8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS thị
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn tại các
các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Xây dựng kế hoạch hoạt động TCM là xuất phát điểm của mọi quá trình quản lý nó đóng vai trị rất quan trọng cho việc xây dựng TCM hoạt động tốt và hợp lý nhất, kế hoạch chuyên môn nếu được xây dựng rõ ràng, chi tiết cụ thể thì việc thực hiện các hoạt động chuyên môn càng hiệu quả và
ngược lại. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM tại các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai được thể hiện qua bảng 2.11
- Mức độ thực hiện: 1. Rất thường xuyên ; 2. Thường xuyên; 3. Ít thường xuyên; 4. Không thực hiện. - Kết quả thực hiện: 1. Tốt; 2. Khá;
3. Trung bình; 4. Chưa đạt
Bảng 2.9: Thực trạng về việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB (X ) Kết quả thực hiện(%) ĐTB (X) 1 2 3 4 1 2 3 4
1.Quán triệt cho
TTCM, GV về
nguyên tắc xây dựng kế hoạch HĐTCM
46,7 48,3 5 0 3,42 55,9 40,8 3,3 0 3,53
2.Hướng dẫn mẫu kế hoạch, các yêu cầu về nội dung, hình thức của kế hoạch chuyên môn
40,8 51,7 7,5 0 3,33 56,7 40,8 2,5 0 3,54
3.Kế hoạch HĐTCM cụ thể hóa, đo được và phù hợp các quy định của Sở, Phòng, nhà trường về HĐCM 43,3 50,9 5,8 0 3,38 51,7 43,3 5 0 3,47 4.Kế hoạch HĐTCM phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi của TCM, đặc thù bộ 46,7 39,1 14,2 0 3,33 13,3 23,3 50,9 12,5 2,37
Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB (X ) Kết quả thực hiện(%) ĐTB (X) 1 2 3 4 1 2 3 4 môn và cá nhân trong tổ 5.Kế hoạch HĐTCM cụ thể, rõ ràng về các mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện 40,8 50 9,2 0 3,32 11,7 25,8 46,7 15,8 2,33 6.Đảm bảo tiến trình xây dựng và thực hiện kế hoạch HĐTCM định kỳ năm, tháng, tuần 13,3 25,8 45,1 15,8 2,37 49,2 43,3 7,5 3,42 7.Thống nhất thời gian duyệt và phê
chuẩn kế hoạch
chuyên môn
11,7 31,6 47,5 9,2 2,46 51,2 39,6 9,2 0 3,42
Điểm trung bình
chung 3.08 3,15
Qua bảng số liệu trên cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã đánh giá thực trạng quản lý của hiệu trưởng về xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn ở 07 nội dung có tổng điểm trung bình là 3,08 ở mức độ thực hiện thường xuyên và 3,15 ở kết quả thực hiện đạt mức khá. Các nội dung “Đảm bảo tiến trình xây dựng và thực hiện kế hoạch HĐTCM định kỳ” và “Thống nhất thời gian duyệt và phê chuẩn kế hoạch chun mơn” có mức độ thực hiện ở mức ít thường xun. Có thể thấy GV các trường còn chưa bám sát vào kế hoạch đã đề ra, nhiều người còn chủ quan thụ động, đợi gần tới nơi mới thực hiện cơng việc. Do đó, khơng
đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra. Mặt khác, sự “Thống nhất thời gian duyệt và
phê chuẩn kế hoạch chuyên môn” cịn chậm trễ vì ở một số trường Hiệu trưởng không trực tiếp chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch mà ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn, việc thẩm định cịn ít được quan tâm, chủ yếu là phê duyệt kế hoạch. Qua trao đổi, một số TTCM và GV cho rằng cần phải đề ra mẫu kế hoạch TCM do Phòng giáo dục quy định và thống nhất chung cho tất cả các đơn vị áp dụng khi đó sẽ đảm bảo tiến độ thực hiện. Từ đó, TTCM và GV cũng dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp với quy định chung của ngành và của đơn vị. Đồng thời, việc thống nhất mẫu chung sẽ hỗ trợ cho cấp quản lý trong công tác KTĐG việc xây dựng kế hoạch của TCM, GV.
