II. Nhiệm kỳ thứ hai (2009-2014): phát triển và trưởng thành
4. Xây dựng môi trường hợp tác trao đổi rộng mở, năng
hợp tác trao đổi rộng mở, năng động, thân thiện và hiệu quả
Trường ĐHCN tiếp tục là đơn vị giáo dục đại học hàng đầu phát triển một
cách có hiệu quả các quan hệ liên kết,
hợp tác bền vững với các viện nghiên cứu thành viên của Viện HL KH&CN VN (Viện CNTT, Viện Khoa học Vật liệu, Viện
Cơ học, ...) và đối tác công nghệ và công
nghiệp truyền thống như Tập đoàn IMI. Nhà trường cũng mở rộng các quan hệ
hợp tác này sang một số viện nghiên cứu phát triển tại một số cơ sở doanh nghiệp cơng nghệ khác (Viện Nghiên cứu Cơ khí,
Cơng ty HIPT, Tinh Vân, Lạc Việt, FSOFT...)
ở trong nước và khai thác tốt các quan hệ hợp tác này cho các hoạt động đào tạo.
Hợp tác với Viện cơ học là hợp tác chiến lược của Nhà trường. Trong giai đoạn này, Nhà trường đã làm sâu sắc hơn,
bền vững hơn và thực chất hơn mơ hình ”khoa phối thuộc” mà các Hiệu trưởng
tiền nhiệm đã tạo dựng. PGS.TS Nguyễn
Ngọc Bình đã đề xuất phát triển khoa phối thuộc theo mơ hình ”2+X”trong đó nên tảng hợp tác, phát triển khoa CHKT&TĐH
là Trường ĐHCN và Viện Cơ học, Trên nền
tảng này, Trường và Viện cùng phát triển các đối tác mới cho khoa CHKT&TĐH như Tập đoàn IMI, Viện Nghiên cứu Cơ khí,
Trung tâm Vệ tinh Quốc gia,...Mơ hình
nàylà cách đi đúng, sáng tạo, hiệu quả cho tất cả các bên liên quan. Nhà trường cùng
với Viện cơ học đã tổ chức các Hội thảo về mơ hình này vào năm 2010 và năm 2013,
được ĐHQGHN, Viện HL KH&CN VN và các Bộ, ngành đánh giá cao, xem như hình
mẫu về hợp tác Trường-Viện ở Việt Nam.
Nhà trường cũng chú ý phát triển
hợp tác với Viện CNTT thuộc ĐHQGHN. Hiệu trưởng Nhà trường trong nhiều giai
đoạn đồng thời là Phụ trách Viện CNTT,
một Phó chủ nhiệm Khoa CNTT giữ chức
Phó Viện trưởng Viện CNTT, đã tích hợp các hoạt động nghiên cứu và đào tạo của
Khoa CNTT với Viện CNTT, đã xây dựng và
tạo điều kiện để Viện CNTT tổ chức đào
tạo thạc sĩ hệ thống thông tin quản lý, xây
dựng các phịng thí nghiệm nghiên cứu liên kết, v.v. Tuy nhiên, hiệu quả của hợp
tác chưa cao vì những lý do khác nhau. Nhà trường cũng có quan hệ và hợp tác tốt với Viện Tin học Pháp ngữ IFI. Gần đây,
có quan hệ hợp tác nhiều triển vọng với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học.
