Điều kiện kinh tế, xã hội thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 53 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo thị xã An

2.2.1. Điều kiện kinh tế, xã hội thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Thị xã An Khê được thành lập theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ và bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2004. Thị xã An Khê nằm trên quốc lộ 19, có vị trí chiến lược quan trọng đối với tỉnh Gia Lai và cả vùng Bắc Tây nguyên. Phía bắc giáp huyện Kbang, phía nam và phía tây giáp huyện Đak Pơ, phía đơng giáp huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Vùng đất An Khê có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, người Bahnar là cư dân lâu đời của vùng đất này. Vào giữa thế kỷ XVII, lớp cư dân người Kinh đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp.

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (1975), An Khê mang trên mình đầy rẫy những vết thương chiến tranh. Với diện tích vào loại rộng nhất

tỉnh (bao gồm cả các huyện Kbang, Kông Chro và Đak Pơ bây giờ) nhưng chỉ có 3.000 ha đất canh tác. Tình trạng mất cân đối lương thực và đói kém xảy ra nghiêm trọng.

Trung tâm huyện lỵ An Khê do bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kết cấu hạ tầng hầu như khơng có gì. Trước tình hình đó, Đảng bộ và đồng bào các dân tộc An Khê bắt tay ngay vào công cuộc cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 1976-2000, An Khê đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về mọi mặt của tỉnh Gia Lai - Kon Tum trước đây và Gia Lai sau này. Cũng từ mảnh đất An Khê, lần lượt 3 đơn vị hành chính cấp huyện “ra riêng” thành cơng, đó là: Kbang, Kơng Chro và Đak Pơ.

Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với Đảng bộ và nhân dân An Khê là: Ngày 9/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/NĐ-CP về việc thành lập thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Hiện nay, thị xã có tổng diện tích tự nhiên 20.006,78 ha, gồm 11 đơn vị hành chính (gồm 5 xã, 6 phường), với dân số khoảng 65.910.

Năm 2021, tình hình sản xuất, kinh doanh ở một số lĩnh vực tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, dịch bệnh Covid-19 kéo dài, phức tạp hơn năm trước... tác động đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của thị xã, nhưng với sự lãnh đạo của Thị ủy, sự giám sát của HĐND thị xã, sự phối hợp của Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã và các tổ chức đoàn thể, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, Nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã; thị xã đã tập trung lãnh đạo, tổ chức triển khai các giải pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triến kinh tể - xã hội, quốc phịng - an ninh; tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tống giá trị sản xuất tăng 15,76% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 3.630 tỷ đồng, đạt

139,62% kế hoạch, tăng 65,0% so với năm 2020. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có bước phát triển mới; cơng tác phịng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 được triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả; đảm bảo thực hiện các giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phịng, chống dịch có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,84%; chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được duy trì bảo đảm.

2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

* Lịch sử hình thành và phát triển

Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Khê được thành lập ngày 12 tháng 01 năm 2004 tại Quyết định số 299/QĐ-UB ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Chủ tịch UBND thị xã An Khê. Khi mới thành lập thị xã An Khê có 28 trường cơng lập (Mẫu giáo 7 trường, Tiểu học 12 trường, THCS 9 trường). Đến năm 2013 tồn thị xã có 30 trường (Mẫu giáo 9 trường, Tiểu học 13 trường, THCS 8 trường). Thực hiện Chương trình hành động số 64-CTr/TU ngày 05/6/2018 của Tỉnh ủy Gia Lai và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập tồn thị xã đã giảm 6/30 đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (chiếm 20%), giảm 17 điểm trường lẻ, vượt 10% yêu cầu Chương trình số 64-CTr/TU.

Đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã An Khê hiện có 24 trường cơng lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã (Mẫu giáo 09 trường; Tiểu học 07 trường; Tiểu học và Trung học cơ sở 02 trường; Trung học cơ sở 06 trường). Tổng số lớp: 393 lớp với 13.339 học sinh, Trong đó: Mẫu giáo: 57 lớp với 1.650 trẻ; Tiểu học 210 lớp với 6.932 học sinh; THCS 126 lớp với 4.757 học sinh. Hiện tại 18 trường hạng I (Mầm non: 07; Tiểu học: 05; THCS: 04; TH&THCS: 02); 05 trường hạng II (Mầm non: 02; Tiểu học: 02; THCS:01);

01 trường hạng III (THCS: 01).

* Tình hình đội ngũ ngành giáo dục và đào tạo

- Tổng số biên chế viên chức được giao năm 2021 là 772 người làm việc (Cán bộ quản lý: 60 người, giáo viên: 652 người, nhân viên: 60 người) và 30 chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (NĐ68), cụ thể:

+ Các trường mầm non được giao 146 người người làm việc (20 CBQL, 113 giáo viên, 13 nhân viên) và 09 hợp đồng lao động theo NĐ68.

