy vi tính. Khi đã điền đầy đủ các dữ liệu, trên máy sẽ hiện lên số tờ khai, cán bộ hải quan sẽ viết số tờ khai đó vào hai tờ khai và vào phiếu tiếp nhận. Sau đó sẽ trả lại cho người đi khai hải quan tờ phiếu tiếp nhận, là cơ sở để nhân viên công ty nhận lại bộ hồ sơ khi làm thủ tục hải quan.
53
Cán bộ hải quan sẽ ký tên và đóng dấu lên tờ khai.
Sau đó bộ hồ sơ của công ty sẽ được nhân viên hải quan trình lên lãnh đạo hải quan cửa khẩu để quyết định tỷ lệ kiểm hóa. Lô hàng cua sống này kiểm tra xác xuất 10%.
Hồ sơ hải quan sau khi đã đăng ký, không được bổ sung, sửa đổi, tấy xóa. Trường hợp, trước khi kiểm hóa, người làm thủ tục hải quan muốn sửa đổi, bổ sung thì phải có công văn gửi cơ quan hải quan nơi làm thủ tục trình bày rõ lý do. Nếu cơ quan hải quan xem xét thấy hợp lý sẽ chấp nhận cho sửa đổi, bổ sung.
Nhận xét:
So với nhiều giai đoạn khác thì ở giai đoạn này diễn ra khá suôn sẻ là vì do công ty đã có thâm niên trong ngành nên cơ quan hải quan cũng đã biết mặt và tin tưởng. Tuy nhiên đây cũng là một giai đoạn tốn khá nhiều chi phí và thường là chi phí bồi dưỡng hải quan. Tương ứng với một bộ hồ sơ gửi hàng thì công ty cũng phải bồi dưỡng một số tiền nhất định cho cơ quan hải quan. Đây là một thực trạng tồn tại trong ngành hải quan và công ty cũng không thể làm khác được.
Nhân viên lập hồ sơ hải quan là nữ nên khá cẩn thận và kỹ lưỡng, do đó ít xảy ra các sai sót hay nhầm lẫn. Và nếu có sai sót thì cũng dễ khác phục do công ty nằm ngay cơ quan hải quan ( cách 1km).