Tại các công ty du lịch lữ hành

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 82 - 96)

7. Hạn chế của đề tài:

2.2.3.1.Tại các công ty du lịch lữ hành

Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có khoảng trên 350 cơ sở du lịch lữ hành đăng ký hoạt động, tuy nhiên thực tế

số cơ sở hoạt động chính thức chỉ khoảng hơn 50 cơ sở và phần lớn còn chưa có tính

chuyên nghiệp cao, đa số là kinh doanh loại hình du lịch biển - đảo, tham quan đại trà theo mùa du lịch là chính, chưa có nhiều cơ sở hoạt động rộng trên phạm vi quốc tế.

Thêm vào đó, dịch vụ vẫn còn na ná nhau, và đa số là loanh quanh khai thác thị trường khách đến tham quan trong tỉnh. Số lượng các tour có chất lượng cao, hoặc các sản phẩm du lịch độc đáo vẫn còn rất ít. Đa số các cơ sở lữ hành đều có

đáp ứng sản phẩm hướng dẫn tour vui chơi đội nhóm (team building) nhưng các sản phẩm phục vụ du lịch MICE trọn gói chuyên biệt hầu như chưa xây dựng được. Cụ thể:

V chính sách kinh doanh MICE và phòng chuyên trách MICE:

Bảng 2.13: Thông tin hoạt động kinh doanh MICE của các cơ sở lữ hành tại Nha Trang

Chính sách kinh doanh MICE Phòng chuyên trách MICE Cơ sở lữ hành Số lượng Tỷ lệ trong tổng số 15 DN điều tra % Số lượng Tỷ lệ trong tổng số 15 DN điều tra % 6 40 1 6,7 Không 1 6,7 7 46,7

(Nguồn: Bảng câu hỏi điều tra)

Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều có hình thức kinh doanh loại hình MICE. Số cơ sở có chính sách kinh doanh MICE là 6 cơ sở, chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số. Con số là khá khả quan, cho thấy các doanh nghiệp ít nhiều cũng đã biết

đến loại hình du lịch này. Tuy nhiên, thực tế chính sách kinh doanh ở đây chỉ mới dừng lại ở việc có các sản phẩm, chương trình tour tham quan, xây dựng đội nhóm

đơn giản để phục vụ những đoàn MICE được đưa từ các cơ sở lữ hành lớn tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Các cơ sở lữ hành tại Nha Trang vẫn chưa đủ khả năng để chủ động quảng bá đi tìm thị trường khách nội cũng như ngoại tỉnh, lên

chương trình trọn gói hoặc tự thiết kế kịch bản theo yêu cầu của khách hàng.

Thêm vào đó, lực lượng hướng dẫn viên khá đông nhưng đa số là hướng dẫn các tour biển đảo thông thường, với nội dung các lần đều giống nhau, chương trình quen thuộc không có nhiều đổi mới. Số lượng hướng dẫn viên có kiến thức, ngoại ngữ lưu loát,khả năng hướng dẫn chuyên nghiệp có thể tổ chức linh động theo yêu khó tính của đối tượng khách MICE thật sự rất hiếm. Do đó, hình thức bán tour đầu cuối như hiện tại đang là giải pháp được đa số các cơ sở lữ hành lựa chọn.

Cũng chính vì các cơ sở lữ hành chưa nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc khai thác thị trường MICE cho nên số cơ sở đầu tư lập hẳn một bộ phận chuyên nghiệp phụ trách loại hình này thì còn vô cùng hạn chế so với nhu cầu của thị trường, chỉ có duy nhất 1 cơ sở trong tổng số, đó là Công ty cổ phần truyền thông

GTO. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp quảng bá, truyền trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu; đồng thời cung cấp dịch vụ du lịch, giải trí đặc biệt là có hẳn sản phẩm MICE tourism. GTO đã tổ chức các sự kiện như:

cuộc thi Nhân tài đất Việt, Hội chợ phim truyền hình Quốc tế, Giao lưu các ngôi sao

truyền hình quốc tế với Hoa hậu thế giới, Festival Biển Nha Trang, Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Liên hoan Ẩm thực Hà Thành, Hội thảo, Triển lãm quốc tế

chuyên ngành Bất động sản... và thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, các lễ khai trương, khởi công, kỷ niệm. Trong thời gian Festival Biển 2011, GTO đảm nhận tổ chức thực hiện 2 sự kiện:

- Triển lãm Nghệ thuật Cát:

