Về nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh MICE

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 108 - 112)

7. Hạn chế của đề tài:

2.2.4. Về nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh MICE

Du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng là một ngành đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách hàng hơn những ngành khác. Đặc biệt là với đặc

điểm của đối tượng khách MICE, nhât là khách MICE cao cấp quốc tế đòi hỏi lao

động trong ngành này cần phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và phong cách giao tiếp hết sức cao đáp ứng được chất lượng dịch vụ tương đương quốc tế. Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2011 đã cho thấy lượng nhu cầu khách MICE trong cả nước cũng như khách MICE đến Nha Trang bất ngờ tăng mạnh, tuy nhiên chất và lượng nguồn nhân lực để đáp ứng phục vụ lại không tăng kịp tương xứng:

Nhìn từ khía cạnh của khách MICE: Các yếu tố về chất lượng phục vụ của

đội ngũ nhân viên trong hầu hết các khâu trong một tour MICE đều không được

khách MICE đến Nha Trang đánh giá cao, thậm chí còn là một trong những nhóm thấp nhất (Bảng 2.7 và 2.8 Chương II). Từ đội ngũ nhân viên tổ chức sự kiện, hướng dẫn viên tổ chức tour tham quan cho đến nhân viên phiên dịch đều thiếu kỹ năng và

trình độ chuyên nghiệp, chưa làm cho đa số khách tham dự sự kiện trong thời gian

điều tra hài lòng.

Nhìn từ khía cạnh của doanh nghiệp kinh doanh MICE: Ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Vinpearlland cho biết: “Muốn phát triển loại hình du lịch MICE, Nha Trang – Khánh Hòa ngoài phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ hậu cần hỗ trợ sự kiện cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo

dịch hội nghị chuyên nghiệp đang thiếu trầm trọng hiện nay”. Đến 60% doanh nghiệp được điều tra có kiến nghị liên quan đến vấn đề nhân lực, và các doanh nghiệp đều cho rằng việc đào tạo của các trường vẫn còn khoảng cách xa so với thực tế. Sinh viên ðýợc trang bị kiến thức rộng nhýng dàn trải, thiếu kinh nghiệm, kỹ

nãng phục vụ hội nghị hoặc sự kiện quy mô, tầm cỡ lớn và không có khả nãng chuyên sâu một lĩnh vực cụ thể, chuyên sâu về ngành MICE lại càng không. Ðặc biệt là trình độ giao tiếp ngoại ngữ lưu loát, từ vựng chuyên ngành phục vụ phiên dịch hoặc hướng dẫn cho các hội nghị chính trị hay kinh tế cấp cao càng thiếu trầm trọng. Do đó, chất lượng dịch vụ hay sản phẩm tour MICE dù có muốn cải thiện cũng không thể làm được. Bên cạnh đó, chi phí cao nhưng hiệu quả kinh doanh kém

do chưa đủ nguồn lực tạo ra nhiều sản phẩm MICE trọn gói tiện ích, nên không thể

khai thác triệt để nhu cầu của khách. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu đã gây lên hàng loạt các khó khăn có liên quan với nhau cho hoạt động của các cơ sở kinh doanh tại địa bàn như: chưa có đủ thông tin về thị trường MICE; chưa xây dựng

được sản phẩm theo thị hiếu khách và chưa đủ khả năng tiếp cận, xúc tiến thị trường du lịch MICE (Bảng 2.20 và 2.27 Chương II). Đa số các khách sạn lớn phải tiến

hành đào tạo lại nguồn nhân lực mới có thể làm việc được.

Nhìn từ khía cạnh của người lao động: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có nhiều cơ sở đào tạo nhân lực du lịch như Trường Đại học Nha Trang,

Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Thái Bình Dương, Trường Cao

đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Trường Cao đẳng Nghề Khánh Hòa, Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang… và nhiều cơ sở dạy nghề khác. Tuy

nhiên, đa số các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch hiện nay ở Khánh Hòa đều là những trường đào tạo đa ngành, du lịch là ngành bổ sung sau nên chưa có giáo trình chuẩn về đào tạo nghiệp vụ du lịch cơ bản chứ chưa nói gì đến nghiệp vụ MICE. Một phần là do MICE là một ngành còn quá mới mẻ nhưng lại phát triển khá “nóng”

ở nước ta, chương trình đào tạo vẫn chưa bắt kịp xu thế phát triển, cho đến nay vẫn

chưa có bất kỳ một tài liệu, sách viết về MICE bằng tiếng Việt được xuất bản chính thức. Các ngành học tại các trường đa số là quản trị du lịch chung, chưa có cơ sở

nào có tuyển sinh ngành phục vụ cho loại hình MICE. Sinh viên tại địa bàn muốn lựa chọn các ngành như nghiệp vụ tổ chức sự kiện; quản trị hội nghị; phiên dịch hội nghị sự kiện cũng không biết học ở đâu. Giảng viên thiếu trầm trọng cả về lượng lẫn chất, cơ sở vật chất về thực hành cũng thiếu. Thêm vào đó, quan hệ giữa nhà trường

và các đơn vị kinh doanh MICE không hiệu quả nên cho dù sinh viên được tuyển sinh vẫn không có nhiều điều kiện để được định hướng đào tạo phù hợp nhu cầu cũng như thực tập, va chạm tiếp xúc với các đoàn khách MICE thực tế.

