Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng ở nhà trường, gia

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 113 - 116)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo các

3.2.6. Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng ở nhà trường, gia

và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của các trƣờng mầm non mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Do đó, việc phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình là một việc rất cần thiết nhằm tạo sự liên kết và thống nhất giữa trƣờng và cha mẹ trẻ về nội dung, phƣơng pháp, cách thức tổ chức giáo dục KNS cho trẻ ở lớp cũng nhƣ ở gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trƣờng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng nhằm giúp trẻ có sự phát triển tồn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngơn ngữ, giao tiếp ứng xử, ... góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tạo sự gắn kết giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội sẽ phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp, huy động và phát huy các nguồn lực, các tiềm năng hỗ trợ cho công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cả về mặt vật chất và tinh thần.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nếu việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non chỉ đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng mà khơng có sự hỗ trợ, phối hợp của các bậc phụ huynh, cộng đồng thì sẽ khơng đem lại hiệu quả cao. Cha mẹ có thể giáo dục cho trẻ các kỹ năng sống diễn ra hàng ngày trong gia đình nhƣ: Sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập, phụ mẹ làm các cơng việc nhà, chào hỏi khi có ngƣời tới nhà, ăn uống gọn gàng, sạch sẽ, …

truyền giáo dục trẻ nhƣ: Ban đại diện cha mẹ trẻ, Huyện đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, ... Phát huy đƣợc những nguồn lực giáo dục trên chính là góp một phần vào làm phong phú thêm các kênh giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là việc làm có kết quả ngay trong thời gian ngắn mà đó là một quá trình và phải đƣợc giáo dục cả trên lớp lẫn ở nhà. Vì vậy, rất cần sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình để có thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách đầy đủ, toàn diện nhất. Các kỹ năng sống phải đƣợc giáo dục, rèn luyện, thực hiện thì mới bền vững và thành kỹ xảo. Nếu chỉ dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trƣờng thơi thì chƣa đủ và mơi trƣờng gia đình rất thích hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ đƣợc tiếp thu các kỹ năng thơng qua gia đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà lại hiệu quả cao.

Cha mẹ trẻ luôn muốn con mình đƣợc dạy dỗ tốt, năng động, mạnh dạng, có thành tích cao trong học tập, …Tuy nhiên, việc làm thế nào để có thể giúp trẻ phát huy đƣợc khả năng tiềm ẩn? Làm thế nào để trẻ có những kỹ năng sống tốt nhất thì nhiều phụ huynh cịn lúng túng trong vấn đề này. Trên thực tế, nhiều phụ huynh chƣa có kiến thức về kỹ năng sống, khơng biết kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng nào? Cần giáo dục phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của kỹ năng sống, những kiến thức cần dạy trẻ, phƣơng pháp dạy trẻ nhƣ thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên. Do đó, nhà trƣờng mà nhất là giáo viên có kiến thức về giáo dục kỹ năng sống sẽ phối hợp với các bậc phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào các hoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ huynh. Cụ thể:

- Thơng qua giờ đón trẻ, GV trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng nhƣ những kỹ năng của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động.

thơng tin với phụ huynh rất hiệu quả, GV có thể dán các hình ảnh về giáo dục KNS, các nội dung, phƣơng pháp giáo dục KNS cho trẻ để phụ huynh đọc và hiểu biết thêm về giáo dục KNS cho trẻ.

- Thông qua các buổi họp phụ huynh, GV cần chủ động đề cập đến nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đến các bậc phụ huynh, hƣớng dẫn phụ huynh phối hợp giáo dục KNS cho trẻ tại nhà. Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trƣờng. Giáo viên mời cha mẹ tham gia vào các buổi trao đổi, tọa đàm, tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh và dự một số hoạt động học của trẻ ở lớp.

- Trao đổi thƣờng xuyên, hằng ngày giữa nhà trƣờng, giáo viên lớp với phụ huynh qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp thơng qua giờ đón trẻ, trả trẻ. Nhà trƣờng tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, tuyên truyền về phòng một số bệnh nguy hiểm, thƣờng gặp ở trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.

Bên cạnh đó, hiệu trƣởng các trƣờng mầm non cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lƣợng giáo dục, xây dựng mối quan hệ gắn bó với địa phƣơng và các tổ chức đơn vị có liên quan. Có ký kết giao ƣớc thực hiện trong đó có các chun đề liên quan đến chun mơn của các tổ chức xã hội, các lực lƣợng nói trên nhƣ: Giáo dục an tồn giao thơng, phịng chống đuối nƣớc, giáo dục truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, tham gia vệ sinh đƣờng phố, ...

Nhà trƣờng phối hợp với các tổ chức, đơn vị quan tâm tham gia hỗ trợ kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

Nhà trƣờng cần phối hợp với các tổ chức xã hội, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động văn hoá khác nhau trong đó có giáo dục bản sắc văn hóa địa phƣơng, bản sắc văn hóa dân tộc của chính các em thơng qua các phong tục, tập quán, lễ hội văn hóa…, qua đó các em đƣợc giáo dục về tình cảm, đạo

đức, thẩm mỹ, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, đƣợc phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 113 - 116)