8. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
1.3.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
mẫu giáo
Đánh giá kết quả công tác giáo dục KNS cho trẻ ở các trƣờng mầm non nhằm so sánh với mục tiêu giáo dục KNS cho trẻ, từ đó xác định những KNS trẻ đã đạt và chƣa đạt để tiếp tục có kế hoạch hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện cho phù hợp. Từ kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình giáo dục KNS cho trẻ, CBQL, giáo viên tiếp tục hoàn thiện và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nội dung giáo dục KNS cần giáo dục, hƣớng dẫn cho trẻ. Điều chỉnh phƣơng pháp, hình thức tổ chức, kế hoạch giáo dục KNS cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ từng độ tuổi, đảm bảo cơ hội tốt nhất để trẻ hoạt động tích cực. Để đánh giá về KNS của trẻ GV thƣờng sử dụng những phƣơng pháp sau:
Quan sát trẻ trong các hoạt động thƣờng ngày: trực tiếp quan sát, không tác động hay can thiệp vào các hoạt động tự nhiên của trẻ. Các thông tin quan sát về biểu hiện tâm lí, các hành vi của trẻ đƣợc ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch. Quan sát và lắng nghe cá nhân trẻ nói và làm (quá trình hoạt động): ý tƣởng và cách diễn đạt ý tƣởng, cách trẻ khám phá, cách trẻ làm và sử dụng những gì trẻ đã biết.
Giáo viên trị chuyện với trẻ: Trong trị chuyện, giáo viên có thể đƣa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trị chuyện để có thể thu thập các thơng tin theo mục đích đã định.
Giáo viên sử dụng các tình huống kỹ năng sống: Là cách thức thông qua các tình huống thực tế hoặc tình huống giả định để đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ.
Trao đổi với phụ huynh: Nhằm mục đích khẳng định thêm những nhận định, đánh giá của giáo viên về trẻ, đồng thời có biện pháp tăng cƣờng sự phối hợp với gia đình trong chăm sóc, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh hằng ngày, trao đổi trong các cuộc họp phụ huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thơng tin về trẻ.