Giải pháp 1: Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 152 - 194)

7. Hạn chế của đề tài:

3.2.1. Giải pháp 1: Đào tạo nguồn nhân lực

3.2.1.1. Sự cần thiết của giải pháp

Hiện nay tại Việt Nam nói chung và Nha Trang – Khánh Hòa nói riêng số lượng người có thể xúc tiến và thực hiện các dịch vụ và sản phẩm cao cấp cho mảng thị trường MICE còn hạn chế, việc đào tạo nhân sự phục vụ tổ chức sự kiện, hội nghị còn rất yếu kém. Thêm vào đó, tại nước ta chưa có một bộ giáo trình nghiệp vụ nào được xuất bản chính thức phục vụ cho việc đào tạo hoặc nghiên cứu về MICE. Các hội nghị hoặc sự kiện ở quy mô nhỏ thì có thể được tổ chức bởi các công ty lữ

hành hoặc khách sạn nhưng các hội nghị quy mô lớn thì chúng ta vẫn không đủ nhân lực để phục vụ cũng như không đủ trình độ để tổ chức mà còn phải hợp tác và thuê các công ty của nước ngoài. Do đó, thông qua quá trình điều tra, đây cũng là yếu tố mà du khách quan tâm hàng đầu, và được đánh giá cần được ưu tiên đầu tư nhất.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu bức thiết về lực lượng nhân sự chuyên nghiệp phục vụ loại hình du lịch MICE. Đội ngũ này cần phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về phục vụ sự kiện, hội nghị; khả năng ngoại ngữ khá trở lên; năng động;

chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu ở mức “hoàn hảo” của chuỗi dịch vụ cao cấp phục vụ khách MICE.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

Đào tạo nguồn nhân lực là chiến lược đầu tư dài hạn cần phải được quan tâm phát triển bền vững để đáp ứng cho chiến lược “thành phố của sự kiện” trong thời gian tới. Đây là cả một quá trình lâu dài và cần được giải quyết từng bước với sự kết hợp của nhiều ban, ngành, cơ quan, đoàn thể. Trước mắt, thành phố cần xác định nguồn nhân lực phục vụ cho MICE cơ bản nhất cần thiết trong giai đoạn này tại địa bàn là:

- Đội ngũ nhân viên tổ chức sự kiện bao gồm: nhân viên phục vụ trong hội nghị, sự kiện; quản lý tổ chức sự kiện (Event manager) và hướng dẫn viên tổ chức tour tham quan bên ngoài cuộc họp. Đây chính là lực lượng nòng cốt quyết

định chất lượng sự kiện MICE được diễn ra như thế nào.

- Đội ngũ nhân viên phục vụ đối tượng khách MICE tại khách sạn. Khách

MICE đa số thường lựa chọn những khách sạn cao cấp với đầy đủ tiện nghi hiện đại, phục vụ thật chu đáo và dịch vụ tại khách sạn phải đáp ứng được càng nhiều nhu cầu càng tốt. Đội ngũ này đảm bảo cho nhu cầu hưởng thụ cá nhân bên ngoài cuộc họp của khách MICE là hoàn hảo nhất.

Để bước đầu đào tạo nguồn nhân lực nền tảng như trên, đề tài xin đưa ra một số hướng giải pháp tham khảo trong giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- Về ưu tiên đào tạo:

+ Trước mắt, thành phố nên bắt đầu từ việc cónhững hình thức đào tạo bổ

sung, nâng cao chuyên môn kết hợp phổ biến hiểu biết về tầm quan trọng của việc phát triển loại hình du lịch MICE cho một số cán bộ nòng cốt phụ trách mảng sự

kiện tại Sở Văn hóa, thể thao và du lịch cũng như giám đốc, quản lý các trưởng bộ

phận tiếp tân, trưởng bộ phận hội nghị tại các khách sạn, các đại diện từ công ty lữ

hành, hàng không và vận tải. Thông qua những buổi tập huấn trên, lớp cán bộ đầu tàu của các ban, ngành, doanh nghiệp liên quan đến chuỗi cung ứng MICE sẽ là thế

thành phố trở thành “thành phố của sự kiện”. Đây là bước “mở màn” nền tảng mà các giải pháp hay bỏ qua mà thường tập trung ngay vào đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ. Việc ý thức rõ tầm quan trọng và có những chính sách đầu tư thích hợp từ các cấp lãnh đạo cho tới đầu não điều hành các doanh nghiệp là rất quan trọng cho chiến

lược phát triển đồng bộ.

