Điều kiện về Kinh tế Văn hóa-Xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 116 - 135)

7. Hạn chế của đề tài:

2.3.1.1. Điều kiện về Kinh tế Văn hóa-Xã hội

Điều kiện Kinh tế - Chính trị

Những chuyển biến về kinh tế - chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch của cả một quốc gia. Du khách, đặc biệt là các vị

khách MICE cao cấp là những người rất nhạy cảm về vấn đề kinh tế - an ninh chính trị nơi họ dự định đến du lịch. Ngoài việc được các chuyên gia đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện, không xảy ra các vụ bạo động chính trị, ám sát… Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng còn được đánh giá là nơi đầu tư hấp dẫn, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm từ 2006 – 2010 ước đạt 10,7% ; GDP bình quân

đầu người năm 2010 ước đạt 28.984 nghìn VND/năm, Nha Trang đã bước đầu ghi

điểm là một điểm đến an toàn và có mặt bằng giá cả dịch vụ hàng hóa tương đối ổn

định cho du khách MICE từ đó tạo tâm lý tốt, thoải mái cho du khách đi đến du lịch cũng như công tác. Hơn thế nữa, nếu một hội nghị hoặc hội thảo quốc tế được diễn

ra suôn sẻ, không bị các yếu tố an ninh chính trị làm ảnh hưởng thì đó cũng là một

cơ hội để Nha Trang thu hút đầu tư.  Điều kiện Văn hóa – xã hội

Khánh Hòa được hình thành vào năm 1653, hiện nay có 32 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có các dân tộc thiểu số như Chăm, Raglai, Ê-đê, T’ring,

Hoa…là những cư dân bản đại và lưu dân đã sinh sống trên đất này ngay từ thời đầu mở cõi. Có thể nói, đây là vùng đất có bề dày lịch sử,văn hóa đặc trưng thu hút du

khách tìm hiểu. Nhiều tài liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ thời tiền sử,

con người đã sinh sống ở đây.Trên Hòn Tre, người ta đã phát hiện ra nhiều công cụ

bằng đá.Việc phát hiện ra đàn đá Khánh Sơn đã minh chứng rằng chủ nhân của nó từng sống vào giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên. Những dấu tích còn lại sau thời đại kim khí ở Khánh Hňa cho phép khẳng định ở đây đã từng tồn tại một nền

văn hóa Xóm Cồn,có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh.

Nơi đây còn là nơi sinh sống của bộ tộc Cau – một trong hai thị tộc chính của

vương quốc Chăm-pa xưa và từng là Thành đô của Vương quốc Chăm - pa,với khu tháp thờ bà mẹ xứ sở Ponagar. Hiện ở Khánh Hòa vẫn còn nhiều di tích văn hóa Chăm-pa như bia Võ Cạnh, miếu ông Thạch, Am chúa…Dấu vết thành Diên Khánh ngày nay là chứng tích một công trình văn hóa vật thể, được xây dựng từ khi bắt đầu hình thành phủ Thái Khang và Diên Ninh.

Những đặc thù về địa lý và lịch sử đó chính là nguồn gốc hình thành nên một nền văn hóa đa sắc, mang tính tích hợp cao và tất cả những nét đặc trưng ấy được biểu hiện rõ nét ở nhiều mặt khác nhau trong đời sống của cư dân Khánh Hòa.

Thiên nhiên không những ban tặng cho Nha Trang tất cả những gì mà một vùng duyên hải có thể có: từ những hòn đảo ngoài khơi tới những bãi tắm cát trắng mịn, từ những rặn san hô kì ảo dưới lòng đại dương tới những ngôi đền Chăm cổ

kính rêu phong trên núi, từ những làng chài xôn xao ven biển tới những bảo tàng tĩnh lặng giữa lòng thành phố mà chính thiên nhiên từ đó còn tạo nên tính cách chân thành, thân thiện, hiếu khách và cần cù của người dân Khánh Hòa. Không kín đáo như người Hà Nội, không cầu kì như người Huế, và nhịp sống cũng chậm hơn người

Sài Gòn, người Khánh Hòa có tính cách phóng khoáng mà giản dị hệt như những

đặc tính của vùng biển Khánh Hòa kín gió, sóng nhẹ.

Khánh Hòa còn gây ấn tượng sâu sắc với văn hóa ẩm thực địa phương rất đa

dạng, phong phú với các món đặc sản nối tiếng khắp cả nước mà du khách khi đến

đây không bao giờ bỏ lỡ cơ hội thưởng thức như: Yến sào, nem Ninh Hòa, bún cá,

bánh canh, các món đặc sản biển tươi ngon và rẻ.

