- Thưa thầy, nhân kỷ niệm 15 năm ngày truyền thống
Thưa thầy, tiền đề giúp việc thúc đẩy thành lập trường ĐHCN như
đẩy thành lập trường ĐHCN như thế nào?
Ngay khi GS. Nguyễn Văn Đạo rời Viện
HL KH&CN Việt Nam sang công tác tại
ĐHQGHN đã bàn bạc và thống nhất với
GS. Đặng Vũ Minh lúc đó là Giám đốc của Viện KH&CN Việt Nam trước đây và ký kết
văn bản thỏa thuận hợp tác đào tạo và
nghiên cứu giữa ĐHQGHN và Viện KH&CN
Việt Nam trước đây. Có thể nói đây là văn
bản mở đầu cho sự hợp tác tương đối rõ ràng giữa hai cơ sở lớn về nghiên cứu và đào tạo. Thế nhưng theo theo dõi của tôi đến tận năm 1997 mới ra đời được một tổ chức đầu tiên với tư cách pháp nhân
để thực hiện biên bản hợp tác đó. Đó là sự ra đời của Trung tâm hợp tác đào tạo và bồi dưỡng Cơ học - một tổ chức phối
thuộc giữa Viện HL KH&CN Việt Nam và
ĐHQGHN. Do ĐHQGHN ra quyết định thành lập, bổ nhiệm giám đốc trên cơ sở
đồng ý của Viện và đặt trụ sở tại Viện Cơ học và tập hợp đội ngũ giảng viên, nhà
nghiên cứu không chỉ của Viện Cơ học mà
của nhiều cơ sở nghiên cứu và ứng dụng
đây của các cơ sở khác ở Hà Nội để làm
một nhiệm vụ đứng ra tổ chức phối hợp đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trình độ cao về cơ
học. Trung tâm hoạt động có hiệu quả và
mang lại kết quả ban đầu cho việc phối
hợp đào tạo đó.
Nhưng thực ra mà nói trung tâm ấy cũng chỉ là hình thức ban đầu, sự kết hợp chưa
thực sự chặt chẽ. Chính năm 2004, Viện HL
KH&CN Việt Nam và ĐHQGHN đã chính
thức được chính phủ cho phép phối hợp khoa Công nghệ và Trung tâm thành một
tổ chức mới tầm cỡ cao hơn với nhiệm vụ
lớn hơn. Đó là trường Đại học Cơng nghệ.