+ Tiếp theo, là tiến hành huấn luyện nghiệp vụ tổ chức – phục vụ hội nghị, sự

kiện trực tiếp cho đội ngũ nhân viên hiện đang làm việc tại các khách sạn, trung tâm hội nghị và cơ sở lữ hành để đáp ứng tạm thời nhanh nhất nhu cầu trong thời gian hiện tại. Từ đó, cũng dần tạo đà cho mặt bằng chất lượng dịch vụ du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng tại thành phố phát triển.

+ Đào tạo lực lượng trẻ tại các trường đại học, cao đẳng hoặc đào tạo nghề là giải pháp cần thời gian dài nhưng cũng là giải pháp bền vững, ổn định đáp ứng số lượng đông nhân sự trong loại hình du lịch đặc biệt này. Đội ngũ nhân lực được đào

tạo bài bản, chuyên nghiệp ngay từ môi trường giảng dạy sẽ đáp ứng được các kỹ năng hoàn thiện hơn cần có ở một nhân viên phục vụ trong chuỗi dịch vụ đáp ứng

MICE như: trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tổ chức hội nghị, sự

kiện, kỹ năng xử lý tình huống trong những sự kiện quy mô lớn … - Về phương pháp, hình thức đào tạo:

+ Đào tạo tại chỗ:

Hiện nay tại Nha Trang đã có đào tạo về du lịch nhưng chưa có cơ sở nào có tuyển sinh ngành quản trị du lịch MICE, quản trị meeting hoặc tổ chức sự kiện nên hầu hết đa số sinh viên đang học tập và cả những quản lý, giám đốc, những người

đang làm việc tại các khách sạn hoặc công ty lữ hành đều chưa chuyên nghiệp về

loại hình này. Bước đầu, phải sớm có những hoạt động thỉnh giảng, mời các chuyên giatrong ngành du lịch nội tỉnh, từ thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia nước ngoài về tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cho cả đội ngủ cán bộ chủ chốt, nhân viên hoạt động trong ngành du lịch và sinh viên. Đặc biệt là các chuyên gia từ các vùng có nền du lịch MICE phát triển thành công ngay trong khu vực như Singapore,

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ngành học liên quan đến MICE cũng cần

được đưa vào chương trình giảng dạy tại các bậc đào tạo một cách bài bản. Trong xu thế hợp tác, hội nhập thậm chí các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có thể liên kết với các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch tên tuổi của nước ngoài như Singapore, Malaysia, Úc, Thụy Sĩ …Chương trình học có thể được liên thông phần thực hành thực tế tại nước ngoài để nâng cao tầm hiểu biết cũng như học hỏi được kinh nghiệm từ các nền công nghiệp du lịch hàng đầu thế giới.

+ Gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo:

Ngoài việc đào tạo tại chỗ, việc gửi các cán bộ chủ chốt đi tập huấn nước ngoài là một việc làm rất cần thiết để tạo cơ hộitận mắt quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ

thực tế “công nghệ MICE” vô cùng chuyên nghiệp của các nước như Singapore,

Malaysia, Thụy Sĩ, Ý, Úc…Tại các quốc gia này, hệ thống trường đào tạo về du lịch rất phát triển, cán bộ, nhân viên và cả sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn hơn phục vụ

riêng cho việc học tập về ngành du lịch MICE.

3.2.1.3. Hiệu quả dự kiến:

- Tạo ra sự thay đổi, cập nhật hiểu biết đồng bộtừ các cấp lãnh đạo đến tầng lớp trí thức trẻ về tầm quan trọng của việc phát triển loại hình du lịch MICE. Tầng lớp lãnh đạo sẽ như đầu tàu có những chính sách, những chỉ đạo phù hợp dẫn dắt từng doanh nghiệp đi theo đúng hướng phát triển. Từ đó góp phần vào sự xây thành dựng thành công vững chắc định hướng “Thành phố của sự kiện” nói riêng và sự

phát triển của toàn tỉnh nói chung.

- Mặt bằng dịch vụ thuộc chuỗi cung ứng MICE có sự quan tâm, đầu tư đúng

mực thông qua việc chú trọng yếu tố con người.

- Góp phần gia tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, từ đó chất lượng dịch vụ du lịch và tổ chức sự kiện được nâng lên đẳng cấp cao hơn.

