Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn thông qua xây dựng các chủ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 112 - 117)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung

3.2.4. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn thông qua xây dựng các chủ

các chủ đề và chuyên đề sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Thông qua sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học, giáo viên nắm vững được mục tiêu giáo dục và các mục tiêu về chương trình, sách giáo khoa giúp các thành viên trong tổ học tập lẫn nhau, trau dồi kiến thức, tay nghề qua đó giúp cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng từ đó áp dụng vào công tác dạy học trong nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu và thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài học từ đó xác định năng lực dạy học thông qua sinh hoạt chuyên môn.

Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ bản chất, cách thức tiến hành sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu nội dung bài học và theo chuyên đề.

Chỉ đạo TTCM tổ chức cho giáo viên trong tổ tích cực thao giảng dự giờ và tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy. Yêu cầu các TCM nghiêm túc thẳng thắn rút kinh nghiệm giờ dạy trên tinh thần xây dựng, giúp nhau cùng tiến bộ đồng thời làm căn cứ cho công tác chỉ đạo chuyên môn của tổ trưởng và nhà

trường.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo TTCM tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa

Giáo viên tự nguyện đăng ký hoặc Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên dạy minh họa.

Giáo viên dạy minh họa và nhóm giáo viên trong TCM cùng nhau thiết kế, trao đổi, đầu tư thời gian để chuẩn bị bài học. Hiệu quả của giờ học là kết quả làm việc của cả tập thể. Bài dạy minh họa nên lựa chọn từ các môn học phù hợp cho việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực hoặc các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới được tập huấn để giáo viên thử nghiệm các sáng kiến, kinh nghiệm mới, cách dạy mới…

Bài dạy minh họa cần được thể hiện linh hoạt, sáng tạo. Nhóm thiết kế lựa chọn nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp để đạt được mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học, không phụ thuộc quá nhiều vào nội dung trong sách giáo khoa, các quy trình, các bước dạy học trong sách giáo viên mà chủ yếu dựa vào khả năng, kinh nghiệm và vốn kiến thức của học sinh.

Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ là khâu quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

+ Dạy minh họa

Giáo viên cần tiến hành dạy minh họa cho HS của lớp mình. u cầu giáo viên khơng dạy trước khi dạy minh họa; lớp học để dạy minh họa cần có đủ khơng gian, bàn ghế được kê thuận tiện cho người dự giờ dễ quan sát các hoạt động học tập của HS.

+ Dự giờ

Ban giám hiệu, TTCM và các GV trong tổ cùng dự giờ. Dự giờ minh họa đòi hỏi người dự giờ phải tập trung cao độ, cần quan sát được nét mặt, hành động, thao tác, sản phẩm của HS.

Người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi, quan sát, nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép diễn biến hoạt động học của HS trong giờ dạy hay những biểu hiện tâm lý của HS thể hiện trong các hoạt động, tình huống cụ thể mà khơng bị bỏ sót khi quan sát.

Người dự giờ có thể chụp ảnh hoặc quay phim các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong các tình huống nhưng khơng được làm ảnh hưởng đến giờ học.

Quan sát cách sử dụng, hiệu quả của các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới của GV, những đồ dùng dạy học, ngữ điệu, nội dung được điều chỉnh có tác động ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS như thế nào.

Quan sát những biểu hiện qua nét mặt, thái độ, hành vi, mối quan hệ tương tác giữa GV và HS, HS với HS. Người dự giờ luôn phải đặt câu hỏi cho mình là “học sinh học được gì? Học sinh có hứng thú khơng? Vì sao? Hoạt động nhóm có thực sự đảm bảo cơ hội cho tất cả các học sinh tham gia khơng? Có học sinh nào bị bỏ rơi khơng?...

Người dự giờ có thể ghi chép, ghi âm những câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của học sinh, quan sát thái độ, sản phẩm…Từ đó suy nghĩ, phân tích ngun nhân và đưa ra những giải pháp tích cực hơn.

Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về giờ học

Hoạt động suy ngẫm và thảo luận về giờ học là hoạt động quan trọng nhất của SHCM theo NCBH. Sau khi dự tiết dạy minh họa, các GV sẽ thảo luận về giờ học. Đây là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của buổi SHCM. Để đạt được mục đích của buổi thảo luận, những người dự giờ cần tham gia tích cực và chia sẻ ý kiến với tinh thần xây dựng.

* Tiến trình thảo luận

- Người chủ trì nêu mục đích của buổi thảo luận

- GV dạy minh họa: Đại diện cho nhóm thiết kế nêu mục tiêu cần đạt của bài học, những ý tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học để phù hợp với đối tượng HS cụ thể, cảm nhận sau khi dạy bài học (sự hài lịng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy).

