Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 31 - 194)

7. Hạn chế của đề tài:

1.3. Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới

1.3.1. Tình hình phát triển chung

MICE là loại hình du lịch được các quốc gia trên thế giới khai thác từ giữa những năm 80, nó không phải là loại sản phẩm du lịch mới mà phát triển qua nhiều giai

đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ

chức và hạ tầng cơ sở nhất định.

Loại hình du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế

giới quan tâm đặc biệt, đẩy mạnh phát triển vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn so

với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm, tạo ra nhiều việc làm, tạo sự giao lưu văn hóa

giữa các quốc gia. Hàng năm, trên thế giới diễn ra hàng ngàn những cuộc hội họp, hội

nghị, khen thưởng, triển lãm hay những sự kiện lớn nhỏ có tầm cỡ quốc gia hay quốc tế

của các công ty, các tập đoàn (số lượng sự kiện tăng đến hơn 3000 chỉ trong 10 năm từ

Bảng 1.1 : Các sự kiện MICE trên toàn thế giới từ năm 2000– 2009

( Nguồn : Hiệp hội Hội nghị và Hội thảo quốc tế )

Theo số liệu thống kê của hiệp hội hội nghị, hội thảo quốc tế thì :

- Tổng giá trị thu được từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ USD

và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ USD - chiếm hơn 10% GDP thế giới.

- Trung bình trong các cuộc họp quốc tế thì mỗi người chi tiêu khoảng 343 USD/ ngày - Trung bình một năm các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới chi tiêu khoảng 3 tỉ USD.

- Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280

tỉ USD.

Trên thị trường du lịch MICE thế giới hiện nay thì các quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ là có nhu cầu lớn và khả năng đáp ứng tốt nhất cho loại hình du lịch này.

Bảng 1.2: Cácquốc gia có số lượng hội nghị được tổ chứcnhiều nhấttrên thế giới

Đvt: hội nghị Hạ ng Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 Mỹ 538 468 571 587 620 648 645 651 637 595 2 Đức 325 299 314 339 409 415 449 525 450 458 3 Tây Ban 212 221 304 302 387 352 316 365 385 360 Năm Số sự kiện 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 5.186 5.187 5.979 6.198 7.274 7.634 8.094 8.586 8.715 8.294

Nha 4 Ý 243 278 293 317 329 324 323 350 350 350 5 Anh 321 231 310 323 315 389 390 368 381 345 6 Pháp 297 273 283 283 372 360 370 340 397 341 7 Brazin 124 105 107 128 161 186 231 223 255 293 8 Nhật 176 213 211 197 205 232 243 265 281 257 9 Trung Quốc 83 79 130 81 229 226 255 264 262 245 10 Áo 101 103 111 156 165 188 240 243 212 236 Hà Lan 191 186 170 190 230 234 229 235 253 236 12 Thụy Sĩ 106 117 154 170 169 193 189 205 204 214 13 Canada 168 156 190 168 204 199 209 247 270 213 14 Thụy Điển 142 141 140 143 164 157 171 161 177 184 15 Hàn Quốc 53 106 113 93 149 139 167 147 184 176 ( Nguồn : Hiệp hội Hội nghị và Hội thảo quốc tế ) Số lượng nhu cầu hội nghị của Mỹ vẫn giữ vị trí số 1 thế giới với tổng số 595 sự

kiện diễn ra trong năm 2009 và liên tục dẫn đầu các quốc gia trên thế giới trong 10 năm

liền. Các quốc gia tiếp theo hầu hết là các quốc gia Châu Âu. Nhật,Trung Quốcvà Hàn Quốc là 3 quốc gia Châu Á có tên trong top 15 chứng tỏ Châu Á đã và đang tập trung

đầu tư phát triển mạnh mẽ thị trường du lịch đầy tiềm năng này.