Những yếu tố văn hóa - con người đó đã tạo nên nét đặc trưng không lẫn vào bất cứ đâu khi du khách tới Nha Trang, đặc biệt là du khách MICE quốc tế. Thông

điệp quảng bá du lịch địa phương “Khánh Hòa – thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã truyền tải hết những gì du khách có thể cảm nhận khi đến với vùng đất này. Với lợi thế đó, dù phát triển thế nào đi nữa, vốn văn hóa bản địa là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của một nhà tổ chức sự kiện. Đây cũng là yếu tố then chốt mà ngành du lịch Khánh Hòa đã sớm nhận thấy và có những biện pháp hữu hiệu phát huy những giá trị văn hóa của địa phương, tranh thủ những cơ hội tổ chức các sự

kiện lớn nhằm quảng bá, giới thiệu và khẳng định hơn nữa thương hiệu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Một nền văn hóa đặc sắc hấp dẫn du khách khám phá, một xã hội với những người dân hiếu khách, thân thiện và có ý thức đó là yếu tố quan trọng giúp những tour MICE tổ chức tại Nha Trang – Khánh Hòa đã đang và sẽ diễn ra

được trọn vẹn, ý nghĩa.

2.3.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hòa có tài nguyên du lịch tự nhiên rất dồi dào: bờ biển kéo dài 385 km, miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm.

Những dãy núi cao nhấp nhô chạy dài ra biển Đông tạo thành các kỳ quan

thiên nhiên và các đầm, vịnh kín gió, Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia

10 tháng trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất

đẹp lại thêm phần hấp dẫn.

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy, Khánh Hòa có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch sưu khảo, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch bơi - đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo. Đặc biệt với khách du lịch MICE, sau thời gian công việc, du khách có thể kết hợp trải nghiệm được các loại hình du lịch khác nêu trên.

Tài nguyên du lịch vịnh – biển – đảo

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh với khoảng 200 đảo

lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Từ Bắc vào Nam, nơi đây còn tập trung các vịnh nổi tiếng vào loại tầm cỡ thế giới như: vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh có những đặc thù riêng, có thể tổ chức

thành các tuyến, cụm và điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển đa dạng và hấp dẫn. Các địa điểm tiêu biểu như Ðại lãnh, Ðầm Môn (Vạn Ninh), Dốc Lết, Ninh Phước, Ðầm Nha Phu (Ninh Hoà), Vĩnh lương, Bãi Tiên, bãi biển Trần Phú, Bãi Trủ, Bãi Sạn (Nha Trang), bãi Thuỷ Triều, Bãi Dài (Cam Ranh).

Vịnh Vân Phong

Vân Phong là vịnh biển lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích 503 km2,

nơi sâu nhất trên 30 m. Vùng vịnh Vân Phong cùng với bãi biển Ðại Lãnh, vùng núi

Sơn Tập - Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết là nơi có tiềm năng du lịch tổng hợp biển - rừng - núi lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và cả nước, do nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa trời, mây, sóng nước, đảo, rừng núi với những bãi tắm cát trắng phau và là nơi

có mức độ ô nhiễm môi trường còn rất thấp.

Đây là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp trong môi trường lý tưởng hiếm có với khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, núi đồi hùng vĩ bao quanh cùng với những cánh rừng nhiệt đới hầu như còn nguyên vẹn. Đây là những ưu thế giúp Vân Phong có thế

Phong vào “vùng du lịch trọng điểm phát triển”. Vân Phong cũng được hiệp hội biển thế giới xếp vào danh sách 4 vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay.

Vịnh Nha Trang

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ,

trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, diện tích 3.250 ha. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt

đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ

sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như: Hòn Miểu, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Tre, Hòn Chồng, Đảo Yến …

Theo tài liệu đánh giá của Liên hiệp các xí nghiệp tư vấn kỹ thuật Nhật Bản (ECFA) thì Nha Trang là một thành phố sạch, nhiều hải đảo ven bờ có thể đến đó rất nhanh bằng thuyền - có nhiều dải san hô bao quanh đảo, có thể tổ chức bơi lặn bằng bình hơi hay mang ống thở đặc biệt là khu bảo tồn biển Hòn Mun – nơi có rạn san

hô đa dạng và phong phú bậc nhất tại Việt Nam. • Vịnh Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh được xếp vào loại một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60 km2 và độ sâu trung bình 18 -

20m nước, xung quanh có núi bao bọc làm cho vùng biển luôn kín gió. Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tiểu thủ công nghiệp… Trong vịnh có bãi biển Bãi Dài với sóng êm, cát mịn trắng…là nơi lý tưởng để tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế như: bơi thuyền, câu cá, lặn biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh…