Với sự đào tạo, học hỏi bài bản, lực lượng nhân viên sẽ có kỹ năng đảm bảo một hội nghị điển hình cần phải được chuẩn bị những yếu tố hết sức chu đáo từ khâu in thiệp mời, trang trí phòng họp, bố trí vật dụng cần thiết tại mỗi bàn họp, in ấn lô gô, băng

rôn chào mừng, tổ chức và hướng dẫn các điểm tham quan sau cuộc họp…mỗi công

đoạn đều cần có sự đầu tư kỹ càng.

Khi đã được đào tạo, hiểu rõ đặc điểm, đặc trưng của loại hình MICE, nhân viên phục vụ sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm rõ được nội dung mà doanh nghiệp hoặc tổ chức đó đặt ra. Quản lý sự kiện cũng đảm bảo cho công việc thực hiện theo

đúng tiến trình, đúng yêu cầu, đúng tiêu chuẩn. Đặc biệt, lực lượng hướng dẫn viên có kiến thức, trình độ du lịch tốt, thông thạo ngoại ngữ có thể truyền tải được hết cái hồn của văn hóa địa phương tới du khách một cách chuyên nghiệp và tinh tế.

3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ hỗ trợ tổ chức sự kiện dịch vụ hỗ trợ tổ chức sự kiện

3.2.2.1. Sự cần thiết của giải pháp:

Nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị phục vụ tổ chức sự kiện là các yếu tố thứ 2 mà du khách xác định là cần được ưu tiên đầu tư ngay sau yếu tố về đào

tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, kết quả phân tích thực trạng tại chương trước cũng đã cho thấy đánh giá của 107 du khách rất trùng khớp về chất lượng chưa tốt của cơ

sở vật chất - cụ thể là cơ sở vật chất nơi tổ chức sự kiện MICE và dịch vụ hỗ trợ tổ

chức sự kiện (Bảng 2.6 và Bảng 2.7 Chương II). Hiện nay tại địa bàn vẫn chưa có

trung tâm hội nghị - triển lãm chuyên biệt nào có quy mô lớn và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, theo ghi nhận từ khó khăn của một số doanh nghiệp cao cấp thuộc khối khách sạn (Bảng 2.26 Chương II) thì các tập đoàn khách sạn lớn đã sẵn sàng

đáp ứng tốt về cơ sở lưu trú cũng như cơ sở phòng hội nghị nhưng lại bị hạn chế bởi việc không có các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Nha Trang đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng khai thác thị trường MICE của các doanh nghiệp này. Đối với khách MICE cao cấp quốc tế, việc di chuyển đến thẳng Nha Trang phải thật thuận tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật sân bay phải hiện đại. Thế nhưng, hiện nay cảng hàng không quốc tế Cam Ranh vẫn chưa thể thiết lập được chuyến bay trực tiếp quốc tế

lâu dài, chất lượng dịch vụ tại sân bay được du khách đánh giá là “chưa thân thiện”, cảnh quan bố trí chưa hợp lí, thiếu nhiều cây xanh.

Như vậy, đối chiếu và kết hợp 3 thông tin từ 3 kết quả khảo sát độc lập trên cho thấy, Nha Trang – Khánh Hòa cần phải chú trọng việc nâng cấp, phát triển cơ sở

vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ hỗ trợ tổ chức sự kiện. Vì khách MICE là những khách có yêu cầu khá khắt khe đòi hỏi nhà tổ chức phải đáp ứng được các mục đích yêu cầu về lợi ích kinh tế như: khuếch trương hình ảnh nổi bật, thương

hiệu, đẳng cấp của tổ chức đó...Nếu Nha Trang – Khánh Hòa muốn tiếp cận được thị trường khách quốc tế, đặc biệt là khách hội họp (Meeting) và hội nghị (Conference) hoặc những đoàn khách số lượng lớn thì yêu cầu nơi phòng họp, hội nghị, khán phòng, sân khấu, bộ phận hậu cần kỹ thuật, thiết bị nghe – nhìn, truyền thông… phải

ở mức cao cấp, hiện đại, quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế.

Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật như thiết bị nghe – nhìn, âm thanh ánh sáng, trang trí hội trường, sân khấu…còn rất thiếu kinh nghiệm, chưa đủ chuyên nghiệp để đáp ứng

tối đa các yêu cầu đặc biệt do đó Nha Trang vẫn thường xuyên phải thuê các nhà cung cấp từ Thành phố Hồ Chí Minh để trợ giúp.

