Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 98 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu và khả thi

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu và tính khả thi. Đây là nguyên tắc chủ đạo, là kim chỉ nam trong quá trình đề ra các biện pháp quản lý hoạt động TCM tại các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai Khi nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu được áp dụng trong việc đề xuất các biện pháp thì chúng ta mới xác định rõ mục tiêu chủ đạo của giáo dục trong nhà trường THCS và đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, trong đó quản lý hoạt động TCM đóng vai trị quan trọng nhất để nâng cao hoạt động GD. Bên cạnh việc đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong qui trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác thì các biện pháp đó phải đảm bảo tính khả thi sát với thực tiễn giáo dục, QLGD và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế tại cơ sở GD nhằm đạt mục đích về nâng cao chất lượng hoạt động TCM. Hơn nữa, tính khả thi địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp đưa ra nhằm đảm bảo tính kế thừa những biện pháp truyền thống đã có được tổng kết từ thực tiễn hoạt động tổ chuyên môn qua các thời điểm phát triển kinh tế xã hội của địa phương và có sự cải tiến sao cho phù hợp với tình hình mới. Khi xây dựng các biện pháp phải kế thừa, phát

huy những kết quả nghiên cứu, ứng dụng đã đạt được trong hiện tại, những thành tựu khoa học, ứng dụng CNTT. Tức là phải kế thừa những điểm mạnh, những mặt tích cực đã và đang đạt được, đồng thời có phương hướng, cách thức khắc phục những hạn chế đang tồn tại qua việc đề xuất các giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó phải cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các yêu cầu của ngành phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, các nguồn lực hiện có của từng trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê trong quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên môn.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn và tính đồng bộ

Các biện pháp phải đảm bảo sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng, đường lối chính sách của nhà nước phù hợp với tình hình thực tế ngành giáo dục trên cơ sở tuân thủ những quy chế của Bộ GD&ĐT.

Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính đồng bộ, nghĩa là nằm trong một thể thống nhất, tác động lẫn nhau cùng phát triển. Các biện pháp quản lý được xác lập trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn nhằm mục đích nâng cao chất lượng chuyên môn. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động phải được tiến hành đồng bộ với các biện pháp về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng quy chế, các điều kiện giao lưu, học hỏi chuyên môn cũng như tạo ra môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường để thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung. Chỉ có đảm bảo tính đồng bộ mới phát huy được mặt mạnh của từng biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 98 - 99)