Về mức độ thực hiện thì các nội dung “Kế hoạch HĐTCM cụ thể, rõ
ràng về các mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện” với ĐTB là 2,33 và nội
dung “Kế hoạch HĐTCM phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi của
TCM, đặc thù bộ môn và cá nhân trong tổ” có ĐTB là 2,37. Kế hoạch HĐ
TCM cịn chưa phù hợp chặt chẽ với tình hình thực tế của TCM, đặc thù bộ môn và cá nhân trong tổ. Kế hoạch HĐ TCM vẫn còn được thể hiện mang tính chất chung chung chưa thực sự cụ thể hóa với tình hình thực tế của tổ. Một số ý kiến cũng cho rằng các hoạt động của tổ còn quá dựa dẫm vào kế hoạch của nhà trường, nên mức độ khả thi của kế hoạch còn hạn chế. Một số kế hoạch TCM ở một số trường cịn mang tính chất hình thức, tính khoa học và kết quả thực hiện HĐ TCM chưa đảm bảo. Cần có những biện pháp đổi mới tư duy trong công tác xây dựng kế hoạch HĐ TCM, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác HĐ TCM.
2.4.2. Thực trạng quản lý việc tổ chức hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB (X ) Kết quả thực hiện (%) ĐTB (X ) 1 2 3 4 1 2 3 4 1. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học. 28.9 57.9 13.2 0 3.16 28.6 57.1 14.3 0 3.14 2. Tổ chức hướng dẫn GV chủ động thiết kế bài giảng chất lượng theo các PPDH mới.
26.3 60.5 13.2 0 3.13 28.6 60 11.4 0 3.17
3.Tổ chức tốt các
hoạt động bồi
dưỡng chuyên mơn định kì cho GV
28.9 57.9 13.2 0 3.16 31.5 57.1 11.4 0 3.2
4. Xây dựng chương trình cho giáo viên tổ chuyên môn các
hoạt động thao
giảng, chuyên đề và các phong trào thi đua 26.3 60.5 13.2 0 3.13 22.9 65.7 11.4 0 3.11 5. Tăng cường tổ chức sinh hoạt TCM trong trường và cụm trường về đổi mới PPDH 28.9 55.3 15.8 0 3.13 22.9 57.1 20 0 3.03 Điểm trung bình chung 3,14 3,13
- Mức độ thực hiện: 1. Rất thường xuyên ; 2. Thường xuyên; 3. Ít thường xuyên; 4. Không thực hiện - Kết quả thực hiện: 1. Tốt; 2. Khá;
3. Trung bình; 4. Chưa đạt
Về mức độ thực hiện có điểm trung bình từ 3,13 đến 3,16 đạt mức độ thường xuyên ở cả 5 nội dung. Các nội dung “Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học” và “Tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng chun mơn định kì cho GV” đã được các trường thực hiện thường xuyên nhất. Chứng tỏ các trường đã nhận thức được đây là hoạt động quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng GD, đặc biệt trong thời điểm hiện nay nó có vai trị rất quan trọng; điều đó thật sự là tín hiệu tốt trong quản lý cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018.
Tuy nhiên các nội dung “Tổ chức hướng dẫn GV chủ động thiết kế bài
giảng chất lượng theo các PPDH mới” và “Tăng cường tổ chức sinh hoạt TCM trong trường và cụm trường về đổi mới PPDH” ít được các trường thực hiện thường xuyên.