Nhà trường tiếp tục là địa chỉ thu hút nhiều sự quan tâm hợp tác của các
đơn vị tổ chức đào tạo, nghiên cứu từ nước ngoài. Trong giai đoạn 2009-2014, Trường ĐHCN đã thiết lập mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi tới các trường đại học nước
ngoài như: Trường Đại học Kanazawa, Osaka, Saga, Toyohashi, Kyoto, Chiba... (Nhật Bản), Trường Đại học Yuan Ze (Đài
Loan, Trung Quốc), Trường Đại học Dub-
lin (Ireland...), Trưởng Đại học Công nghệ Sydney, McQuarry (Úc), San Diego State University, ĐH Houston-Clearlerk, ĐH Chicago (Hoa Kỳ)... cùng với một loạt các
trường, viện đào tạo và nghiên cứu trên
lĩnh vực Công nghệ Thông tin và An tồn
Thơng tin của CH Liên bang Nga như ĐH
Quốc gia Lomonosov (MGU), ĐH Bauman, ĐH Vật lý Kỹ thuật Moscow, Trường Đại học Kỹ thuật St. Peterburg (LETI). Các hoạt
động hợp tác trao đổi quốc tế đã được chuyển giao thực hiện trực tiếp tại các đơn vị đào tạo và nghiên cứu ở các khoa. Đặc biệt, từ tháng 6 năm 2011, Trường
ĐHCN đã trở một trong bốn thành viên sáng lập Mạng lưới Đào tạo Nghề Châu
Á (Asian Professional Education Network - APEN) và là đầu mối chi nhánh Việt Nam của APEN, đồng thời đã triển khai nhiều hoạt động hữu ích tại Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động của APEN, nhất là trong việc xúc tiến các hoạt động hợp tác chuyển giao công nghệ giữa các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản với các đối tác Việt Nam. Nhà trường tham gia mạng
thông tin Á- Âu giai đoạn 2 (TEIN2), được sử dụng đường truyền tốc độ cao kết nối với các trung tâm đại học lớn phục vụ đào
hằng năm Nhà trường khoảng 100 lượt
cán bộ, sinh viên được cử đi trao đổi, ng-
hiên cứu, học tập ở nước ngồi trong đó 60% số lượt do đối tác nước ngoài tài trợ.
Tỷ lệ giảng viên được tạo điều kiện đi trao đổi ở nước ngoài 2 năm/lần khoảng 50%.
Nhà trường cũng đã thành lập và
đưa vào hoạt động Trung tâm Liên kết Đào
tạo, Dịch vụ và Chuyển giao Tri thức Khoa học Công nghệ (TSK) nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động liên kết, hợp tác với các cơ sở sản xuất kinh doanh,
phát huy hiệu quả các hoạt động nghiên
cứu và đào tạo của Nhà trường vào xã hội.
Trong thời gian vừa qua, Nhà trường đã tích cực mở rộng và khai thác sâu hơn các quan hệ hợp tác liên kết với các tập đồn cơng nghệ, cơng nghiệp quốc tế có danh tiếng qua một số hoạt
động cụ thể là triển khai các dự án ng-
hiên cứu và đào tạo với hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác từ các đối tác này như: Dự
án nghiên cứu của Tập đoàn NEC (2009-
2011), Panasonic (2010-2012) và các tập đoàn Toshiba, Mitani Sangyo (hằng năm),
Dự án hợp tác với công ty Human Reso-
cia của Nhật Bản cấp học bổng đào tạo nhân lực (học Tiếng Nhật) cho sinh viên
kỹ thuật của Trường ĐHCN và Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, thiết lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Công nghệ
Xuất sắc IBM-UET (IBM-UET Center of Ex- cellence) tại trường, triển khai giảng dạy
và cấp chứng chỉ nhiều chuyên đề công nghệ cho hàng trăm sinh viên Trường ĐHCN và các đơn vị đào tạo khác tại Hà
Nội. Văn phòng VNU-JAIST đặt tại Trường ĐHCN tiếp tục hoạt động hiệu quả... Tổng kinh phí thu hút được từ các hoạt động này đạt gần 2 tỷ đồng. Tháng 8/2014, Tập
đoàn SamSung tại Việt Nam đã tài trợ Nhà
trường 1 phịng máy tính phục vụ công
tác thực hành (40 máy) và đào tạo bổ trợ công nghệ cho sinh viên, tặng học bổng cho 20 sinh viên mỗi suất trị giá 50 triệu đồng, hỗ trợ 2 tỉ đồng cho nghiên cứu
của Trường.
Nhà trường luôn nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các nhà khoa học
trong và ngoài nước. Đặc biệt, NGND GS VS Nguyễn Văn Hiệu là Chủ tịch Hội đồng
cố vấn quốc tế (IAB), GS Takuya Takaya- ma (Chủ tịch JAIST) và GS Satoru Harada (Trường Đại học Keio) là các thành viên đã
luôn tâm huyết với Nhà trường và cố vấn nhiều hoạt động về hợp tác và phát triển cho Nhà trường.