Bảng 1.3: Cácthành phố có số lượng hội nghịđược tổ chức nhiều nhất trên thế giới

Đvt: hội nghị

Hạ

ng Thành phố 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

2 Bacelona 56 70 103 92 135 132 106 118 138 135 3 Paris 109 96 90 94 136 132 163 140 154 131 4 Berlin 71 63 76 98 120 103 121 146 112 129 5 Singapore 66 50 69 77 101 117 134 140 128 119 6 Copenhagen 49 69 65 61 79 84 81 80 88 103 7 Stockholm 67 65 57 61 74 70 73 73 90 102 8 Amsterdam 62 57 45 63 77 101 89 100 103 98 9 Lisbon 45 45 41 72 81 84 78 104 89 98 10 Beijing 45 41 56 32 110 99 98 110 87 96 11 Buenos Aires 47 45 33 31 60 60 68 83 91 90 12 Seoul 31 70 72 52 94 84 102 83 91 90 13 Budapest 50 52 70 70 88 97 97 98 105 87 14 Madrid 57 50 54 62 70 70 67 88 73 87 15 Prague 43 57 63 93 84 83 104 98 90 86 ( Nguồn : Hiệp hội Hội nghị và Hội thảo quốc tế )

Theo đánh giá của Hiệp hội Du lịch Châu Á, sau 10 năm phát triển, công nghệ du

lịch MICE đã giúp cho các nước Châu Á vừa tăng được lượng khách quốc tế và doanh thu, vừa có tác động mạnh mẽ đến giao lưu văn hoá, khuyến khích đầu tư và tăng kim

ngạch xuất nhập khẩu.

Rút kinh nghiệm thực tiễn từ rất nhiều quốc gia hiểu được cơ hội của MICE như

Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo... Châu Á đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào thị trường

MICE. Điển hình như Trung tâm Hội nghị Hồng Kông hàng năm thu hút trên 4,5 triệu

lượt khách MICE (nhiều gấp 3 lần tổng lượng khách du lịch quốc tế đến VN) hay

Singapore trong năm 2007 đã đón khoảng 10,3 triệu khách, tăng khoảng 5,4% so với

năm 2006. Khách làm ăn kinh doanh và khách MICE chiếm khoảng 28% tổng lượng

khách đến Singapore, và đem lại gần 35% doanh thu của toàn ngành du lịch (khoảng chừng 4 tỉđô la Sing), Singapore cũng là thành phố trong khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương có số lượng hội nghị tổ chức năm 2009 xếp hạng cao nhất trên thế giới (bảng 1.2).Thái Lan và Malaysia cũng đã xác định MICE là mũi nhọn du lịch trong những

năm tới.

1.3.2. Kinh nghiệm từ một số quốc gia có thị trường MICE phát triển.1.3.2.1. Singapo 1.3.2.1. Singapo

Trong bảng xếp hạng các thành phố trên toàn thế giới có số lượng hội nghị được tổ

chức năm 2009, Singapore đứng vị trí thứ 5 sau 4 thành phố thuộc Châu Âu là Vienna (Ý), Barcelona (Tây Ban Nha), Paris (Pháp) và Berlin (Đức) và là thành phốcó thị trường MICE lớn nhất châu Á cho thấy quốc gia này dành sự đầu tư rất lớn cho việc phát triển thị trường du lịch MICE.

Singapore có lợi thế ở vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng rất hoàn hảo và những điểm

tham quan thu hút khách đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành trung tâm giao

thương quan trọng của khu vực.

Từ sân bay quốc tế Changi, có thể bay đến các thành phố lớn của châu Á trong vòng 6 giờ, và chỉ mất hơn 3 giờ bay để đến các thành phố lớn trong khu vực Đông

Nam Á. Có khoảng 81 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại sân bay này với tần suất 4.300 chuyến/tuần. Sân bay quốc tế Changi vừa đưa vào hoạt động nhà ga thứ 3 với diện tích xây dựng trên 380.000m2. Cùng với hai nhà ga cũ, sân bay Changi có thể đón 70 triệu lượt khách mỗi năm. Chính phủ Singapore cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà ga nữa nhằm khai thác tối đa công suất đón khách của sân bay này. Là trung tâm tài chính và kinh tế của khu vực, hàng năm Singapore tổ chức hàng ngàn sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo và triển lãm với quy mô lớn, thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới.

Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên đến

hàng ngàn người như :

- Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec Singapore: Suntec Singapore nằm trong khu trung tâm của Marina Bay, nơi có khoảng 700 công ty đang hoạt động. Khu vực này thu hút hơn 2 triệu lượt khách mỗi tháng. Trên diện tích khoảng 75.000m2 của Suntec Singapore, có một phòng họp đa chức năng rộng 12.000m2, một phòng

dành cho triển lãm có diện tích tương đương cùng với 5.200 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn, 1.000 gian hàng bán lẻ, 300 nhà hàng phục vụ ăn uống và 6 trung tâm mua sắm nhằm phục vụ cho những sự kiện lớn diễn ra ở đây.

