1. 9.2 Đặc điểm của vận tải đường biển:
2.3.1.3.6 Xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O:
C/O được xin cấp tại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp, chi Nhánh Tp.HCM-171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM. Và được cấp tại sở Thương mại ở đường Bến Chương Dương, quận 1.
Tùy từng loại mặt hàng xuất khẩu và nước dành ưu đãi mà có các loại C/O khác nhau và công ty thường sử dụng một số loại C/O sau:
- C/O form E: đây là loại C/O dành cho hàng hóa xuất xứ từ các nước thuộc khối ASEAN, được hưởng ưu đãi thuế quan theo “ Hiệp định chung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của nội bộ khối ASEAN”.
- C/O form A: dành cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước có chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP ( General System Preferen ces)
- C/O form B: dùng cho tất cả các loại hàng hóa đi các nước. - C/O form T: dành cho dệt may vào các nước.
Lô hàng cua sống xuất sang thị trường Trung Quốc và theo yêu cầu của người nhập khẩu C/O là form B.
Hồ sơ xin cấp C/O bao gồm:
55
- Đơn đề nghị C/O trước bổ sung tờ khai hàng xuất sau theo mẫu của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam: 01 bản chính.
- Công văn cam kết xuất xứ hàng hóa theo mẫu của Phòng TM và CNVN:01 bản chính.
- Invoice và Packing List - Không vận đơn (AWB) - Tờ khai hải quan
Do C/O cấp trước khi giao hàng nên trên đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ ghi nợ “ Không vận đơn” và “ Tờ khai”.
Lượng Cua Sống mô tả trên C/O là lượng thực xuất luôn nhỏ hơn lượng khai trên tờ khai. Ngoài ra trên C/O có ghi phương tiện vận chuyển, phi trường đi, phi trường đến, tên người gửi, người nhận.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên nhân viên công ty sẽ mang đến Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam để cán bộ có thẩm quyền tại đây kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ họ sẽ cấp C/O cho lô hàng. Trên C/O phải có chữ ký của đại diện Phòng Thương Mại cũng như của đại diện công ty.
Nhận xét:
Tuy công việc nhìn có vẻ rất nhẹ nhàng nhưng nhân viên công ty rất mệt mỏi. Vì sau khi làm xong bộ hồ sơ C/O thì phải đi nộp. Nhưng tùy theo từng hồ sơ C/O mà phải đi nộp ở những nơi khác nhau và phải chờ ít nhất là 6 tiếng thì bộ C/O mới được cơ quan kiểm tra và kiểm duyệt xong. Như vậy ít nhât là 1 ngày cũng phải đi lại 2 lần và đó là chưa kể đến kiểm tra và phát hiện sai sót thì bị trả về, làm lại bộ hồ sơ.
Hiện nay phụ trách công việc này là một nhân viên mới ra trường, còn trẻ và ít có kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc nên sai sót xảy ra rất nhiều, và làm mất nhiều thời gian có khi còn ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn khác của quy trình xuất khẩu hàng hóa.