II. Nhiệm kỳ thứ hai (2009-2014): phát triển và trưởng thành
3. Phát triển môi trường nghiên cứu tích cực
cứu tích cực
Nhiệm vụ chính trong hoạt động KHCN
của Nhà trường giai đoạn này là khai thác
có hiệu quả tiềm lực KHCN với cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư như các phịng thí nghiệm mục tiêu trực
thuộc trường và các phịng thí nghiệm chuyên đề tại các khoa; phát triển các nghiên cứu tập trung hướng tới các sản phẩm nghiên cứu có hàm lượng, chất
lượng KHCN cao được xã hội thừa nhận,
có khả năng thương mại hóa và nâng cao chỉ số bài báo công bố quốc tế; tăng
nguồn thu từ hoạt động KHCN để đạt tỷ
lệ ngân sách hoạt động của Nhà trường
6/3/1 (Đào tạo/KHCN/Dịch vụ).
Các nhóm nghiên cứu tiếp tục được phát
triển, tồn trường có 16 nhóm trong đó có 2 nhóm được ĐHQGHN cơng nhận là nhóm nghiên cứu mạnh. Nhà trường tiếp
tục các chính sách hỗ trợ, khuyến khích
các hoạt động nghiên cứu tạo điều kiện cho cán bộ khoa học và giảng viên đăng
ký thực hiện các đề tài nhiệm vụ nghiên cứu từ các chương trình KHCN trọng điểm
của Nhà nước, từ các tập đồn cơng nghệ, cơng nghiệp trong và ngồi nước và từ các chương trình nghiên cứu phát triển
KHCN của Hà Nội và các địa phương khác.
Nhờ đó, trong giai đoạn này, nguồn kinh phí nghiên cứu tính bình qn cho một
giảng viên cơ hữu hằng năm đều đạt trên 93,7 triệu đồng, trong đó tới 80% nguồn
kinh phí là từ các cơ sở ngoài ĐHQGHN với tổng số 05 đề tài thuộc các chương trình
KC, 02 đề tài nghị định thư, 01 đề tài phối
hợp với ĐHQG TPHCM.
Chất lượng của hoạt động nghiên cứu đã có sự chuyển biến rõ rệt qua từng năm
với số bài báo khoa học cơng bố xuất bản
trên các tạp chí quốc tế, các hội nghị quốc tế tính bình qn trên một giảng viên cơ
hữu đạt 1,47 bài/năm, tăng gần 2 lần so
với giai đoạn trước, năm 2013 đạt 2 bài/ giảng viên. Nhà trường đã phát triển và
hình thànhnhiều sản phẩm KHCN như (1) Khối tổ hợp công suất phát 8 đường dùng
cho máy nhận biết mã chủ quyền quốc gia,
Cúp Vàng tại Techmart 2012); (2) Cảm biến đo và xác định chiều
của từ trường trái đất, sản phẩm của đề tài thuộc chương trình
nghiên cứu KHCN Vũ trụ (đoạt Cúp Vàng tại Techmart 2012);
(3) CoMoSy - Hệ thống trên chip
dùng trong đo lường, điều khiển
và giám sát môi trường dựa trên
công nghệ FPGA, sản phẩm của đề tài PUF.08.06, đang được hoàn thiện và đã ký thỏa thuận
hợp tác chuyển giao để triển khai rộng rãi trên toàn quốc (Sản phẩm được Giám đốc ĐHQGHN
tặng bằng khen tại triển lãm thành tựu KHCN kỷ niệm 20
năm thành lập ĐHQGHN); (4) Hệ
thống cửa tự động lắp cho biệt
thự, sản phẩm nghiên cứu của đề
tài KC.03.12/06-10; (5) Hệ thống
thu thập và Phân tích quan điểm cộng đồng mạng đối với các sản phẩm thương mại, sản phẩm của
đề tài KC.01.TN04/11-15; (6) Hệ thống cung cấp video 360 độ
trên bản đồ trực tuyến cho một số đường phố chính của Hà Nội, sản
phẩm của đề tài KC.01.TN11/11- 15; (7) Hệ thống đo tự động từ xa
các thông số của bệnh nhân. Sản
phẩm là một phần kết quả của
đề tài QGTĐ.05.09 và đề tài TC-
CN/03-06-2, đã được Cục SHTT
cấp bằng độc quyền về Giải pháp
hữu ích; (8) Đi-ốt phát quang hữu cơ OLED. Sản phẩm của đề tài
NCCB-ƯD; (9) Vi mạch mã hóa tín
hiệu video H.264/AVC. Sản phẩm của đề tài QGĐA.10.02; (10) Hệ thống tự động hoá phục vụ cảnh
báo, giám sát và điều hành cho
hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến được triển khai thử nghiệm
tại Đài Truyền hình Hà Nội. Sản
phẩm của đề tài cấp Sở KH&CN
Hà Nội Mã số ĐL/04-2011-2; (11)
Phần mềm đào tạo điện tử (E- learning) hướng nghiệp phục vụ người khiếm thị, hiện đang được triển khai thử nghiệm tại
Hội người khiếm thị Thành phố Hà Nội. Sản phẩm của đề tài cấp Bộ Thông tin – Truyền thông năm 2012; (12) Hệ thống thông
tin phục vụ tác nghiệp trong các
tình huống khẩn cấp. Sản phẩm
là một phần kết quả của đề tài
do Trung tâm Hỗ trợ và Nghiên
cứu châu Á tài trợ năm 2012 và đề tài QG.13.06; (13) Bản đồ gen
của các loài sinh vật quan trọng ở
Việt Nam, đặc biệt là bản đồ gen người Việt Nam (xây dựng từ dữ liệu gen được công bố bởi dự án quốc tế “1000 Hệ Gen Người”). Sản phẩm là một phần kết quả của đề tài QKHCN.13.01.
