Phương hướng phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 148 - 150)

7. Hạn chế của đề tài:

3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới

Tổng cục Du lịch Việt Nam nhận định năm 2011 sẽ là “Năm Du lịch bản lề

quan trọng”, cho thấy ngành du lịch đã dành được sự quan tâm đầu tư rất lớn của

Nhà nước, bắt đầu chuyển mình trở thành ngành chiến lược chủ chốt với hy vọng

trong năm 2011 sẽ đóng góp 4,5% vào GDP của nước ta. Mặc dù những bất ổn trên thế giới sẽ tác động bất lợi nhất định đến ngành Du lịch trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, với bối cảnh ổn định kinh tế, chính trị trong nước và hiệu ứng tích lũy trong

công tác xúc tiến quảng bá của ngành nhiều năm qua đã và đang tạo đà tiếp tục tăng trưởng du lịch trong năm tới. Kỳ vọng đón 5,3 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ

30 triệu lượt khách nội địa, doanh thu trên 120 ngàn tỷ đồng được nhận định là rất khả quan cho năm 2011.

Mục tiêu cụ thể trong năm 2011, ngành Du lịch sẽ bắt đầu chuyển hướng chiến

lược, tập trung đầu tư phát triển theo chiều sâu, coi trọng chất lượng dịch vụ.

Và cũng trong năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hoàn thành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020- tầm nhìn 2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong dự thảo của chiến lược này, Tổng Cục Du lịch dự tính Việt Nam sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32-35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP của cả nước. Năm 2020

sẽ đón được 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45-48 triệu lượt khách nội địa,

doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của cả nước. Dự báo đến năm

2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.

Theo ông Hà Văn Siêu – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch cho rằng năm 2011 và những năm tiếp theo, vị thế ngành Du lịch Việt Nam sẽ được khẳng định rõ nét hơn bằng chất lượng thụ hưởng du lịch, tác

động lan tỏa tới kinh tế xã hội, sức cạnh tranh và hình ảnh quốc gia trong khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay Việt Nam vẫn chưa thật sự có những sản phẩm du lịch đặc trưng mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Chất

lượng sản phẩm du lịch chưa cao nhưng giá cả thì lại thiếu cạnh tranh. Điều này lý giải tại sao lượng du khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là lượng

khách đến rồi quay lại lần 2, lần 3 rất hiếm. Vì vậy, để thu hút khách du lịch như

mục tiêu chiến lược đề ra, từ năm 2011, Tổng cục Du lịch sẽ chỉ đạo phát triển sản phẩm - thị trường du lịch theo hướng tập trung xây dựng các dòng sản phẩm du lịch

đặc trưng, thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng khai thác du khách đến từ các thị trường gần như ASEAN và Đông Bắc Á có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày với những sản phẩm mới như du lịch chữa bệnh, làm đẹp và đặc biệt nhất là du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo với mức chi tiêu bình quân gấp 4-6 lần khách du lịch bình thường.

Ngay từ năm 2010, Tổng cục Du lịch cũng đã có những biện pháp triển khai phát triển du lịch cả nước theo 4 trọng tâm chính đó là: chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược xúc tiến quảng bá, chiến lược đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và chiến lược phát triển sản phẩm – thị trường, trong đóviệc xây dựng các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng tập trung vào thị trường khách cao cấp với những sản phẩm mới như du lịch MICE đã và đang đành được sự quan tâm đáng kể. Bởi du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng mà còn để

tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, phát triển thị trường. Ngoài ra, Việt

Nam được đánh giá là một điểm đến mới mẻ, an toàn và thân thiện, điểm đầu tư hấp dẫn. Đó là lý do những lý do mà những năm gần đây, du lịch MICE đang có những

chọn nhiều nhất trong các chương trình du lịch MICE như Phú Quốc, thành phố Hồ

Chí Minh,Phan Thiết, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Hà Nội…

Tóm lại, ngành du lịch nước ta đang dần tiến sang một giai đoạn mới với sự đầu tư phát triển bài bản, cụ thể và chuyên nghiệp hơn, điều này cũng đã tạo cơ hội lớn cho loại hình du lịch MICE phát triển vốn là loại hình có thể tận dụng tối đa lợi thế của nước ta để mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ.

3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 148 - 150)