Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở

1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch ở trường phổ thông là chức năng đầu tiên có vai trị định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức. Là quá trình xác định mục tiêu cần đạt, các nhiệm vụ cơ bản, xác lập các biện pháp thực hiện của nhà trường, của đơn vị và cá nhân trong trường cần phải hoàn thành trong kế hoạch.

Từ nhiệm vụ như trên xây dựng kế hoạch của TCM là một nội dung quan trọng trong công việc điều hành của hiệu trưởng. Do vậy, kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu như sau: cần quán triệt cho TTCM, GV về nguyên tắc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM theo quy định; Hướng dẫn mẫu kế hoạch, các yêu cầu về nội dung, hình thức; Kế hoạch HĐTCM cụ thể hố, đo được và phù hợp với các quy định của Sở, Phòng, nhà trường; Kế hoạch HĐTCM phải phù hợp với tình hình thực tế, theo đặc thù bộ mơn và có tính khả thi; Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng về mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện; đảm bảo tiến trình xây dựng và thực hiện kế hoạch định kỳ năm, tháng, tuần.

Khi xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM, cần phải:

Tập hợp các văn bản có liên quan: Kế hoạch năm học, nhiệm vụ năm học của ngành, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương, hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, những văn bản hướng dẫn về chuyên môn

nghiệp vụ…

Tiếp theo là xây dựng kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức xây dựng kế hoạch của TCM và cá nhân đảm bảo được các yêu cầu: Bám sát kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường và phù hợp tình hình thực tế, đặc thù riêng của từng tổ; đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục; Thể hiện rõ nội dung công việc, nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của tổ, mục tiêu phấn đấu (cần đạt), thời gian tiến hành, biện pháp thực hiện, lực lượng tham gia, người phụ trách, những kiến nghị, đề xuất với nhà trường.

Tất cả các nội dung này phải có sự bàn bạc, nhất trí cao của tập thể các thành viên trong tổ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.

Kế hoạch cá nhân phải thể hiện đầy đủ các nhiệm vụ hoạt động chuyên môn và các hoạt động giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu của cá nhân đó. Tập trung vào các cơng việc cơ bản (chất lượng giảng dạy, tỷ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, học sinh lên lớp, tham gia các cuộc thi của giáo viên và học sinh các cấp, danh hiệu thi đua).

Hiệu trưởng duyệt kế hoạch hoạt động của TCM để có biện pháp chỉ đạo phù hợp, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Tập trung vào những vấn đề cơ bản trong kế hoạch: chỉ tiêu, tiến trình thực hiện…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 38 - 39)