Về kết quả thực hiện có ĐTB từ 3,03 đến 3,2 đạt mức khá. Nội dung “Tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng chun mơn định kì cho GV” được đánh giá cao nhất và nội dung “Tăng cường tổ chức sinh hoạt TCM trong trường và cụm trường về đổi mới PPDH” được đánh giá thấp nhất. Nội dung này chỉ được thực hiện khi huyện tổ chức các hội thi GV dạy giỏi hoặc tổ chức tập huấn các phương pháp dạy học mới, mặc khác cũng do khó khăn về khoản cách địa lý và kinh phí nên hình thức này ít khi được thực hiện.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Bảng 2.11: Thực trạng chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB (X ) Kết quả thực hiện (%) ĐTB (X ) 1 2 3 4 1 2 3 4 1. Phổ biến và thống nhất cho GV về kế hoạch HĐTCM 46,7 48,3 5 0 3,42 55,8 42,5 1,7 0 3,54 2. Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học mơn học 44,2 43,3 12,5 0 3,32 53,3 37,5 9,2 0 3,44
3. Chỉ đạo sinh hoạt
CM định kỳ 56,7 43,3 0 0 3,57 56,7 43,3 0 0 3,57
4. Chỉ đạo thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, UDCNTT, đổi mới kiểm tra, đánh giá
45 39,2 12,5 3,3 3,26 45 41,2 13 0,8 3,30
5. Tập trung chỉ đạo công tác bồi dưỡng CM nghiệp vụ cho GV và tự bồi dưỡng của GV 39,2 43,4 17,4 0 3,22 13,3 20,8 50,9 15 2,32 6. Chỉ đạo thí điểm xây dựng chương trình nhà trường, lựa chọn SGK theo chương trình GDPT 2018 38,3 39,2 15,8 6,7 3,09 14,2 20,8 51,7 13,3 2,36
Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB (X ) Kết quả thực hiện (%) ĐTB (X ) 1 2 3 4 1 2 3 4
7. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật trong HĐTCM
41,7 41,7 14,2 2,4 3,23 41,7 41,7 16,6 0 3,25
8. Chỉ đạo sử dụng công nghệ thông tin, diễn đàn trên mạng, nhóm Zalo, Facebook để giao tiếp, trao đổi thông tin, thảo luận trong sinh hoạt TCM
40,8 39,2 14,2 5,8 3,15 43,3 42,5 14,2 0 3,29 9. Chỉ đạo sơ kết, tổng kết, đánh giá HĐTCM 39,2 42,5 15 3,3 3,18 42,5 46,7 10,8 0 3,32 10. Chỉ đạo sự phối hợp trong HĐTCM 42,5 40,8 12,6 4,1 3,22 42,5 47,5 10 0 3,33 Điểm trung bình chung 3,27 3,17
- Mức độ thực hiện: 1. Rất thường xuyên ; 2. Thường xuyên; 3. Ít thường xuyên; 4. Không thực hiện - Kết quả thực hiện: 1. Tốt; 2. Khá;
3. Trung bình; 4. Chưa đạt
Kết quả khảo sát 10 nội dung của thực trạng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn cho ĐTB của mức độ thực hiện từ 3,09 đến 3,57 với ĐTB chung là 3,27 đạt mức rất thường xuyên. Việc chỉ đạo hoạt động TCM ở trường THCS được Hiệu trưởng rất quan tâm và thực hiện một cách thường xuyên. Có được kết quả này là do xuất phát từ việc Hiệu trưởng đã nhận thức ro được vai trò của hoạt động chuyên mơn trong nhà trường. Đây chính là cơ sở để
đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường cũng như của ngành giáo dục nên họ đã có sự chỉ đạo hoạt động TCM rất sát sao. Nội dung “Chỉ
đạo sinh hoạt chuyên môn định kỳ” đã được các trường thực hiện thường
xuyên nhất với ĐTB là 3,57.
Về kết quả thực hiện cho ĐTB từ 2,32 đến 3,57. Các nội dung 1,2,3,4,7,8,9,10 đã được các trường thực hiện tốt. Chỉ có 2 tiêu chí đạt kết quả trung bình là “Tập trung chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV và tự bồi dưỡng của GV” và “Chỉ đạo thí điểm xây dựng chương trình nhà trường, lựa chọn SGK theo chương trình GDPT 2018” còn chưa được thực hiện tốt.
Thực tế cho thấy, yêu cầu của xã hội đối với giáo dục ngày càng cao, lượng kiến thức khoa học là phát triển khơng ngừng, chính vì thế một u cầu đặt ra đối với GV đó là khơng ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. Đây là việc làm thường xuyên nhằm góp phần cho nhà trường thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời đây cũng là một biện pháp hữu hiệu để xây dựng và phát triển môi trường học tập suốt đời cho GV trong trường. Vì vậy, Ban giám hiệu nhà trường và các tổ trưởng TCM có các biện pháp động viên, khuyến khích các GV tích cực tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm.
