Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý công tác giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý công tác giáo dục kỹ

năng sống cho trẻ mẫu giáo các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Sự ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đƣợc đánh giá nhƣ Bảng 2.25.

Bảng 2.25: Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Stt Các yếu tố chủ quan Ảnh hƣởng rất mạnh Ảnh hƣởng mạnh Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng ĐTB 1 Nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên, cha mẹ trẻ và các lực lƣợng giáo dục về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

45 56 0 0 3,45

2 Phẩm chất, năng lực cán bộ quản

lý nhà trƣờng và giáo viên 39 62 0 0 3,39

3 Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 37 64 0 0 3,37

Kết quả khảo sát có ĐTB từ 3,37 đến 3,45 đánh giá ở mức tốt. Điều này cho thấy các yếu tố chủ quan có ảnh hƣởng mạnh đến giáo dục KNS cho trẻ.

Giáo dục KNS cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trƣờng mà của cả gia đình và xã hội. Do đó, khi các lực lƣợng giáo dục này nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho trẻ thì việc chỉ đạo, lập kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện sẽ mang lại kết quả cao và kết quả khảo sát cho thấy yếu tố này ảnh hƣởng rất mạnh đến giáo dục KNS cho trẻ (ĐTB 3,45 với 44,55% đánh giá ảnh hƣởng rất mạnh và 55,45% đánh giá ở mức ảnh hƣởng mạnh.

Đội ngũ CBQL, GV là nhân tố quyết định ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng hoạt động giáo dục KNS cho trẻ tại trƣờng mầm non và có ĐTB 3,39. Trong đó, có 61,39% đánh giá ảnh hƣởng mạnh và 38,61% đánh giá ảnh hƣởng rất mạnh. Để có thể chỉ đạo tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thì hiệu trƣởng có vai trị vơ cùng quan trọng. Nếu hiệu trƣởng có nhận thức sâu sắc, có năng lực về vấn đề này thì sẽ quan tâm, sát sao và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Bên cạnh đó, chủ thể quản lý đặc biệt phải chú ý tới các yếu tố thuộc về ngƣời giáo viên mầm non. Bởi vì, giáo viên mầm non chính là lực lƣợng nịng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Nếu giáo viên mầm non có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, có phẩm chất đạo đức, lịng yêu thƣơng trẻ thì giáo viên sẽ chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, thiết kế bài giảng, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ hiệu quả hơn.

Trẻ mẫu giáo là đối tƣợng trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục KNS nên kết quả giáo dục KNS cũng chịu ảnh hƣởng lớn từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Nội dung này qua khảo sát có ĐTB là 3,37. Đối với trẻ năng động, thích tham gia các hoạt động tại lớp thì sẽ rất hứng thú với các hoạt động giáo dục KNS của giáo viên. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ ít nói, ngại giao tiếp, nhút nhát, ... thì giáo viên cần quan tâm trò chuyện với trẻ nhiều hơn, hƣớng dẫn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động với bạn, dạy cho trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.

2.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Giáo dục KNS cho trẻ chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan qua khảo sát nhƣ Bảng 2.26.

Bảng 2.26: Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Stt Các yếu tố khách quan Ảnh hƣởng rất mạnh Ảnh hƣởng mạnh Ít ảnh hƣởng Khơng ảnh hƣởng ĐTB

1 Sự chỉ đạo của cấp trên 20 76 5 0 3,15

2 Sự tác động của yếu tố giáo dục gia

đình và xã hội 19 60 22 0 2,97

3 Điều kiện cơ sở vật chất và các

nguồn lực tài chính 19 53 29 0 2,90

Kết quả khảo sát cho thấy giáo dục KNS cho trẻ chịu sự ảnh hƣởng mạnh từ sự chỉ đạo của cấp trên (ĐTB 3,15) với 95% đối tƣợng khảo sát đánh giá ảnh hƣởng từ mạnh đến rất mạnh. Việc tổ chức giáo dục KNS cho trẻ là một trong những nhiệm vụ giáo dục của trƣờng mầm non và thực hiện theo chủ trƣơng, chỉ đạo của cấp trên nên nếu nhƣ cấp trên quan tâm, coi trọng cơng tác này thì việc chỉ đạo, triển khai thực hiện, đầu tƣ cơ sở vật chất, trạng thiết bị co hoạt động này sẽ đƣợc tốt hơn.

“Sự tác động của yếu tố giáo dục gia đình và xã hội” và “Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực tài chính” cũng đƣợc đánh giá ở mức khá (ĐTB 2,97 và 2,9). Trẻ đƣợc sinh ra và lớn lên trong mơi trƣờng gia đình nên chịu sự ảnh hƣởng, tác động rất lớn của yếu tố này đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt là quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình cũng nhƣ thái độ ứng xử với ngƣời khác sẽ đƣợc trẻ quan sát, tiếp thu và bắt chƣớc làm theo. Cha mẹ trẻ phải là những ngƣời chủ động, tích cực, tự giác phối hợp với nhà trƣờng trong việc làm gƣơng, giúp trẻ thực hành và trải nghiệm các kỹ năng sống đƣợc học tại nhà trƣờng vào thực tiễn

cuộc sống hàng ngày của các em tại gia đình và ngồi xã hội.

Các hoạt động giáo dục sẽ hiệu quả, chất lƣợng khi nó đƣợc đầu tƣ, trang bị đầy đủ về phòng học, sân vui chơi, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ, có nguồn tài chính tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Do đó, điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực tài chính có ảnh hƣởng rất nhiều đến giáo dục KNS cho trẻ tại trƣờng mầm non.

Nhƣ vậy, để hoạt động giáo dục KNS cho trẻ đƣợc quan tâm, có hiệu quả rất cần sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp với gia đình và xã hội, đồng thời phải đảm bảo nguồn tài chính để đầu tƣ cơ sở vật chất cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)