Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Quyết định số 1501/QĐ –Ttg, ngày 28/8/2015 về “Phê duyệt đề án tăng cƣờng giáo dục lí tƣởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên và nhi đồng giai đoạn 2015- 2020” đã xác định rõ mục tiêu giáo dục toàn diện dành cho thanh niên và nhi đồng là: “Tăng cƣờng giáo dục lí tƣởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức lối sống phát triển toàn diện; u gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nƣớc, tự hào dân tộc, kiên định lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ xã hội; có ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI là học để biết, học để làm, học

để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.

Trẻ mầm non là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, trẻ cịn non nớt về thể chất và tình cảm, trí tuệ. Trẻ phải học mọi thứ từ cuộc sống đa dạng, sinh động, nhiều chiều xung quanh để phát triển. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ thích nghi, hịa nhập ứng phó với cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ định hƣớng đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện là vấn đề phải đƣợc quan tâm hàng đầu. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong Chƣơng trình giáo dục mầm non “Cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo, anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, tự tin; yêu thiên nhiên, thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học”.

Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết đƣợc những điều nên làm và không nên làm. Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tƣ duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành ngƣời có trách nhiệm và có cuộc sống hài hịa trong tƣơng lai.

1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phải đảm bảo tính mục đích, tính tồn diện, tính khoa học và tính vừa sức phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Theo Lê Thị Bích Ngọc, Hồng Thị Thu Hƣơng, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, bao gồm 5 nhóm kỹ năng cơ bản sau: [18]

- Nhóm kỹ năng ý thức về bản thân

Nhóm kỹ năng ý thức về bản thân gồm các nội dung nhƣ: An toàn (các kỹ năng về thực hiện các quy tắc an toàn thơng thƣờng, phịng chống các tai nạn thông thƣờng); Tự lực (các kỹ năng về tự phục vụ, quản lý thời gian, kiểm soát cảm xúc); Tự tin (các kỹ năng về nhận ra giá trị của bản thân, trình bày ý kiến, thể hiện khả năng); Tự trọng (các kỹ năng về lịch sự, ăn uống từ tốn, khơng khua thìa bát, khơng để rơi vãi); Ăn mặc chỉnh chu, tƣơm tất, sạch

sẽ; Nói năng lễ phép có thƣa gửi, dạ vâng ạ, nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng cách.

- Nhóm kỹ năng quan hệ xã hội

Nhóm kỹ năng quan hệ xã hội bao gồm: Thân thiện (các kỹ năng về kết bạn, hoà giải xung đột, giúp đỡ, nhƣờng nhịn); Yêu thƣơng (các kỹ năng về quan tâm, chia sẻ buồn, vui, khó khăn, thành cơng, thất bại...); Biết ơn (các kỹ năng về giữ gìn đồ vật, ghi nhớ sự đóng góp, đền ơn đáp nghĩa, tiết kiệm); Tôn trọng (các kỹ năng về thực hiện các quy tắc xã hội, chấp nhận sự khác biệt, cơng bằng, kính trọng ngƣời lớn).

- Nhóm kỹ năng giao tiếp

Nhóm kỹ năng giao tiếp gồm các giá trị nhƣ: Hoà nhã (trẻ biết lắng nghe, trình bày ý kiến rõ ràng, bình tĩnh); Cởi mở (các kỹ năng về khởi xƣớng, duy trì và kết thúc cuộc giao tiếp một cách vui vẻ; Hiệu quả (kỹ năng về đàm phán, thuyết phục, thƣơng lƣợng);

- Nhóm kỹ năng về ứng phó với thay đổi

Nhóm kỹ năng này bao gồm các nội dung nhƣ: Sáng tạo (các kỹ năng về tạo ra cái mới, theo cách mới); Mạo hiểm (các kỹ năng về chấp nhận thử thách, thích đƣa ra cách thức và phƣơng tiện mới); Ham hiểu biết (các kỹ năng về thu nhận và chia sẻ thơng tin, tị mị, hay hỏi).

- Nhóm kỹ năng thực hiện cơng việc

Nhóm kỹ năng này giúp trẻ biết chấp nhận các cơng việc đƣợc giao một cách vui vẻ, thích thú, cố gắng hồn thành cơng việc đƣợc giao tốt nhất. Có khả năng đƣa ra ý kiến cá nhân, lắng nghe ý kiến của nhiều ngƣời khác, biết cách dựa vào các ý kiến khác nhau đó của nhiều ngƣời để áp dụng vào và hồn thành cơng việc. Chủ động làm những cơng việc đơn giản mà cá nhân có thể thực hiện, có khả năng tổ chức, phân cơng cơng việc cho mình và ngƣời khác để cùng hỗ trợ nhau hồn thành cơng việc.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ,

giúp trẻ thích nghi đƣợc với mơi trƣờng xung quanh, biết đƣợc những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tị mị, khả năng sáng tạo, biết yêu thƣơng, chia sẽ, biết lắng nghe ngƣời khác nói; Đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn, biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách mới, đặt nền tảng cho trẻ trở thành ngƣời có trách nhiệm và có cuộc sống hài hịa trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 32)