“Chỉ đạo thí điểm xây dựng chương trình nhà trường, lựa chọn SGK theo chương trình GDPT 2018” cịn chưa được thực hiện tốt. Vì hiện nay mới thí điểm lớp 6, nhiều trường cịn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm, chưa đảm bảo về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động TCM ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Bảng 2.12: Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động TCM các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB (X) Kết quả thực hiện (%) ĐTB (X ) 1 2 3 4 1 2 3 4 1. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM
45,8 41,7 12,5 0 3,33 45,8 50 4,2 0 3,42
2. Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM
11,7 25,8 45,8 16,7 2,33 51,7 39,2 9,1 0 3,43
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá sơ bộ, rút kinh nghiệm thường kì
43,3 52,5 4,2 0 3,39 47,5 45 7,5 0 3,40
4. Phân tích kết luận sau kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM 41,7 39,2 17,4 1,7 3,21 12,5 28,3 52,5 6,7 2,47 5. Tư vấn điều chỉnh, khắc phục những tồn tại của TCM 46,7 35,8 17,5 0 3,29 50 39,2 10,8 0 3,39 6. Khen thưởng, nhân rộng điển hình những TCM thực hiện tốt 41,7 50 8,3 0 3,33 49,2 43,3 7,5 0 3,42 Điểm trung bình chung 3,15 3,26
- Mức độ thực hiện: 1. Rất thường xuyên ; 2. Thường xuyên; 3. Ít thường xuyên; 4. Không thực hiện - Kết quả thực hiện: 1. Tốt; 2. Khá;
3. Trung bình; 4. Chưa đạt
Dựa vào bảng số liệu khảo sát bảng 2.12 cho thấy, mức độ thực hiện quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động TCM của các cấp quản lý được đánh giá 4/6 nội dung đạt mức độ rất thường xuyên. ĐTB chung là 3,15 đạt mức thường xuyên. Trong đó nội dung “Tổ chức kiểm tra, đánh giá sơ bộ,
rút kinh nghiệm thường kì” có kết quả cao nhất với ĐTB là 3,39. Nội dung ít
được thực hiện nhất là “Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá
hoạt động TCM”. Cho thấy Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra với tiêu chuẩn rõ ràng, phân định chức năng cụ thể, chú trọng ngăn ngừa và hạn chế việc xử lý hậu quả, kịp thời phát hiện những sai lệch thiếu sót và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, chưa linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức kiểm tra để đánh giá hoạt động tổ chun mơn. Hình thức kiểm tra cịn đơn điệu, chỉ để hoàn thành kế hoạch, chưa mang tính đột phá trong cơng tác kiểm tra.
Kết quả thực hiện của thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn cũng được thực hiện thường xuyên đạt kết quả ở mức tốt với ĐTB chung là 3,26. Tuy nhiên, tiêu chí “Phân tích kết luận sau kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM” lại có ĐTB là 2,47 đạt mức trung bình. Sự điều chỉnh khắc phục sai sót sau khi KTĐG lại chưa được quan tâm chặt chẽ. Khi trao đổi một số CBQL, TTCM và GV, hầu hết nhận định, sau khi kiểm tra thường bỏ qua việc phân tích kết quả, yêu cầu điều chỉnh khắc phục sai sót. Điều này cũng ảnh hưởng trong công tác tư vấn thúc đẩy các thành viên trong tổ hoàn thành nhiệm vụ.
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động TCM ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động TCM ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB (X) Kết quả thực hiện (%) ĐTB (X) 1 2 3 4 1 2 3 4 1 Đảm bảo các văn bản pháp quy về tổ chức và HĐ của TCM 47,5 39,2 13,3 0 3,34 48,3 40 11,7 0 3,37 2. Đảm bảo sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học 13,3 23,3 45,9 17,5 2,32 40,8 51,7 7,5 0 3,33 3. Quan tâm đến quyền lợi, lợi ích chính đáng của GV, TTCM 42,5 41,2 16,3 0 3,26 42,5 45,8 11,7 0 3,31 4. Xây dựng quy chế làm việc giữa HT và TTCM để nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐTCM 51,7 36,6 11,7 0 3,40 51,7 40 8,3 0 3,43 5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa TCM với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 45,8 40,9 13,3 0 3,33 15,8 29,2 40,8 14,2 2,47 6. Tổ chức tham