Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 120 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động TCM, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình GDPT 2018

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho tổ chuyên môn để thực hiện đổi mới giáo dục và thực hiện Chương trình GDPT 2018. Bởi vì thiết bị và đồ dùng

dạy học là phương tiện vật chất quan trọng phục vụ quá trình dạy học, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình GDPT 2018 thì vai trị của việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ngày càng quan trọng hơn. Nó giúp cho GV và HS thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học, tạo điều kiện trực tiếp cho HS phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Tận dụng các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện tối đa trong năng lực tài chính hiện có để trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường; đồng thời động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của nhà trường khai thác hiệu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần thực hiện một số nội dung sau:

Xây dựng quy hoạch trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; đảm bảo đủ số lượng chất lượng các phòng học, phòng bộ mơn, thư viện, phịng chức năng, sân chơi, bãi tập, vườn thực hành của trường; chú trọng xây dựng mơi trường xanh - sạch - đẹp – an tồn.

Có kế hoạch đầu tư, trang bị các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy như: máy vi tính, máy chiếu, thiết bị nghe nhìn...

Mỗi năm học, Phó Hiệu trưởng tham mưu Hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, đề xuất mua sắm trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo trên cơ sở đề nghị của các TCM.

Chỉ đạo, tổ chức các TCM có KH sử dụng, bảo quản và kiểm kê định kỳ để kịp thời phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời; Khuyến khích đội ngũ GV tự làm các thiết bị, đồ dùng dạy học. Bồi dưỡng giáo viên, học sinh khai thác thiết bị dạy học, công nghệ thông tin. Đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm theo hướng hình thành tri thức thơng qua kết luận sau khi tiến hành thí nghiệm.

Tổ chức cho các bộ phận xây dựng nội quy, quy định sử dụng và khai thác các loại thiết bị dạy học bao gồm nội quy phòng máy, phòng thực hành thí nghiệm các bộ mơn, nội quy phịng đọc, các quy định về việc sử dụng thiết bị dạy học và yêu cầu mọi người phải nghiêm túc thực hiện.

Yêu cầu giáo viên sử dụng phương tiện dạy học vào kế hoạch chuyên môn theo từng nội dung giảng dạy, từng bài, từng chương, vào tiêu chuẩn thi đua. Theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học được thông qua tổ bộ môn, tổ thiết bị. Thường xuyên phát động phong trào thi đua sử dụng phương tiện dạy học coi đây là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng công tác chuyên môn của giáo viên trong đánh giá thi đua cuối năm.

Để thực hiện tốt các cơng việc trên địi hỏi Hiệu trưởng cần thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, tạo mối quan hệ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Tránh ỷ lại trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Có kế hoạch cụ thể vào từng giai đoạn về việc xây dựng cơ sở vật chất là yêu cầu cần thiết để thực hiện tốt biện pháp này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 120 - 122)