Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 116 - 117)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp đều có ý nghĩa riêng của nó và các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, có quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung tƣơng tác với nhau trong hệ thống biện pháp quản lý, nhằm nâng cao trình độ, năng lực của ngƣời GV mầm non, nâng cao ý thức của gia đình, các tổ chức xã hội, hình thành các kỹ năng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, để tạo nên sự biến đổi về chất trong quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non nói chung, giáo dục mầm non ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng.

Cán bộ quản lý và giáo viên là lực lƣợng nòng cốt trong việc giáo dục KNS cho trẻ. Cán bộ quản lý là ngƣời trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục KNS, GV là ngƣời trực tiếp giáo dục KNS cho trẻ. Giáo dục KNS cho trẻ còn lại nhiệm vụ của cha mẹ trẻ để đảm bảo trẻ đƣợc giáo dục toàn diện trên lớp và ở nhà. Do đó, nâng cao nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng. Công tác giáo dục KNS cho trẻ chỉ đạt hiệu quả cao khi thực hiện theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trƣờng.

Giáo viên là ngƣời có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ nên nhà trƣờng cần chú trọng công tác tập huấn, bồi dƣỡng cho giáo viên các kỹ năng giáo dục KNS cho trẻ để công tác này ngày càng tốt hơn, chất lƣợng hơn.

Nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục KNS cho trẻ phải không ngừng đổi mới, kết hợp nhiều phƣơng pháp, hình thức để tạo sự quan tâm, hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. Để thực hiện tốt biện pháp này thì cần xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ. Để công tác giáo dục KNS cho trẻ đƣợc toàn diện rất cần sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, tạo thành quá trình, sức mạnh tổng hợp cho sự thành công của

công tác giáo dục KNS cho trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ các kỹ năng về bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và kỹ năng thích ứng với sự thay đổi.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 116 - 117)