Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.4 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn

Chỉ đạo các TCM căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học của Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT căn cứ vào tình hình thực tế của trường và TCM để lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề. Nội dung sinh hoạt chuyên đề cần bám sát vào định hướng đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá

và có tính khả thi. Ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học.

Chỉ đạo sử dụng cơng nghệ thơng tin, diễn đàn trên mạng, nhóm Zalo, Facebook để giao tiếp, trao đổi thông tin, thảo luận trong sinh hoạt TCM.

Chỉ đạo TTCM điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, cơng bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc; khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.

Chỉ đạo các buổi sinh hoạt chuyên môn sơ kết các đợt thi đua, bình bầu thi đua cuối kì, cuối năm. Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành TCM cho TTCM. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên theo kế hoạch. Quản lý sinh hoạt tổ/ nhóm chun mơn trong nhà trường. Như vậy, TCM là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả. Đồng thời đây cung là nơi quản lý trực tiếp việc bồi dưỡng cho giáo viên về nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ; là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ của đồng nghiệp về chun mơn, nghiệp vụ, từ đó phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của từng giáo viên trong việc thực hiện các mục tiêu đổi mới nội dung hoạt động tổ chuyên môn.

Chỉ đạo giáo viên, TCM nghiêm túc việc thực hiện nề nếp, nội quy chuyên mơn, qua đó hình thành ý thức tổ chức kỷ luật của từng giáo viên trong nhà trường.

Chỉ đạo TCM, giáo viên sử dụng triệt để thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có ở nhà trường, đồng thời khuyến khích GV, TCM tự làm thêm các đồ dùng dạy học để phục vụ cho dạy học.

Chỉ đạo các TCM xây dựng và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo việc dạy chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém...

Tóm lại, để thực hiện kế hoạch hoạt động TCM theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên đạt hiệu quả thì bản kế hoạch hoạt động của tổ chun mơn phải đảm bảo tính khoa học, cụ thể, khơng bị trùng chéo về chức năng lãnh chỉ đạo của CBQL, của các tổ chức bộ phận trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)