Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 90 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS thị

2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên

chuyên môn ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Qua bảng 2.14 cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường được đánh giá dựa vào hai nội dung và đều có điểm trung bình lơn hơn 3.0, chứng tỏ cả hai đều có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TCM tại các trường THCS nói chung và địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai nói riêng.

Bảng 2.14: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTCM ở trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

STT Yếu tố Mức độ ảnh hưởng (%) ĐTB

(X )

1 2 3 4

I. Các yếu tố bên ngồi nhà trường

1 Các chủ trương, chính sách của Đảng

về giáo dục 46,7 43,3 10 0 3,37

2 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà

trường 30,8 44,2 22,5 2,5 3,03

II.Các yếu tố bên trong nhà trường

1 Trình độ, năng lực quản lý của Hiệu

trưởng 52,5 42,5 5 0 3,48

2 Năng lực quản lý của Tổ trưởng

chuyên môn 48,3 33,3 15,9 2,5 3,27

3

Năng lực và thái độ làm việc của đội

ngũ giáo viên 49,2 42,5 8,3 0 3,41

Mức độ ảnh hưởng: 1. Rất ảnh hưởng; 2. Ảnh hưởng; 3. Ít ảnh hưởng; 4. Khơng ảnh hưởng

Trong đó, nội dung “Các chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục” có ảnh hưởng cao nhất với điểm trung bình 3,37 đánh giá rất cao về hoạt động

này, Hiệu trưởng các trường luôn lấy chính sách của Đảng, Luật Giáo dục để làm cơ sở điều hành cho các hoạt động QLGD. Ngồi ra, có 22,5% ý kiến cho rằng ít ảnh hưởng và 2,5% GV cho rằng cơ sở vật chất nhà trường không ảnh hưởng đến hoạt động của TCM. Nhưng thực tế nếu không đảm bảo các thiết bị cho hoạt động dạy và học thì TCM khơng thể có những tiết học tốt. So với yêu cầu thì nhiều trường vẫn còn thiếu thốn về phòng học, điều kiện làm việc, đồ dùng dạy học, các phịng thí nghiệm thực hành với trang thiết bị nghèo nàn, thư viện sách tham khảo cho GV chưa phong phú... Điều đó ảnh hưởng đến việc quản lý các hoạt động chung của nhà trường và quản lý các hoạt động của TCM.

Về các yếu tố bên trong nhà trường:

* Về năng lực của Hiệu trưởng: Hoạt động của các TCM ở trường THCS thị xã An Khê trong những năm gần đây có chuyển biến nhất định. Đó là do Hiệu trưởng nhà trường đã có tác động bằng các biện pháp thiết thực để TTCM cùng các nhóm trưởng chun mơn và GV trong tổ/nhóm chun mơn làm việc khá hiệu quả nhằm thực hiện kế hoạch của nhà trường đề ra. Đó là những việc làm rất quan trọng, vì nhiệm vụ trung tâm của nhà trường là hoạt động dạy và học. Ý kiến đánh giá mức độ rất ảnh hưởng với ĐTB là 3,48 xếp hạng 1. Tuy nhiên, năng lực hoạt động thực tiễn của Hiệu trưởng cũng cịn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những vướng mắc, nguyện vọng của các TCM và GV; việc đi sâu đi sát các hoạt động của các TCM trong nhà trường chưa được đồng đều. Do đó, đơi khi hiệu quả cơng việc khơng được như mong muốn.

* Về năng lực của các TTCM: Mức độ ảnh hưởng về năng lực của các TTCM được đánh giá cao nhất ở mức độ rất ảnh hưởng với ĐTB là 3,27 bởi lẽ TTCM là người trực tiếp quản lý TCM. Về cơ bản, các TTCM của nhà trường đã thực hiện tốt công tác như: quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ và của GV; xây dựng và thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học, giáo dục.

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý dự giờ, hội giảng, thao giảng được TCM thực hiện khá tích cực và có hiệu quả. Mặc dù vậy, cũng cịn nhiều những điểm hạn chế về năng lực quản lý của đội ngũ TTCM trong công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch; Quản lý hoạt động dạy - học; quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM . Một số TTCM mới được bổ nhiệm nên chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành, quản lý hoạt động TCM.

* Về trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ GV: Ý kiến đánh giá mức độ rất ảnh hưởng của yếu tố này cao ở mức thứ hai với ĐTB là 3,41 ở mức rất ảnh hưởng. Các GV trong nhà trường có trình độ đào đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc được giao. Đó là yếu tố giúp cho Ban giám hiệu và TTCM quản lý hoạt động TCM được tốt hơn. Song một thực tế là số lượng giáo viên giữa các TCM khơng đồng đều, những giáo viên trẻ thì kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Mặt khác, các TCM là tổ ghép nhiều môn nên nhiều khi gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động TCM.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 90 - 92)