Hình 2.3: Triển lãm nghệ thuật điêu khắc Cát – GTO thực hiện

Diễn ra từ ngày 12 đến 14/6/2011 với trên 30 tác phẩm điêu khắc cát. Qua triển lãm này, GTO Media sẽ phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức các hoạt động từ

thiện, thăm hỏi, động viên, tặng quà cho một số gia đình có người thân tử nạn khi làm nghề biển. Với ý nghĩa của việc kết nối cộng đồng cùng mong muốn đóng góp

cho một kỳ Festival thành công, GTO Media đang nỗ lực hết mình để sự kiện triển lãm nghệ thuật cát tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Hình 2.4: Bản đồ Trường Sa ghép từ hạt cà phê – GTO thực hiện

Đây là sự kiện Công ty Mê Trang đã phối hợp với Công ty cổ phần Truyền thông GTO và Life Productions triển khai thực hiện. Bản đồ Trường Sa được ghép từ hạt cà phê là sự thể hiện của niềm tin, sự động viên và khích lệ của những người

ở đất liền dành cho những cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang ngày đêm đối mặt với sóng gió, hiểm nguy, gìn giữ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tuy chỉ mới chính thức hoạt động tại địa bàn thành phố Nha Trang được chưa

tới 1 năm, nhưng với ý nghĩa thực hiện 2 sự kiện trên đã góp phần vào sự thành công của Festival Biển 2011. Có thể nói Công ty GTO là doanh nghiệp lữ hành mở đầu cho hoạt động kinh doanh MICE chuyên nghiệp tại địa bàn.

Một số doanh nghiệp lữ hành hàng đầu cả nước cũng đã mở chi nhánh tại Nha Trang tuy nhiên số lượng và chất lượng chưa được đảm bảo và cũng chưa thể tự

khai thác thị trường MICE. Cụ thể như chi nhánh Vietravel mở tại Nha Trang, tuy rằng Vietravel là một trong những doanh nghiệp lữ hành đi đầu trong khai thác và kinh doanh MICE tại Việt Nam nhưng chi nhánh Nha Trang lại chưa làm được điều này. Sự chuyên nghiệp so với tổng công ty chính vẫn còn cách khá xa, chưa có sự đồng bộ về chất lượng và dịch vụ. Phần lớn các đoàn MICE đến Nha Trang là tiếp nhận do trụ sở chính đưa về. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với câu hỏi điều tra “Loại hình MICE doanh nghiệp phục vụ chủ yếu nhất”, đề

tài thu về được bảng số liệu sau:

Bảng 2.14: Thông tin về loại hình MICE khối lữ hành kinh doanh

Loại hình Số DN Tỷ lệ % Du lịch kết hợp khen thưởng 3 50 Du lịch kết hợp hội họp 2 33,3 Du lịch kết hợp sự kiện, triển lãm 1 16,7 Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo 0 0 Chỉ đơn thuần là họp 0 0 Tổng 6 100

(Nguồn: Bảng câu hỏi điều tra)

Đúng với đặc điểm của mình, khối lữ hành với thế mạnh là lực lượng hướng dẫn viên, xe đưa đón và các tour tham quan, vì vậy loại hình MICE cụ thể mà khối này kinh doanh chủ yếu đó là du lịch kết hợp khen thưởng – khuyến thưởng với số

doanh nghiệp lựa chọn đây là hình thức kinh doanh MICE chủ yếu nhất là 3 doanh nghiệp, chiếm 50% trong tổng số các doanh nghiệp lữ hành. Tour MICE khen

thưởng thường là do các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu trao thưởng cho toàn thể

nhân viên trong công ty sau một năm hoặc một kỳ làm việc đạt thành tích tốt. Nội dung của tour này thời gian họp ít hơn thời gian đi tham quan và vui chơi, trong đó,

hình thức vui chơi thường được yêu cầu là tổ chức các trò chơi xây dựng tinh thần tập thể, tăng sự đoàn kết của nhân viên trong công ty (team-building). Hình thức này

đặc biệt được các công ty liên doanh hoặc công ty nước ngoài đặc biệt ưa thích.

Tiếp theo, là loại hình du lịch kết hợp hội họp với 2 doanh nghiệp, chiếm 33,3%. Các doanh nghiệp ngoài tỉnh thường thông qua các đại lý lữ hành để đặt thuê phòng họp với các mục đích như họp thường niên; khóa huấn luyện cho nhân viên về sản phẩm – dịch vụ mới của doanh nghiệp hoặc họp thảo luận, giải quyết vấn đề

của công ty. Trong chương trình có đặt tour tham quan bên ngoài, nhưng phần tham quan rất ít, chủ yếu chính hội họp.

