Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn

TCM là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện. Các hoạt động chính diễn ra ở TCM bao gồm:

học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh: Trong tình hình hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một nhu cầu tất yếu trong giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng. Trong q trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của mình, hiệu trưởng bao giờ cũng quan tâm đặc biệt đến hoạt động của TCM, vì đây là hoạt động chính của một nhà trường. Việc đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trị quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập cùa HS có năng lực ở một mức độ nào đó, tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn.

- Hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình mơn học của nhóm bộ mơn và của tổ chuyên môn đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (hoặc yêu cầu cần đạt), đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học của cá nhân và quản lý hoạt động giảng dạy, giáo dục của từng GV, của cả tổ theo kế hoạch giáo dục của nhà trường được hội đồng trường phê duyệt.

- Hoạt động bồi dưỡng học sinh: Nâng cao chất lượng học sinh đại trà, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu kém. Việc phát hiện và bồi dưỡng những HS có tư chất thơng minh, có kết quả vượt trội các mặt cần được tiến hành thường xuyên.

- Các hoạt động thực hiện tự bồi dưỡng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hoạt động: Tổ chức chuyên đề, thao giảng thi GV dạy giỏi, thi triển lãm thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm, ... nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên.

- Hoạt động nghiên cứu bài học: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các GV trong tổ khối cùng xây dựng phương án bài học, sau đó dự giờ, quan

sát, suy ngẫm và trao đổi ý kiến về tiết dạy thử nghiệm (tập trung chủ yếu vào hoạt động học của HS). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của GV đến việc học của HS thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học của HS. Từ đó, GV được chia sẻ, học tập kinh nghiệm giảng dạy, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng HS trong lớp mình.

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sân chơi giao lưu phát triển trí tuệ cho học sinh: TCM có thể lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và đạt hiệu quả với từng lớp, từng khối, từng đối tượng HS. Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện theo định hướng tăng cường sự trải nghiệm phát huy khả năng độc lập sáng tạo của mỗi học sinh. Tạo môi trường trái nghiệm khác nhau để học sinh được tham gia là nhiều nhất, đó cũng là khởi nguồn của sự sáng tạo, tạo điều kiện để biến những ý tưởng sáng tạo của HS thành hiện thực giúp các em thể hiện mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tiến hành song song, đồng thời cùng hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thơng. Đó cũng là một bộ phận khơng thể tách rời của quá trình giáo dục, được tố chức ngồi giờ học các mơn văn hóa, có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học ở trên lớp.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá: Các thành viên trong tổ thực hiện việc kiểm tra giám sát lẫn nhau: như việc xây dựng kế hoạch bài dạy, tổ chức các hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy định. Đánh giá giáo viên theo Thông tư số 20/2018/TT-BDGĐT về chuẩn GV cơ sở giáo dục phổ thông.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến, triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học… nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường.

- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của cấp trên, căn cứ vào quy chế chuyên môn, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận những khó khăn trong việc thực hiện chương trình, đặc biệt là chương trình giảm tải. Bên cạnh đó, TCM cịn phải dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình và dự kiến những giải pháp giải quyết khả thi theo khả năng của giáo viên và điều kiện cần có. Song song với việc nghiên cứu kỹ chương trình ở các khối lớp được phân công giảng dạy, tổ chuyên môn cần yêu cầu giáo viên nghiên cứu thêm chương trình tồn cấp. Trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần tập trung rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc cần thảo luận ở tổ; tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và giáo dục để giáo viên căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục của cá nhân đúng theo các quy định.

Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong TCM là tác động quản lý của hiệu trưởng đến giáo viên, hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng phát triển năng lực dạy học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo viên và chất lượng người giáo viên trong nhà trường. Đề xuất xếp loại thi đua, khen thưởng GV có thành tích tốt trong các hoạt động giảng dạy… Hỗ trợ khích lệ giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm sư phạm, khuyến khích giáo viên tổng kết và làm theo kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 31 - 34)