Trong giai đoạn này, hoạt động
sở hữu trí tuệ được quan tâm
phát triển. Nhà trường đã có 06 sản phẩm hồn thiện hồ sơ đăng
ký sở hữu trí tuệ, đang trong giai
đoạn thẩm định của Cơ quan có thẩm quyền.Trường ĐHCN được
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ và Phát minh Thế giới (WIIPA) giao làm đầu mối tại Việt Nam lựa chọn
và giới thiệu sản phẩm sáng chế, phát minh thanh thiếu niên dự
Triển lãm IYIE, đã đạt giải thưởng
cao năm 2012, 2013. Năm 2011, Trường có sản phẩm đạt Huy chương Đồng tại Chợ Công nghệ và Triển lãm Phát minh Sáng chế
Quốc tế của WIIPA tại Đài Loan.
Hằng năm, Trường ĐHCN còn là đơn vị đăng cai và phối hợp với các đơn vị khác ở trong nước tổ chức nhiều sự kiện, nhiều hội thảo, hội nghị khoa học quốc
tế trên các lĩnh vực KHCN liên quan như ATC, KSE, ICDV, RIVF, NANOMATA, ICEMA... Các nhà
khoa học của Trường cũng
đóng góp rất tích cực vào các hoạt động trao đổi học thuật và các hoạt động của các hiệp
hội nghề nghiệp khác. Khoa
ĐTVT là địa chỉ văn phòng trị
sự của Tạp chí Điện tử - Truyền thơng (JEC). Trường ĐHCN đã đề xuất và được ĐHQGHN giao nhiệm vụ xây dựng Chuyên
san Công nghệ Thông tin và
Truyền thông (JCSE) xuất bản bằng Tiếng Anh có tiềm năng
trao đổi giao dịch quốc tế, đã
xuất bản số đầu tiên vào tháng 7/2014. Nhà trường cũng được Hiệp hội Kỹ sư Điện, Điện tử và Truyền thông Nhật Bản (IE- ICE) làm đầu mối thành lập
Chi nhánh Hiệp hội này tại Việt Nam và văn phòng Chi nhánh
IEICE Vietnam Section đã được
thiết lập tại Trường ĐHCN. Nhà trường đã chủ động đề
xuất, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền nhiều dự án đầu tư KHCN nhằm tăng cường thêm tiềm lực KHCN của trường,
củng cố các hướng nghiên cứu đã được thiết lập và mở ra các hướng nghiên cứu và đào tạo mới có tính liên ngành cao. Trong giai đoạn này, Nhà trường tập trung triển khai Dự
án Giáo dục Đại học 2 – TRIG
phát triển các hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực mạng và truyền thông với
tổng kinh phí 1,5 triệu USD
(đã hoàn thành), nhờ dự án
này hạ tầng CNTT-TT của Nhà trường tiếp tục được nâng
cấp, Trường ĐHCN là đơn vị
đầu tiên trong ĐHQGHN cấp đầy đủ tài khoản email cho người học, hệ thống wifi phủ
khắp các giảng đường; tham gia thực hiện Dự án Nanô ứng
dụng của ĐHQGHN, nhiệm vụ của trưởng có kinh phí 22 tỷ
đồng (đã hoàn thành); thực
hiện Dự án “Dự án đầu tư phát
triển cơng nghệ tích hợp giám
sát hiện trường tai biến phục vụ ra quyết định nhanh và chính xác” với tổng kinh phí 70 tỷ đồng (đang triển khai). Ngoài ra, Nhà trường cũng trình ĐHQGHN xem xét đưa vào kế hoạch năm 2015-2017 dự án đầu tư chiều sâu về khoa học tính tốn và xử lý dữ liệu lớn với 21,3 tỷ đồng; dự án xây
dựng hệ thống phát triển công
nghệ lĩnh vực cơ học kỹ thuật
và tự động hóa với kinh phí
62,8 tỷ đồng; dự án xây dựng
Phịng thí nghiệm Thực hành
liên ngành Cơ - Điện - Điện tử 30 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào
tạo và phát triển nguồn nhân
lực an tồn, an ninh thơng tin
đến năm 2020” (Quyết định
số 99/QĐ-TT ngày 14/1/2014). Trường ĐHCN là một trong bảy cơ sở đào tạo trọng điểm
được giao nhiệm vụ tham gia
đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực này, kinh phí dự kiến triển
khai là tại 35 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn lực góp phần tăng cường tiềm lực KHCN của Nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Trường ĐHCN theo định hướng đại học ng-
hiên cứu tiên tiến.
Với những kết quả
trên, Trường ĐHCN đã đạt
được những bước tiến đáng
kể trong việc phát triển mơi trường nghiên cứu tích cực. Năng lực nghiên cứu của Nhà trường được khẳng định và
phát huy rõ rệt đồng thời cũng được cộng đồng KHCN trong
và ngồi nước cơng nhận và đánh giá cao.