Thưa thầy, cơ duyên nào để trường ta đặc biệt là khoa

Một phần của tài liệu ky-yeu-15-nam-xay-dung-va-truong-thanh1-2-1 (Trang 60 - 61)

để trường ta đặc biệt là khoa CNTT ngày càng thu hút được nhiều học sinh giỏi vào học?

Có thương hiệu chưa đủ để tuyển sinh tốt - Phải quảng bá: Điểm chuẩn vào ngành CNTT có năm đạt 25,5 điểm, 30 học sinh được tuyển thẳng. Thế mà một vài năm sau đó chẳng hiểu sao số học sinh tuyển

thẳng rất ít và điểm chuẩn xuống khá

thấp, có năm dưới 20 điểm. Tôi trao đổi với lãnh đạo khoa và trường: Công tác tuyển sinh cực kỳ quan trọng, không q tự tin mình đã có thương hiệu mà phải chủ động đi đến các trường chuyên có thương hiệu để quảng bá, mời gọi học sinh giỏi.

Anh Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng (lúc

bấy giờ là Phó Hiệu trưởng) rất tâm huyết đồng tình, và ngày đó đã cho triển khai

nhiều đoàn đến giới thiệu về trường ở các trường chun, lớp chọn. Tơi vẫn cịn nhớ

ngày tơi cùng đồn cơng tác tuyển sinh

của trường đến các trường chuyên ở Hà

Nội, Hải Phòng, Hải Dương để lại nhiều kỷ

niệm đẹp.

Tiếp tục quảng bá: Mấy năm trước thành

tích Đội tuyển Việt Nam tham gia Olympic

Tin học Quốc tế (IOI VN ) giảm sút, nhiều

năm khơng có huy chương vàng và có

năm khơng có huy chương bạc, có em

khơng đạt huy chương đồng. Nhận ra thế

mạnh của đội ngũ Tiến sỹ trẻ khoa CNTT

trường ĐHCN tôi kiến nghị Bộ GD-ĐT đưa

đội tuyển IOI VN về tập huấn tại trường

ĐHCN. Về phía trường ĐHCN tơi trao đổi với Hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Bình, Phó Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà và Trưởng khoa CNTT Phạm Bảo Sơn để trường nhận

làm đầu mối tổ chức thi tuyển và tập huấn đội tuyển IOI VN, đội tuyển Olympic Tin học châu Á. Tuy công việc sẽ mất rất nhiều

cơng sức, thời gian nhưng qua đó chắc chắn thương hiệu của trường và khoa

được quảng bá rất tốt, đúng đối tượng. Các anh chia sẻ với tơi về điều đó. Do vậy,

tất cả các đội tuyển Olympic khác đều do

ĐHSP HN làm đầu mối quản lý, riêng Tin

học tách ra chuyển về cho trường ĐHCN,

ĐHQGHN làm đầu mối quản lý, tổ chức thi tuyển, tập huấn. Trường ĐHCN, Khoa CNTT đã ưu tiên đầu tư mọi mặt về vật chất tinh thần cho công việc. Hằng năm,

học sinh được giải quốc gia Tin học các tỉnh thành trong cả nước tề tựu về trường ĐHCN là đơn vị đăng cai tổ chức thi chọn và tổ chức tập huấn đội tuyển. Thương hiệu, uy tín trường ĐHCN, ĐHQGHN thêm

phần được nâng cao vị thế, tuyển được

nhiều học sinh giỏi vào trường May mắn

liên tục mấy năm liền thành tích của IOI

VN được cải thiện, ổn định. Vậy là cả hai

mục tiêu chung cho đất nước, riêng cho

trường ĐHCN, cho khoa CNTT được kỳ

vọng đã có những nét khởi sắc.

Nỗ lực được đền đáp xứng đáng: Điểm chuẩn vào trường cao dần lên nhất là của các ngành CNTT, ĐTVT được khôi phục và

nâng cao rõ rệt. Số lượng học sinh đạt giải quốc gia quốc tế vào học trường ĐHCN gia tăng đáng mừng, năm 2014 con số

đó chiểm tỷ lệ xấp xỉ 10%. Khoa CNTT tỷ

lệ đó cịn cao hơn lên đến trên 15%. Ba, bốn năm trở lại đây tất cả các học sinh dự thi Quốc tế Tin học đều vào học ngành CNTT của trường ĐHCN. Các con số này thật sự rất ấn tượng. Phải mất mười lăm năm phấn đấu của cả trường mới có được các thành tựu quan trọng làm hấp dẫn các

học sinh trong cả nước như vậy. Trong đó,

phần đóng góp cơng sức của các thấy tận tụy dành nhiều tâm huyết cho IOI VN là một điểm sáng đầy ấn tượng.

Thêm một điểm nhấn quảng bá: Việc chấm thi ở các Olympic Tin học khu vực và quốc tế từ lâu đã được thực hiện tự động

hồn tồn theo theo hình thức chấm trực tuyến (online), đảm bảo chính xác, khách

quan, công bằng. Nhiều nước trên trên

thế giới cũng đã sớm áp dụng hình thức

chấm điểm rất hiện đại, ưu việt hiệu quả

này. Ngay từ năm 2002 thời Khoa Công

Nghệ đã tổ chức thi Lều chõng Olympic

sinh viên Tin học tồn quốc, mở đầu cho

một hình thức thi hiện đại, hấp dẫn, làm

kinh nghiệm cho thi ACM/IPCP sau này. Vì vậy, tơi đã đề xuất với Bộ GD&ĐT cho thực hiện hình thức thi tiên tiến online này để thi tuyển IOI VN. Năm 2014, tơi rất vui khi được tham gia cùng nhóm của anh Phạm

Bảo Sơn soạn thảo văn bản, khảo sát ứng

dụng phần mềm tổ chức thi chọn đội tuyển IOI VN và sau đó đã được Bộ GD&ĐT

chấp thuận cho triển khai thực hiện tại trường ĐHCN, ĐHQGHN và đã thành

công tốt đẹp. Hy vọng từ đây sự mở đầu

tiên phong cách chấm thi Tin học của Việt Nam sẽ hòa nhập với chuẩn mực quốc tế. Ngay sau đó với sự đóng góp quan trọng của anh Hồ Đắc Phương, trường ĐHCN lại

chủ trì mở đầu tổ chức kỳ thi ACM/ICPC

bậc Trung học Phổ thông. Từ đây hằng

năm hàng chục hàng trăm học sinh giỏi Tin học của cả nước tề tựu vài ba lần về

trường Công nghệ với biết bao phấn chấn kỳ vọng. trường ĐHCN lại có thêm

một điểm nhấn quảng bá đầy hiệu quả không chỉ với học sinh, phụ huynh, thầy giáo mà cả các nhà quản lý từ Bộ GD&ĐT cho đến các Sở GD&ĐT các trường chuyên

trong cả nước.

Một phần của tài liệu ky-yeu-15-nam-xay-dung-va-truong-thanh1-2-1 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)