Tóm lại, việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tổ chức

hội nghị nói chung cần được quan tâm đầu tư phát triển dần ngay từ bây giờ để có

thể chủ động sẵn sàng phục vụ cho định hướng phát triển “Thành phố chuyên tổ chức sự kiện Văn hóa – Thể thao – Du lịch – Hội thảo và Hội nghị quốc gia, quốc tế” mà tỉnh đang xây dựng.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp:

Để MICE có sự đột phá, Nha Trang – Khánh Hòa nên cải thiện ngay hạ tầng

phục vụ khách MICE cũng như hệ thống dịch vụ hỗ trợ theo loại hình này như sau:  Cơ sở vật chất nơi tổ chức sự kiện:

Việc xác định việc xây dựng trung tâm hội nghị - hội chợ - triển lãm quốc tế

gần trung tâm thành phố hiện nay là một yêu cầu khá bức thiết mang tính chiến lược lâu dài. Trung tâm này cần được đảm bảo:

- Gần trung tâm thành phố, khách sạn, sân bay để thuận tiện đi lại - giao dịch - Quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế có sức chứa những đoàn khách hoặc triển lãm hàng ngàn người, thiết kế kiến trúc độc đáo, sang trọng có thể được ghi nhớ như

một biểu tượng của thành phố Nha Trang (học tập kinh nghiệm xây dựng kiến trúc của Singapore, một công trình là một điểm nhấn vô cùng ấn tượng, không thể nhầm lẫn với bất cứ đâu đối với du khách)

- Tính đa năng: bao gồm nhiều khu như khu hội chợ triển lãm; khu hội trường biểu diễn có sức chứa vài nghìn người, khu thi đấu - giải trí có thể sử dụng cho các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao và cả du lịch.

Sự ra đời của công trình này sẽ ghi nhận bước ngoặt đột phá khẳng định hướng

đi rõ ràng của thành phố Nha Trang trong lộ trình phát triển là một “thành phố tổ chức sự kiện Văn hóa – Thể thao – Du lịch – Hội thảo và Hội nghị quốc gia, quốc tế”.

Sân bay, đường bay quốc tế: để Cảng Cam Ranh trở thành điểm bay

quốc tế cần có chiến lược lâu dài, bởi việc mở đường bay quốc tế đã khó, việc duy trì đường bay càng khó hơn. Để mở đường bay quốc tế đến Cảng Cam Ranh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về cơ sở vật chất cũng như con người, có sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều đơn vị và đây là cả một quá trình thực hiện lâu dài.

- Về giải pháp hỗ trợ mở đường bay quốc tế

Để hỗ trợ tốt hơn cho việc đưa đường bay số 2 vào hoạt động trong tương lai

(dự kiến đến năm 2020), cần có nhiều giải pháp khởi động đường bay quốc tế ngay từ bây giờ.

Trước hết, muốn mở và duy trì đường bay quốc tế cần có một lượng khách quốc tế ổn định. Muốn vậy, các đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch và hàng không phải tổ chức khảo sát các thị trường nói chung kết hợp phân khúc thị trường MICE nói riêng, lựa chọn các thị trường có tiềm năng để làm cơ sở cho việc quyết định chọn những đường bay ưu tiên được mở, từ đó xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng bá, tiếp thị kêu gọi các hãng hàng không quốc tế bay thẳng đến Cam Ranh. Dựa trên kết quả điều tra thị trường khách MICE quốc tế (Bảng 2.8 Chương II) thì thị trường MICE mà chúng ta cần chú ý là: các nước châu Á (nhất là các nước Đông Bắc Á

như Nhật Bản, Hàn Quốc), châu Âu (Nga).

Các hãng lữ hành du lịch có vai trò rất lớn, rất quan trọng trong việc hợp tác mở rộng và duy trì lâu dài chuyến bay quốc tế. Bên cạnh việc tìm kiếm lượng khách

nước ngoài đến thẳng Cam Ranh, các đơn vị lữ hành du lịch phải thiết kế các tour, nâng cao nhu cầu đi nước ngoài để hội họp kết hợp du lịch của khách Khánh Hòa và các tỉnh lân cận để cân bằng chiều bay thẳng từ sân bay Cam Ranh ra nước ngoài. Khánh Hòa và các tỉnh lân cận (Đăk Lăk, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên) cần có

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 152 - 194)