Đứng thứ 3, là loại hình du lịch kết hợp sự kiện, triển lãm với 1 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 16,7%. Đối với cơ sở lữ hành phục vụ loại hình này nhiều nhất chủ yếu là tập trung vô các dịp sự kiện nhiều hơn là triển lãm, ví dụ như: các đoàn nhân viên

của các công ty có chi nhánh trên toàn quốc đến với Nha Trang để tham gia hội thi nghiệp vụ, thể thao hoặc hội diễn, liên hoan văn nghệ…Số lượng cơ sở lữ hành lựa chọn đây là hình thức MICE kinh doanh chủ yếu nhất không nhiều, cho thấy các loại hình MICE càng ít liên quan đến việc tổ chức tham quan càng không phải là thị trường kinh doanh chủ yếu của khối lữ hành. Minh chứng cho điều này là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và chỉ đơn thuần là hội họp không được doanh nghiệp nào xác định đây là thị trường kinh doanh của họ, với tỷ lệ 0%. Vai trò của khối lữ hành trong các loại hình này rất mờ nhạt, và hầu như ít cần tới. Các đoàn

khách này chỉ tập trung vô nhu cầu cơ sở lưu trú, cơ sở và dịch vụ tổ chức sự kiện, thậm chí đối với hình thức chỉ đơn thuần là họp, khách MICE hoàn toàn không có ý

định đi tham quan, đa số họ là khách trong tỉnh đến họp rồi ra về.

Như vậy, qua thông tin về thị trường loại hình kinh doanh MICE cũng cho

thấy rằng, các cơ sở lữ hành đã bắt đầu khai thác đúng thế mạnh của mình trong hoạt

động kinh doanh loại hình du lịch đặc biệt này. Du lịch khuyến thưởng, khen thưởng là hình thức mà các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như Viettravel, Saigontourist, Fiditour… đã và đang khai thác rất thành công. Các cơ sở lữ hành tại địa bàn nên tìm hiểu học hỏi, rút kinh nghiệm của các doanh nghiệp lữ hành lớn nói trên trong việc thâm nhập thị trường MICE không chỉ trong nước mà còn phải chuẩn bị sẵn

sàng để tiếp cận thị trường khách MICE quốc tế - thị trường đang có xu hướng tìm kiếm những điểm đến mới.

Về đối tượng doanh nghip MICE phc v

Bảng 2.15: Thông tin về đối tượng doanh nghiệp MICE khối lữ hành phục vụ chủ yếu nhất

Đối tượng khách Số DN Tỷ lệ %

Doanh nghiệp trong nước 6 100

Bộ/ngành 0 0

Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam 0 0

Doanh nghiệp nước ngoài 0 0

Các tổ chức, hiệp hội quốc tế 0 0

Tổng 6 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Bảng câu hỏi điều tra)

Kết quả điều tra về đối tượng doanh nghiệp MICE mà khối lữ hành phục vụ

chủ yếu nhất đó là doanh nghiệp trong nước với số doanh nghiệp lựa chọn là tất cả 6 doanh nghiệp, với tỷ lệ 100%. Trong đó, doanh nghiệp nội tỉnh theo số liệu ghi được trung bình khoảng 40%, còn lại đa số là các đoàn doanh nghiệp ngoài tỉnh đặt tour tại các cơ sở lữ hành để đến Nha Trang du lịch kết hợp các hoạt động hội họp. Tất cả

doanh nghiệp đều lựa chọn đây là đối tượng chiếm đa số, gần như tuyệt đối và cũng

là tình hình chung của các cơ sở lữ hành tại địa bàn.

Các đối tượng khác chưa được một doanh nghiệp nào lựa chọn là thị trường khai thác chủ yếu là một điểm yếu rất lớn, cho thấy khả năng khai thác cũng như

cung cấp dịch vụ cho thị trường MICE chất lượng cao của khối lữ hành tại địa bàn còn rất hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, đây là những doanh nghiệp có quỹ phúc lợi, khen thưởng cho nhân viên rất cao, họ thưởng tổ chức do nhân viên đi du lịch hàng quý hoặc theo dịp đặc biệt với mức hỗ trợ theo đầu người khá đáng kể. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những chuyến du lịch kết hợp tổ chức hội nghị hoặc sự kiện,

khen thưởng của đối tượng doanh nghiệp này yêu cầu ở chất lượng cao cấp và mức chi tiêu cho những dịch vụ cũng khá “sộp”, như thế khối lữ hành tại địa bàn cần tập trung nguồn lực đề mở rộng thị trường khai thác.