+ Các trường tiểu học được giao 295 người làm việc (20 CBQL, 254 giáo viên, 21 nhân viên) và 11 hợp đồng lao động theo NĐ68.

+ Các trường 02 tiểu học và trung học cơ sở được giao 85 người làm việc (06 CBQL, 72 giáo viên, 07 nhân viên) và 04 hợp đồng lao động theo NĐ68:

+ Các trường cấp THCS được giao 246 người làm việc (14 CBQL, 213 giáo viên, 19 nhân viên) và 06 hợp đồng lao động theo NĐ68.

* Chất lượng giáo dục

- Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học, tham gia “Trường học kết nối” để chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt chuyên môn, dạy học giữa các giáo viên trên mọi miền đất nước, sinh hoạt chuyên môn giữa các cụm trường với nhau. Đổi mới công tác kiểm tra, ra đề theo ma trận, đánh giá xếp loại học sinh bằng kiểm tra chung để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan.

- Hướng dẫn, tổ chức cho các đơn vị tập trung nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Đã có nhiều giáo viên thuộc các đơn vị trường học đã tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện trên mạng internet.

- Quán triệt các trường nghiêm túc, đánh giá trung thực, khách quan các kiểm tra; thống nhất lịch kiểm tra chung học kỳ trong toàn thị xã, các đơn vị

thành lập ban coi, chấm thi theo đúng quy chế; Phòng Giáo dục và Đào tạo đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, theo dõi công tác tổ chức thi, chấm bài, lên điểm xét học sinh hồn thành chương trình lớp học, lên lớp, rèn luyện trong hè, hạn chế tình trạng học sinh ngồi sai lớp.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản số 240/PGDĐT- THCS ngày 16/9/2020 về việc tổ chức kiểm tra, đánh giá cấp THCS từ năm học 2020-2021. Chất lượng 2 mặt giáo dục năm học 2020-2021 như sau:

- Năm học 2020-2021 tổng số học sinh THCS 5011; Hạnh kiểm: Tốt: 4132 học sinh, tỷ lệ 82,5%; Khá: 796 học sinh, tỷ lệ 15,9%; Trung bình: 76 học sinh, tỷ lệ 1,5%; Yếu: 07 học sinh tỷ lệ 0,1%; Học lực: Giỏi: 1132 học sinh, tỷ lệ 22,6%; Khá: 1885 học sinh, tỷ lệ 37,6%; Trung bình: 1635 học sinh, tỷ lệ 6,7%; Yếu: 336 học sinh tỷ lệ 6,7%; Kém 23 học sinh, tỷ lệ 0,5%.

Tổng số học sinh lớp 9: 1193 học sinh; số học sinh tốt nghiệp THCS là 1183/1193 tỷ lệ 99,2% tăng 1,2% so với năm học trước (năm học trước 98%).

* Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia

- Từ khi thành lập đến năm 2012, toàn thị xã có 2/28 trường đạt chuẩn quốc gia (TH Võ Thị Sáu, TH Ngô Mây), đạt tỷ lệ 7,14%.

- Năm 2013 tăng 02 trường so với năm trước (TH Trần Quốc Toản và THCS Đề Thám). tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia là 4/28 trường, tỉ lệ 14,28%.

- Năm 2014 tăng 05 trường so với năm trước (MN Họa Mi, MG Sao mai, MG Bình Minh, MG Sơn Ca và THCS Nguyễn Viết Xuân). Nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia là 9/28 trường, tỉ lệ 32,1%.

- Năm 2015 tăng 2 trường (TH Bùi Thị Xuân, TH Chi Lăng) có 11/30 trường đạt chuẩn quốc gia (tỉ lệ 36,7%).,

- Năm 2016 đã công nhận 03 trường: Tiểu học Lê Lợi, Tiểu học Kim Đồng và Mẫu giáo Măng Non. Nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 14/29 trường (tỉ lệ 48,3%). Trong đó: Mầm non, mẫu giáo 5/9 trường (tỉ lệ 55,6%), tiểu

học 7/13 trường (tỉ lệ 38,5%), trung học cơ sở 2/8 trường (tỉ lệ 25,0%).

- Năm 2018 đã được UBND tỉnh công nhận thêm 08 đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia. Nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 22/24 trường, tỉ lệ 91.7%. Đến nay tồn thị xã có 24/24 trường đạt chuẩn Quốc gia tỉ lệ 100%.

* Cơng tác xã hội hóa giáo dục

- Chỉ đạo, thực hiện một số giải pháp nhằm phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập: Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cơ sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập; yêu cầu các cơ sở mầm non tư thục thực hiện cơng khai chất lượng chăm sóc, ni dạy trẻ. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 04 trường mầm non tư thục và 06 nhóm trẻ độc lập tư thục được cấp phép với 1.405 trẻ, chiếm 43,6% số trẻ mầm non đến trường trong toàn thị xã.

- Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa và xây dựng trường Chuẩn Quốc gia; Trang bị đủ thiết bị đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo đảm bảo nhu cầu dạy và học.

- Tích cực huy động mọi nguồn lực, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

* Cơng tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Để chuẩn bị thực hiện chương trình Giáo dục phổ thơng mới, Phịng giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND thị xã đã tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, trên cơ sở đó thực hiện điều chỉnh, bố trí, sắp xếp các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng; xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, phòng chức năng... để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc

biệt chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2020-2025 là 86.440.000.000 đồng.

- Các cơ sở giáo dục kiểm tra, rà sốt thực trạng thiết bị dạy học hiện có để lập kế hoạch chi tiết thực hiện sửa chữa, thay thế, nâng cấp, mua sắm bổ sung những thiết bị dạy học cần thiết và đồng bộ nhằm đáp ứng tối thiểu phục vụ dạy và học theo chương trình hiện hành, đồng thời chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng trên tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Tổng kinh phí xã hội hóa sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất là 25.474.683.000 đồng.

- Các đơn vị thực hiện tốt việc mua sắm, tiếp nhận, quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị trường học. Nhiều trường tổ chức cho giáo viên, học sinh tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học từ vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, vừa đáp ứng nhu cầu dạy và học, vừa nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh.

- Chỉ đạo rà sốt nhà vệ sinh, cơng trình nước sạch; ưu tiên bố trí nguồn vốn và huy động xã hội hóa để đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh, cơng trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục.

Số trường các cấp học tại thị xã An Khê được thống kê như bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thống kê về số trường các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thị xã An Khê Thông tin Loại hình Năm học 2019-2020 Năm học 2020 - 2021 MN TH THCS TH& THCS MN TH THCS TH&T HCS Số trường Công lập 9 7 6 2 9 7 6 2 Tư thục 4 4 Tổng 13 7 6 2 13 7 6 2

2.2.3. Tình hình giáo dục THCS ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

2.2.3.1. Về quy mô trường, lớp, học sinh cấp THCS

- 02 trường tiểu học và trung học cơ sở: Tổng số lớp là 63 lớp, 2.142 học sinh, riêng bậc THCS có 18 lớp, 629 học sinh.

- 06 trường THCS: Tổng số lớp 108 lớp với 4.128 học sinh.

2.2.3.2. Về đội ngũ CBQL, GV các trường THCS

- Các trường 02 Tiểu học và Trung học cơ sở được giao 85 người làm việc (06 CBQL, 72 giáo viên, 07 nhân viên) và 04 hợp đồng lao động theo NĐ68, trong đó bậc THCS có 43 người: Cán bộ quản lý 03. Giáo viên 36, nhân viên 04.

- Các trường cấp THCS được giao 246 người làm việc (14 CBQL, 213 giáo viên, 19 nhân viên) và 06 hợp đồng lao động theo NĐ68.

- Hiện tại cấp THCS có 282 người (CBQL 12 người, giáo viên 247 (trong đó TTCM: 29), nhân viên 23 người), trong đó: cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ thạc sĩ: 04, đại học: 237 người, cao đẳng: 18 người; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 02, trung cấp 20, sơ cấp 185 người. Số giáo viên có trình độ tin học, ngoại ngữ đạt trên 90%.

Đội ngũ CBQL cơ bản đảm bảo đủ về số lượng, đa số trẻ nhiệt tình, năng động, tích cực trong cơng tác.

Số lượng GV đảm bảo đủ theo biên chế chung. Tỉ lệ GV đạt trình độ trên chuẩn ngày càng cao, trình độ tay nghề có nhiều tiến bộ; thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ.

Số lượng, trình độ đội ngũ CBQL và giáo viên THCS thị xã An Khê như bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thống kê số lượng, trình độ đội ngũ CBQL, GV năm học 2021-2022 CBQL, GV Tổng số Trình độ QLGD Lý luận chính trị TC ĐH Th.sĩ Bồi dưỡng Cử nhân TC Cao cấp CBQL 12 0 0 9 3 12 0 12 0 TTCM 29 0 0 28 1 19 0 9 0 GV 218 0 18 198 2 0 0 0 0 Tổng cộng 259 0 18 235 6 31 0 21 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT An Khê) 2.2.3.3. Về cơ cấu số lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường THCS

Trong năm học 2021-2022, tình hình đội ngũ TTCM các trường THCS thị xã An Khê như bảng 2.4.

Bảng 2.4: Thống kê đội ngũ TTCM của 8 trường THCS năm học 2021-2022

Số TTCM Nữ Đảng viên Độ tuổi <40 40 - 50 >50 SL % SL % SL % SL % SL % 29 10 34.4 28 96.5 3 10.4 17 58.6 9 31.0 (Nguồn: Phòng GD&ĐT An Khê)

2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 53 - 61)