8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại
- Nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Công tác huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa đạt hiệu quả cao.
- Chưa có các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn của thị xã; việc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của tổ/nhóm chun mơn, giáo viên về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, việc dự giờ thăm lớp, tự làm thiết bị dạy học của các đơn vị còn hạn chế; ý thức trách nhiệm của một số ít cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa cao, chưa tận tụy với nhà trường, với học sinh; một số giáo viên hạn chế về chuyên môn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, tâm lý ngại đổi mới...; một số học sinh chưa thực sự cố gắng, chưa có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập; một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình; một số cơ sở giáo dục phối hợp chưa chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.
- Do địa bàn rộng, đặc biệt ở các xã nên còn nhiều điểm trường lẻ, quy mơ một số trường nhỏ, cịn lớp ghép ở cấp tiểu học, mầm non nên ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.
- Việc tuyên truyền, phổ biến của các cấp quản lý về các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo ở một số địa phương, đơn vị chưa hiệu quả nên chưa huy động tốt các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TCM các trường THCS thị xã An Khê, xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục cấp THCS….., thực trạng đội ngũ, cơ sở vật chất, hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS có thể rút ra kết luận:
Vấn đề nổi bật là hấu hết cán bộ quản lý và GV đều nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của TCM và tầm quan trọng của công tác quản lý, các biện pháp quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng. Từ đó, định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện khoa học và có tính khả thi.
Cơng tác quản lý hoạt động TCM trong nhà trường đã được Hiệu trưởng quan tâm và triển khai tương đối hiệu quả. 100% Hiệu trưởng có kế hoạch quản lý hoạt động TCM ngay từ đầu năm học. Chỉ đạo tương đối cụ thể về nội dung, hình thức các hoạt động chun mơn của các TCM.
Trong q trình quản lý hoạt động TCM, Hiệu trưởng đã quan tâm khâu kiểm tra để nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn. Các trường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn bám sát nhiệm vụ năm học của tổ, chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức các hoạt động, đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp đổi mới nội dung, chương trình dạy học.
Đội ngũ giáo viên THCS hiện nay có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo cao; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cơ bản đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Vẫn còn một số chưa thực sự chủ động trong công tác giảng dạy, ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ cịn hạn chế.
Hiệu trưởng các trường đã áp dụng các biện pháp quản lý TCM vào quá trình quản lý và bước đầu đem lại hiệu quả, cơ bản giúp nhà trường thực hiện
đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của TCM chưa cao, hình thức hoạt động chưa sáng tạo, sự hạn chế trong hoạt động TCM cũng như quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng các trường THCS vẫn còn bộc lộ khá rõ và cần có các biện pháp phù hợp khắc phục.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ AN KHÊ,
TỈNH GIA LAI