Tăng cường chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 103 - 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung

3.2.2. Tăng cường chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu

hiệu quả các hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Kế hoạch đổi mới hoạt động TCM có ý nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo phát triển nhà trường và là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm tra và đánh giá của Hiệu trưởng.

Hiệu quả hoạt động TCM phụ thuộc vào việc xây dựng kế hoạch đổi mới và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ trong năm học. Một bản kế hoạch phù hợp và có tính khả thi sẽ có tác dụng định hướng hoạt động trong cả năm học, nâng cao ý thức của các thành viên trong TCM trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ và của trường.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch đổi mới hoạt động TCM phải đảm bảo sự đổi mới trong nội dung hoạt động của TCM, có đầy đủ kế hoạch triển khai các hoạt động dạy học. Việc đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phải đảm bảo các nội dung như sau:

Xây dựng kế hoạch hoạt động TCM theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình dạy học, kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT và các hoạt động khác theo kế hoạch năm học của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề, SHCM, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong tổ; kế hoạch bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Xây dựng kế hoạch dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các

tiết trong phân phối chương trình.

Xây dựng kế hoạch dự giờ, thăm lớp, khảo sát chất lượng GV định kỳ và đột xuất; Kế hoạch đánh giá xếp loại GV theo chuẩn; Kế hoạch thực hiện hoạt động thi đua khen thưởng.

Sau khi hoàn thành các kế hoạch, TTCM hướng dẫn, chỉ đạo các tổ viên thực hiện các hoạt động TCM và quản lý các hoạt động như quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý việc đổi mới PPDH, quản lý chất lượng dạy học, quản lý nề nếp, nội dung sinh hoạt chuyên môn, quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý công tác kiểm tra đánh giá, đề xuất xếp loại thi đua khen thưởng.

Để các hoạt động đi vào hiệu quả thì CBQL, TTCM phải soạn thảo các quy chế, quy định cho hoạt động của TCM. Việc hoàn thiện các quy chế, quy định quản lý của TCM ở trường THCS phải dựa trên các văn bản được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT ban hành.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Phổ biến và quán triệt các văn bản, nghị quyết, quy định của Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT đối với giáo dục trung học, đối với GV…. Phân tích đặc điểm tình hình của nhà trường trong năm học mới, chỉ ra mặt mạnh - yếu, những việc đã làm được - chưa làm được của năm học trước, chỉ rõ nguyên nhân và nêu ra cách khắc phục cho năm học hiện tại. Thống nhất quy trình, thiết kế mẫu, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học cùng với các tổ trưởng, tổ phó chun mơn. Chỉ đạo TTCM và thành viên trong tổ nghiên cứu nhiệm vụ năm học, các chỉ tiêu cơ bản của nhà trường, xác định rõ những mục tiêu mà TCM phải thực hiện để đạt được mục tiêu chung trong kế hoạch tổng thể của trường.

Kế hoạch TCM được phân thành 2 mảng lớn: kế hoạch theo thời gian (năm, tháng, tuần) và kế hoạch theo công việc như (KHGD, kế hoạch bồi

dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS; kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch kiểm tra đánh giá..).

Xây dựng kế hoạch TCM và kế hoạch cá nhân: Sau khi đã thống nhất phân công CM, các TTCM thống nhất chỉ tiêu phấn đấu của tổ dựa trên đăng kí thi đua của cá nhân rồi xây dựng kế hoạch TCM theo đặc điểm riêng của TCM. Xây dựng dự thảo kế hoạch CM của tổ, tăng cường sự trao đổi thảo luận, thống nhất của các thành viên trong tổ về kế hoạch hoạt động của tổ. Đối với kế hoạch cá nhân thì cụ thể hóa chất lượng HS ở các lớp mình dạy. Kế hoạch hoạt động TCM phải thể hiện các nội dung như sau: công việc được giao cho từng GV trong tổ, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với TCM; chỉ tiêu phấn đấu, thực hiện quy chế chuyên môn của tổ; tỷ lệ lên lớp; số giải HS năng khiếu đối với tổ, đăng kí SKKN; số hồ sơ đạt tốt, khá, trung bình; số GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, chỉ đạo đổi mới PPDH, chú trọng áp dụng CNTT trong dạy học; chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá HS một cách công bằng, dân chủ, khách quan, đúng thực chất, đúng quy chế; chỉ đạo phong trào tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của GV; xây dựng các hoạt động ngoại khoá, hỗ trợ cho việc học tập... Sau khi thống nhất kế hoạch, HT ký phê duyệt kế hoạch hoạt động TCM (do TTCM trình) và lưu vào hồ sơ quản lý năm học.

Sau khi đã thống nhất được kế hoạch hoạt động TCM, Hiệu trưởng có thể uỷ quyền cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề nảy sinh và giải quyết một cách kịp thời. Nếu có vấn đề phát sinh Phó Hiệu trưởng cần thông báo ngay cho đội ngũ TTCM, hoặc trong các buổi họp hội đồng GV hàng tháng tùy theo mức độ của vấn đề để tránh việc lây lan trong các TCM khác.

Trong quá trình quản lý hoạt động TCM, CBQL cần phải tiến hành hoàn thiện các quy chế, quy định đảm bảo theo các công văn, chỉ thị hướng

dẫn về quản lý hoạt động TCM nhưng cũng cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục. Ngoài ra, cũng cần phải dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong q trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị các phương án để khắc phục tạo ra môi trường phối hợp thống nhất, thuận lợi giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục, giữa TCM và cá nhân trong trường.

Sau khi thực hiện, mỗi học kì, năm học cần rà sốt lại kế hoạch có khả thi và cần thiết để có thể điều chỉnh giúp cho việc quản lý hoạt động này ngày càng hoàn thiện hơn. Thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết và rút kinh nghiệm trong việc xây dựng TCM để đáp ứng với sự thay đổi của yêu cầu của giáo dục, đáp ứng chất lượng giáo dục ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)