V thị trường khách MICE quc tế phc v

chủ yếu nhất mà khối lữ hành phục vụ. Tuy nhiên, đề tài vẫn tiến hành khảo sát thị trường khách MICE quốc tế để có cái nhìn rõ ràng hơn các nước có nhu cầu sử dụng dịch vụ MICE nhưng hiện tại chưa được các cơ sở lữ hành đáp ứng đủ.

Bảng 2.16: Thông tin về thị trường khách MICE quốc tế của khối lữ hành

Thị trường khách quốc tế Số DN Tỷ lệ %

Mỹ 1 50

Pháp 1 50

Tổng 2 100

(Nguồn: Bảng câu hỏi điều tra)

Theo thông tin thu về được, thì Mỹ và Pháp là hai nguồn khách quốc tế duy nhất

mà các cơ sở ghi nhận, với mỗi thị trường được 1 lần lựa chọn, chiếm 50%. Tuy nhiên, thị trường khách quốc tế này không hẳn là một đoàn khách được các cơ sở đưa từ quốc gia họ trọn gói đến Nha Trang, mà thông thường là các công ty liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ Mỹ hoặc Pháp với các quản lý

nước ngoài cùng với một số nhân viên Việt Nam. Khả năng đưa đón một hội nghị

quốc tế trực tiếp của khối lữ hành tại địa bàn còn rất yếu và gần như là chưa thực hiện được.

V hình thc xúc tiến qung bá MICE

Bảng 2.17: Thông tin về hình thức xúc tiến quảng bá MICE của khối lữ hành

Hình thức quảng bá Số lựa chọn Tỷ lệ % Website 5 35,7 Tờ gấp, sách mỏng 4 28,6 Báo chí 2 14,3

Chưa có hình thức quảng cáo chuyên biệt về MICE 1 7,1

Truyền hình 1 7,1

Tham gia câu lạc bộ MICE quốc tế 1 7,1

Tổng 14 100

Khối lữ hành đa số lựa chọn hình thức tiếp thị các dịch vụ, sản phẩm MICE thông qua quảng bá trên website với 5 lần lựa chọn, chiếm 35,7% số lần trả lời của khối lữ hành. Tiếp theo là hình thức phát tờ gấp, sách mỏng với 4 lần lựa chọn, chiếm 28,6%. Hình thức quảng bá thứ 3 là đăng tin quảng cáo trên báo, tạp chí. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lựa chọn việc chưa có hình thức quảng cáo chuyên biệt cho MICE rõ ràng với số lần lựa chọn là 1, chiếm tỷ lệ 7,1%. Quảng bá trên truyền hình và tham gia câu lạc bộ MICE quốc tế với cùng số lựa chọn là 1. Đây là hai hình thức có hiệu quả quảng bá cao mà các nước đã áp dụng rất thành công, tuy nhiên tỉ

lệ các cơ sở tại Nha Trang lựa chọn các biện pháp này lại là ít nhất. Mặc dù quảng bá trên website của doanh nghiệp là hình thức nhanh, tiết kiệm chi phí nên được hầu hết doanh nghiệp áp dụng, nhưng đây chưa phải là hình thức có thể thâm nhập sâu vào cộng động MICE. Đối với MICE, các doanh nghiệp phải chủ động gia nhập và chủ động hợp tác mới có thể đưa các đoàn MICE quốc tế về Nha Trang thay vì các

địa điểm khác. Nhìn chung, hoạt động quảng bá của khối lữ hành tại địa phương còn khá yếu. Các dịch vụ quảng bá liên quan đến MICE được đăng tải trên website là về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động xây dựng đội nhóm và thường quảng bá riêng rẽ, chưa có sự liên kết

đường dẫn tới các website câu lạc bộ MICE trong nước.

V hình thức đào tạo đội ngũ nhân viên

Bảng 2.18: Thông tin về hình thức đào tạo nhân viên phụ trách MICE của khối lữ hành

Hình thức đào tạo Số lựa

chọn

Tỷ lệ % Cử nhân viên đi học khóa đào tạo 4 28,6

Chưa có hình thức đào tạo chuyên nghiệp 4 28,6

Cập nhật kiến thức từ internet 3 21,4

Tham gia câu lạc bộ/hiệp hội MICE quốc tế

2 14,3

Mời chuyên gia về đào tạo 1 7,1

Tổng 14 100

Vì MICE là một loại hình còn rất mới, hiện tại ở nước ta số cơ sở có đào tạo MICE bài bản chỉ đếm trên đầu ngón tay, do đó đa số các cơ sở lữ hành phải tiến

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 82 - 96)