- Singapore Expo: nằm cạnh sân bay quốc tế Changi, là nơi tổ chức những sự

kiện như triển lãm và hội nghị vào loại lớn nhất trong khu vực. Với diện tích xây dựng trên 60.000m2, hàng năm nơi đây diễn ra khoảng hơn 400 sự kiện và thu hút trung bình khoảng 6 triệu du khách.

- Trung tâm thương mại quốc tế Singapore (WTC) mỗi năm tổ chức khoảng 200 sự kiện quốc tế lớn và thu hút khoảng 5 triệu du khách

Ngoài ra còn có Marina Bay với diện tích hơn 100.000m2 phục vụ cho các đoàn

du lịch MICE có số lượng khách đến hàng chục ngàn người. Trong đó, 89.000m2 dành cho tổ chức triển lãm và phòng hội họp, 9.200m2 dành cho sinh hoạt giải trí có sức chứa tới 7.500 người hay đảo du lịch nghỉ dưỡng Sentosa rộng gần 50 ha với kinh phí

đầu tư đến 6 tỷ đô la Sing có khả năng đón tiếp những đoàn khách MICE với số lượng

lên đến 12.000 người bất cứ lúc nào.

Mục tiêu của Singapore là thu hút khoảng 17 triệu lượt khách vào năm 2015, đem

về nguồn thu khoảng 30 tỉđô la Sing. Tổng cục du lịch Singapore (STB) dự kiến sẽ tăng doanh thu từ loại hình du lịch kinh doanh và du lịch MICE lên khoảng 10 tỉđô

la Sing vào năm 2015.

Tất cả các địa điểm tổ chức MICE tại Singapore đều có cơ sở hạ tầng vật chất

đẳng cấp quốc tế, tiện nghi hiện đại, hệ thống giao thông đi lại, cầu cảng rất thuận tiện, hệ thống thiết bị hỗ trợ tiên tiến cùng với đội ngũ nhân viên đa quốc gia thông thạo ngoại ngữ và làm việc rất năng động, chuyên nghiệp cho thấy sự thành công của Singapore trong thị trường MICE là tất yếu. Singapore ghi điểm vào tâm trí du khách MICE là một thành phố “ xanh – sạch – văn minh” với quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn hảo, có thể đáp ứng thuận tiện nhất cho nhu cầu hội nghị.

1.3.2.2. Hồng Kông

Khác với Singapore, thế mạnh thu hút khách du lịch nói chung và thị trường khách MICE nói riêng của Hồng Kông nằm ở “mua sắm và ăn uống”. Hồng Kông là thành

phố hiện đại, náo nhiệt với các khu trung tâm thương mại, tài chính đồ sộ, công viên Hongkong Disneyland và hệ thống gần 120 điểm vui chơi giải trí cao cấp, hấp dẫn (khu quảng trường Thời Đại, khu châu Á, khu Thái Bình Dương, khu giải trí kỹ thuật cao,

vườn điêu khắc thế giới…). Ngoài ra, Hồng Kông còn phát triển du lịch sinh thái (70% diện tích của Hồng Kông là tự nhiên và nông thôn), tất cả những yếu tố trên tạo nên một sức lôi cuốn mạnh mẽ, kéo dài thời gian của du khách ở Hồng Kông và là địa điểm

ưa thích của các cuộc hội chợ, triển lãm trên toàn thế giới.

Hồng Kông còn có sự hậu thuẫn lớn từ Hiệp hội du lịch Hồng Kông (được thành lập vào tháng 5/ 1999)với nhiều chính sách hỗ trợ đường hướng phát triển cũng như ngân sách đầu tư cho công nghiệp du lịch tại nước này.

Rất nhiều quốc gia, công ty, tập đoàn chọn Hồng Kông làm nơi tổ chức hội nghị

kinh tế, chính trị, văn hóa. Quý đầu năm 2010 Hồng Kông đã đón trên 280.000 khách MICE tăng 29% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng Trung tâm Hội nghị Hồng Kông

hàng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt khách (nhiều gấp 3 lần tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam) tham dự. Ngoài ra, còn có các trung tâm lớn chuyên dành cho

MICE như Triển lãm thế giới châu Á (AWE), Trung tâm thương mại và triển lãm quốc tế

(HKCEC) tại vịnh Kowloon, Trung tâm Hội nghị - Triển lãm ngay trung tâm thành phố…