- GV dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học: Sau khi GV dạy minh họa trình bày, các GV tham dự có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn ý đồ của người dạy. Nhóm thiết kế giáo án cùng có trách nhiệm trả lời câu hỏi của người tham dự và bổ sung các ý kiến để làm rõ hơn ý đồ thiết kế của cả nhóm.

Nếu thực hiện chụp ảnh hay quay video trong giờ học, người chủ trì có thể cho giáo viên xem lại các hình ảnh hoạt động, tâm lý, thái độ của học sinh…, từ đó có những phân tích cụ thể và điều chỉnh phù hợp.

Yêu cầu tất cả các GV dự giờ chia sẻ những quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của mình về giờ học, những thơng tin thu được trong quá trình quan sát. Người dự giờ có thể mơ tả tình huống học tập có vấn đề hay mơ tả chi tiết hoạt động của HS, phân tích ngun nhân hiện tượng đó và đưa ra các giải pháp nếu cần thiết.

Người góp ý cần căn cứ vào mục tiêu của bài học để nghiên cứu và đưa ra các giải pháp giúp người dạy khắc phục những hạn chế, tạo cơ hội cho tất cả HS đều được tham gia học tập, tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả.

Mỗi người dự cần tìm ra những yếu tố tích cực, suy nghĩ xem mình đã học được gì thơng qua buổi dự giờ đó (kể cả việc rút kinh nghiệm từ cái sai của đồng nghiệp mình) trước khi đưa ra những nhận xét về hạn chế của giờ học. Người dự cần nêu những phát hiện mới mà giáo viên dạy minh họa khơng nhìn thấy vì chưa bao quát hết được. Điều này giúp cho GV nhìn lại mình và tự điều chỉnh để hồn thiện hơn trong các giờ học sau.

trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy. Người dự cần đặt mình vào vị trí của người thực hiện giờ học để chia sẻ những khó khăn, những kết quả của giờ học. Đặc biệt là không đánh giá GV, không xếp loại giờ dạy, không kết luận là phải thay đổi theo cách nào. Trong quá trình thảo luận, các GV sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, mỗi GV trong và sau quá trình thảo luận, sẽ tự suy nghĩ và lựa chọn những giải pháp phù hợp với học sinh và điều kiện học tập của lớp mình.

Nếu cần thiết, các giáo viên có thể cùng thảo luận thiết kế lại bài học dựa trên thực tế và những kinh nghiệm, biện pháp được rút ra trong bài học minh họa để kiểm chứng những giải pháp đưa ra.

Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH khơng phải là bàn bạc để đi tìm một cách giải quyết đúng đắn mà là sự trải nghiệm, nâng cao năng lực quan sát, năng lực cảm nhận việc học của học sinh và có quyết định tác động phù hợp.

Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hằng ngày

Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có cần tiếp tục thực hiện NCBH này nữa hay không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hồn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu. Nếu tiếp tục nghiên cứu thì cần thay đổi hay điều chỉnh ở những chỗ nào? Chỗ nào được, chỗ nào chưa được? Nếu chưa được thì thay đổi như thế nào?

Tất cả những câu hỏi đó các giáo viên phải cùng nhau xem xét để tiết dạy ở các lớp sau hoàn thiện hơn. Từ các ý kiến đóng góp thu được sau buổi thảo luận, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục chỉnh sửa lại cho phù hợp với đối tượng lớp tiếp theo.

Như vậy, nếu coi quá trình nghiên cứu một bài học được thực hiện một lần ở một lớp được xem như một đơn vị thì chu trình tiến hành một NCBH có thể bao gồm nhiều quá trình đơn vị. Chúng tiếp nối nhau và tạo nên một chu trình tuần hồn nghiên cứu, hồ sơ bài học sẽ được tiếp thu, phát triển và hồn

thiện. Chu trình này đảm bảo cho quá trình NCBH được chỉnh sửa, thực hiện, đánh giá và hoàn thiện liên tục.

Thời gian thực hiện các giai đoạn này rất khác nhau và tùy theo u cầu của bài học mà q trình này có thể lặp lại một vài lần hoặc chỉ tiến hành một lần. Chu trình này đảm bảo cho bài học được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao nhất cho việc học của học sinh tiến dần đến mục tiêu đề ra.

Quy trình NCBH lặp lại nhau nhưng không gây nhàm chán, mất hứng với GV, bởi vì những lớp khác nhau, đối tượng HS khác nhau sẽ dẫn đến thực tế khác nhau và làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm của GV. Mỗi người tham gia sẽ hoàn thành một báo cáo cuối cùng bao gồm sự phản ánh về quá trình NCBH và tác động của nó vào giảng dạy và học tập. Báo cáo cuối cùng là nguồn tư liệu rất có giá trị để giúp GV suy nghĩ về những gì họ đã học được qua thực tiễn giảng dạy liên quan đến các mục tiêu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 112 - 117)