Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn đáp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 117 - 120)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung

3.2.5. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn đáp

mơn đáp ứng chương trình GDPT 2018

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của tổ chuyên môn sẽ tăng cường trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân giáo viên giúp giáo viên trong việc nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm phù hợp với tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp.

Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả cũng giúp giáo viên nhận thức rõ những điểm mạnh điểm yếu, những việc đã làm được và chưa làm được để từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên mơn nhằm đáp ứng u cầu của của chương trình GDPT mới.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá hồ sơ chuyên môn: Đảm bảo tổng hợp đầy đủ các loại hồ sơ TCM cần kiểm tra bao gồm: Kế hoạch chung của tổ; Biên bản sinh

hoạt TCM; Biên bản kiểm tra hồ sơ của tổ viên; Sổ theo dõi chất lượng giảng dạy và GD; Kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học. Các loại hồ sơ GV kiểm tra bao gồm: Kế hoạch giảng dạy, Giáo án, Sổ báo giảng, Sổ điểm cá nhân, ... Yêu cầu hồ sơ của TCM và GV là ngoài việc đầy đủ các loại theo quy định thì phải đảm bảo chất lượng, tránh mang tính hình thức, đối phó.

Kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động TCM: Để KTĐG công tác chỉ đạo, điều hành của TTCM đối với các hoạt động của TCM, có thể tiến hành bằng cách kiểm tra trực tiếp hoặc thơng qua việc lắng nghe ý kiến, tìm hiểu trong đội ngũ GV, qua xem xét cách xử lý công việc, điều hành HĐ TCM của các TTCM. Hiệu trưởng có thể tiến hành cơng tác KTĐG sự chỉ đạo, điều hành của TTCM đối với HĐ TCM theo các hình thức như: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề...

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Đầu tiên là xây dựng kế hoạch kiểm tra: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường ngay đầu năm học và chỉ đạo TCM xây dựng kế hoạch tự kiểm tra của TCM. Kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện của nhà trường, của từng TCM, có nhiều nội dung kiểm tra liên quan đến chất lượng học sinh.

Xây dựng chỉ tiêu chất lượng bộ môn, chất lượng giáo dục của từng môn học, của từng giáo viên và của TCM trên điều kiện thực tế của học sinh và của nhà trường và các chỉ tiêu phải có tính khả thi. Cụ thể hóa các tiêu chí về chất lượng bộ môn để sử dụng trong đánh giá.

Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, phân công phụ trách nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban. Triển khai kế hoạch kiểm tra và các quy định về kiểm tra đến TCM và giáo viên.

Tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đan xen với các chức năng quản lý khác của Hiệu trưởng. Hoạt động kiểm tra phải tuân thủ theo pháp

luật; đúng kế hoạch đề ra và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Hoạt động kiểm tra không trùng lặp phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra; không cản trở hoạt động bình thường của nhà trường, các TCM và cá nhân là đối tượng kiểm tra. Cần quan tâm kiểm tra một số nội dung như:

- Khi kiểm tra công tác quản lý của Tổ trưởng TCM cần gắn với chất lượng dạy học của TCM, cần xem xét kết quả chất lượng bộ môn, chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh (kết quả hạnh kiểm và học lực) của các lớp thuộc TCM quản lý.

- Khi kiểm tra nền nếp sinh hoạt TCM: Hiệu trưởng quan tâm đến các nội dung sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy học, từ đó nâng cao chất lượng học sinh; nội dung trao đổi thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; nội dung trao đổi về công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; trao đổi kinh nghiệm giảng dạy các bài học, nội dung khó.

- Cần kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh để nâng cao chất lượng của TCM. Việc giáo viên tham gia các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của nhà trường và TCM phát động, tổ chức.

- Kiểm tra việc khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học để giảng dạy khi lên lớp của giáo viên. Đảm bảo thiết bị dạy học hiện có trong nhà trường được giáo viên sử dụng thường xuyên, hiệu quả. Những nội dung, bài dạy chưa có thiết bị dạy học nhưng cần thiết bị minh họa thì được giáo viên tự làm thiết bị để phục vụ giảng dạy.

- Kiểm tra công tác dự giờ đánh giá giờ dạy giáo viên của tổ trưởng TCM, xem xét các tiêu chí đánh giá hoạt động học của học sinh như: mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh có được tổ trưởng đánh giá đảm bảo khách quan, đúng đắn chưa.

Thiết lập hồ sơ kiểm tra từng vụ việc gồm: Quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, thông báo kết thúc kiểm tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra và thông báo kết luận kiểm tra; thực hiện công khai kết quả kiểm tra tại cơ quan, lưu hồ sơ kiểm tra theo từng vụ việc.

Hiệu trưởng cần đưa kết quả kiểm tra đánh giá vào nội dung họp hội đồng sư phạm, họp chuyên môn hàng tháng, nhằm công khai kết quả kiểm tra, kịp thời tuyên dương những mặt ưu điểm, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động của TCM; lan rộng tinh thần tự giác, tự kiểm tra trong giáo viên và các TCM. Cuối kỳ, cuối năm học, Hiệu trưởng thực hiện sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường, để đánh giá những ưu điểm, hạn chế, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cũng như rút kinh nghiệm cho thời gian tiếp theo.

Các tiêu chí làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá phải khoa học, thực tiễn, phù hợp với điều kiện học sinh và nhà trường, phải được minh bạch trong nhà trường, phải khách quan, cơng bằng và có năng lực kiểm tra đánh giá. Một khi công tác kiểm tra được làm tốt, qua thời gian sẽ chuyển hóa thành tự kiểm tra trong mỗi TCM và giáo viên. Lúc đó, Hiệu trưởng có thể giảm bớt nội dung, tần suất kiểm tra nhưng chất lượng hoạt động của TCM vẫn tốt và đạt các mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)