1.3.2.3. Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia chiếm giữ vị trí thứ 9 thế giới với tổng số 245 sự kiện năm 2009, trong đó thủ đô Bắc Kinh giữ vị trí thứ 10 với 96 sự kiện. Trung Quốc nổi lên với nền văn hóa phương Đông đặc trưng vào loại bậc nhất Châu Á, với các di tích, truyền thống lịch sử lâu đời tạo một sức hấp dẫn đặc biệt. Thêm vào đó Trung Quốc là

nước có dân số đông, nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới – là thị trường tiềm năng cho các

doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới đến đầu tư, khai thác, mở rộng thị trường. Các sự kiện lớn mà Trung Quốc tổ chức rất thành công trong thời gian gần đây như:

- Olympic Bắc Kinh 2008

- Hội chợ triển lãm quốc tế Thượng Hải 2010: là hội chợ triển lãm mô hình đô thị trong tương lai lớn nhất hành tinh được tổ chức trong 6 tháng, từ 1-5 đến 31-10-2010

tại bờ sông Hoàng Phố, Thượng Hải, thu hút trên 70 triệu lượt người trên khắp thế giới tới thăm

- Đại hội thể thao châuÁ tại Quảng Châu …

Những sự kiện trên đã gây tiếng vang rất lớn bởi sự chuẩn bị công phu,kỹ lưỡng, quy mô lớn, thể hiện đặc trưng văn hóa độc đáo thu hút hàng triệu du khách. Nó đã giúp Trung Quốc chiến thắng trong cuộc đua giành quyền tổ chức hội nghị lần thứ 52 của ICCA– tổ chức hàng đầu thế giới về công nghiệp du lịch hội nghị, hội thảo vào cuối năm 2013.

1.4. Tình hình phát triển du lịch MICE tại Việt Nam1.4.1. Tình hình phát triển chung trong thời gian qua 1.4.1. Tình hình phát triển chung trong thời gian qua

Mặc dù MICE đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng du lịch MICE với Việt Nam lại là loại hình tương đối mới. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là một

“Ngôi sao đang lên”, một điểm đến mới hấp dẫn khách du lịch MICE từ khắp nơi trên

thế giới.

Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa điểm phổ biến tại nước ta

có khả năng khai thác thế mạnh này khá hiệu quả. Tại thành phố Hồ Chí Minh, du lịch MICE được xác định là một trong bốn loại hình du lịch chính cần hướng đến phát triển

tốt trong tương lai cùng với du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Lần đầu tiên ngành du lịch thành phố có gian hàng giới thiệu tiềm năng du lịch MICE tại

hội chợ IMEX 2010, hội chợ chuyên về MICE tại Phrăng-phuốc (Đức) vào tháng 5 vừa

qua. Còn Thủ đô Hà Nội được bình chọn là một trong năm thành phố tốt nhất châu Á.

Thời gian qua, Hà Nội luôn được chọn để tổ chức sự kiện lớn của khu vực và quốc tế,

gắn kết với nhiều chương trình du lịch.

Để có thể phát triển mạnh mẽ, du lịch MICE cần một sự liên kết chặt chẽ và rộng khắp trong mạng lưới các Công ty Du lịch Lữ hành, các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn, resort, trung tâm hội nghị hội thảo. Nhận thức được tầm quan trọng

đó hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Việt Nam airlines) và Saigontourism cùng các khách sạn 5 sao ở Việt nam như: New World, Sofitel, Sheraton, Legend, Equaterial đã

thành lập nên “Vietnam – Meetings – Incentives club” (VMI). Câu lạc bộ đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ những bước đầu tiên cho thị trường MICE tại Việt Nam phát triển. VMI tổ chức tiếp thị tại các hội chợ quốc tế như: AIME tại Úc, IT & CMA tại Thái Lan, IMEX tại Đức, EITBM tại Thụy Sỹ. Câu lạc bộ còn quan tâm khuyếch

trương hình ảnh của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore),

CEI (Hồng Kông), MICE NET (Úc), tổ chức nhiều đoàn tham quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam cho các nhà báo chuyên ngành du lịch MICE và các nhà tổ chức sự

kiện quốc tế tại Singapore, Hồng Kông, Đức, Úc. Câu lạc bộ đã tổ chức thành công các họat động giới thiệu Việt Nam tại Singapore (tháng 03/2005) và Sydney (tháng 09/

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại nha trang, khánh hòa (Trang 31 - 194)