Tài nguyên du lịch suối, thác:

Tài nguyên du lịch hang động, suối, thác ở Khánh Hòa rất phong phú, có thể kể ra đây bao gồm Suối Ba Hồ, Suối Hoa Lan, Suối khoáng nóng Trường Xuân, Suối Tiên, Hòn Bà, Thác Yang Bay...nằm trên nhiều địa phương khác nhau ở Khánh Hòa.

núi rừng. Do đó, đây là khu vực thích hợp phát triển du lịch sinh thái núi với các loại hình tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí, thể thao… Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có Trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà nằm ngay gần trung tâm thành phố Nha Trang đang là điểm du lịch kết hợp nghỉ dưỡng – chữa bệnh rất phổ biến.

b. Tài nguyên du lịch nhân văn

Bên cạnh sự nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là mảnh đất sinh sống của nhiều dân tộc anh em, tài nguyên nhân

văn của Khánh Hòa cũng có giá trị phục vụ du lịch rất cao.

Hệ thống các di tích: bao gồm Tháp Bà Pônagar, Chùa Long Sơn,Viện Hải

Dương Học, Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà, Chợ Đầm, Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, Di tích Am Chúa, Đàn đá Khánh Sơn... nằm ngay trong nội thành Nha Trang và các vùng phụ cận, tạo nên một quần thể điểm tham quan du lịch văn hoá độc đáo.

Hệ thống di tích thích hợp với loại hình tham quan, nghiên cứu, vãn cảnh…đặc biệt

đối với Chợ Đầm là điểm thu hút khách du lịch mua sắm hàng hoá sau các kỳ nghỉ. Một vài di tích điển hình như:

• Tháp Bà Pônagar: nằm trên một ngọn đồi nhỏ cao trên 20m, bên cửa sông Cái và quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang, là một công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm, đã tồn tại trên 10 thế kỷ. Tháp Bà là một trong những nơi tham quan du lịch văn hóa

phổ biến và độc đáo nhất tại Nha Trang hiện nay.

• Di tích Am Chúa: được xây dựng trên ngọn núi có tên Đại An thuộc xã Diên

Điền, huyện Diên Khánh, là nơi thờ thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất

được kính trọng tại Khánh Hòa. Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu

thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi Bà đã hiển Thánh. Hàng

năm vào các ngày mồng 1, 2, 3 tháng 3 âm lịch tại Am Chúa có tổ chức lễ hội rất long trọng.

• Chùa Long Sơn: hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long

Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải

qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa. Trên đỉnh

đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp,

tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung

quanh Chùa. Đây là điểm du lịch rất được du khách quốc tế yêu thích.

• Chợ Đầm: chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch. Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bị lấp. Chợ

hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản... rất phong phú. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tới khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm. Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu.

Các lễ hội: Bên cạnh các di tích, Khánh Hòa cũng còn được biết đến như là nơi có nhiều lễ hội nổi tiếng trong cả nước – một sản phẩm văn hóa rất độc đáo. Các

lễ hội như Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar, Lễ hội Am Chúa... với những nét văn hóa cổ truyền dân tộc đặc trưng đều được tỉnh quan tâm, đầu tư gìn giữ, bảo tồn. Các ngày lễ được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử văn hoá, là

những yếu tố thuận lợi phát triển các loại hình du lịch tâm linh, tham quan, vãn cảnh. Trong nội dung các kỳ festival biển, các lễ hội, nghi thức truyền thống hoặc các hoạt động mang đậm văn hóa địa phương đều chiếm tỷ trọng đến hơn 70% chương trình như: triển lãm đồ mỹ nghệ từ dừa, ốc; tranh sơn mài; chợ tranh mỹ

thuật; biểu diễn nghệ thuật Chăm; các tác phẩm điêu khắc con rồng và cây đàn

tranh; triển lãm cổ vật, gốm mỹ nghệ, lễ hội cầu ngư … với các giá trị nhân văn đa

dạng được tỉnh quan tâm bảo tồn và phát huy thì khách MICE có thể tìm hiểu các phong tục, tập quán trong đời sống của người dân cũng như các nghi lễ, lễ hội độc

đáo tại địa phương bên cạnh mục đích công vụ.

Ngoài ra, tại địa phương các khu vui chơi, giải trí đang ngày càng được đầu tư

đêm, trung tâm thương mại Nha Trang và nhiều trung tâm thương mại khác đang được khẩn trương xây dựng.

Nhận định về tiềm năng du lịch Khánh Hòa - Nha Trang, theo dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 116 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)