Cho đến nay vẫn chưa có thống kê hoặc số liệu chính thức nào được tổng hợp từ phía các doanh nghiệp lẫn các cơ quan về nguồn nhân lực ngành MICE nên việc

đánh giá chính xác tuyệt đối chất lượng và số lượng nhân lực MICE khá khó

khăn.Trong khuôn khổ khả năng thực hiện, đề tài cũng đã ghi nhận được thực trạng nguồn nhân lực phục vụ MICE phần nào được thể hiện qua các khía cạnh từ kết quả điều tra sự thỏa mãn chất lượng dịch vụ MICE của khách hàng cũng như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp như đã trình bày các phần bên trên cũng đã cho thấy nguồn nhân lực trong hoạt động của loại hình này tại Khánh Hòa thật sự là vấn

đề rất nan giải ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh doanh thị trường du lịch này. Do loại hình MICE tại địa bàn nói chung còn khá non trẻ, hoạt động thường kết hợp với các bộ phận khác cho nên nhân lực bộ phận kinh doanh MICE chưa rõ ràng và tách biệt. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận một cách tương đối phần nào về nhân lực du lịch MICE thông qua nhân lực du lịch nói chung của Khánh Hòa như sau:

Bảng 2.27 : Báo cáo và dự kiến kế hoạch nguồn nhân lực của Khánh Hòa

Đvt: người

Báo cáo và dự báo theo năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2009 2010

(ước)

2015* 2020*

Tổng số lao động du

lịch 4.354 4.660 5.300 10.241 31.872 60.000 113.000

Phân theo loại lao động

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

ngoài xã hội 40.000 75.000

Phân theo trình độ đào tạo

Trên đại học 3 3 5 20 Đại học, cao đẳng 941 1.255 1.378 2.606 Trung cấp chuyên nghiệp 351 480 636 1.026 Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề 901 977 1.426 1.542 Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn) 2.158 1.945 1.855 5.047

Phân theo vị trí công tác

Đội ngũ quản lý của

cơ quan quản lý Nhà

nước về du lịch 27 28 32 Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng/phó phòng trở lên) 405 420 Lao động nghiệp vụ 1. Lễ tân 498 627 2. Phục vụ buồng 711 895 3. Phục vụ bàn, bar 594 748

4. Nhân viên nấu ăn 340 428

5. Hướng dẫn viên 18 22 27

6. Nhân viên lữ hành 90

7. Nhân viên khác 1.323 1.664

Phân theo ngành nghề kinh doanh

Khách sạn, nhà hàng 3.691 4.550 9.924 31.266 Lữ hành, vận chuyển du lịch 174 200 317 606 Dịch vụ khác 489 550

Nguồn : - (*) Số liệu dự báo nhu cầu lao động phương án 2 theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà đến 2020

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa

Theo số liệu nhân lực báo cáo và dự báo trên thì ngành du lịch địa phương đang rất “khát” nhân lực. Với sự phát triển cơ sở vật chất cũng như mở rộng dịch vụ “nóng” như hiện nay, nhu cầu nhân lực qua đào tạo cần tăng thêm ít nhất khoảng 5.000 - 6.000 người mỗi năm từ đây cho đến mốc năm 2015 và yêu cầu về trình độ

từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên ngày càng cao. Trong khi đó tổng số sinh viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch hiện nay của Khánh Hòa ra trường chỉ khoảng

trên dưới 2.000 người mỗi năm. Để đạt được mục tiêu đó, một áp lực rất lớn cho ngành du lịch là phải đáp ứng đủ nguồn nhân lực có kỹ năng cả về lượng lẫn về chất.

Trước hết có thể thấy rõ nhu cầu lớn về kiến thức quản lý, kỹ năng điều hành cần đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học để đáp ứng nhu cầu lao động

quản lý từ bậc trung (giám sát) trở lên cho tới quản lý bậc cao ở doanh nghiệp và

quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách. Đây là yếu tố không chỉ cần thiết đối với ngành du lịch mà đặc biệt quan trọng đối với du lịch cao cấp MICE – loại hình đã

được tỉnh xác định là chiến lược phát triển giúp đưa thành phố Nha Trang trở thành “Thành phố của sự kiện” trong thời gian sắp tới. Để chiến lược này thành công, du lịch MICE tại địa phương cần chuyển dịch theo xu hướng phát triển bền vững coi

trọng chất lượng dịch vụ với hàm lượng giá trị gia tăng cao, đòi hỏi đội ngũ lao động

quản lý và lao động nghiệp vụ phải thực sự chuyên nghiệp và có tầm nhìn quốc tế. Do vậy, nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu kỹ năng bậc cao

sẽ rất lớn. Khi xu hướng khách MICE mong đợi ngày càng cao về chất lượng dịch

vụ và mức độ tinh tế thì đòi hỏi nhân lực phải có kỹ năng trau chuốt, chuyên nghiệp

hơn, được đào tạo bài bản và thực hiện thao tác thành thục hơn. Chình vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có tính chuyên nghiệp để đảm bảo lộ trình phát triển là “Thành phố của sự kiện” là một nhu cầu bức xúc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)