Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 120 - 148)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.3. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp đề xuất chỉ có ý nghĩa khi nó có khả năng thực hiện cao, tức có tính khả thi. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhƣ Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Stt Tên biện pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi ĐTB 1

Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

46 55 0 0 3,46

2 Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ 31 67 3 0 3,28

3

Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trƣờng

34 66 1 0 3,33

Stt Tên biện pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi ĐTB

dƣỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non

5

Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hố phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

14 83 4 0 3,10

6

Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các lực lƣợng ở nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

26 65 11 0 3,18

Theo số liệu khảo sát ở Bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đề xuất có ĐTB từ 3,1 đến 3,46 ở mức khả thi và rất khả thi. Biện pháp đƣợc đánh giá có tính khả thi cao nhất là “Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo” có ĐTB 3,46 với 45,5% CBQL và GV đánh giá ở mức rất khả thi và 54,5% đánh giá ở mức khả thi. Biện pháp này có tính khả thi cao và thực hiện chủ yếu thông qua các buổi hội thảo, các cuộc họp để tuyên truyền, phổ biến các chỉ đạo, quyết định, thông tƣ, quy định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, của Phịng GD&ĐT; phân tích, đánh giá vai trò của giáo dục KNS đối với trẻ mẫu giáo. Từ đó, nâng cao nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ trẻ để cùng nhau thực hiện việc giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn. Biện pháp đƣợc đánh giá tính khả thi xếp thứ hai là “Chú trọng hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non” có ĐTB 3,37. Trong đó, có 42,6% CBQL và GV đánh giá ở mức rất khả thi và 51,5% đánh giá ở mức khả thi. Nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của giáo viên trong việc giáo dục KNS cho trẻ nên việc tập huấn, bồi dƣỡng giáo viên về tổ chức các hoạt động giáo dục

KNS là rất cần thiết. Do đó, các trƣờng có thể tự tổ chức bồi dƣỡng, học hỏi kinh nghiệm giữa các GV với nhau; cử cán bộ, giáo viên tham gia các buổi tập huấn, bồi dƣỡng do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức. Biện pháp “Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trƣờng” và biện pháp “Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” có ĐTB lần lƣợt là 3,33 và 3,28 ở mức rất khả thi. Biện pháp “Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hố phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” và biện pháp “Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các lực lƣợng ở nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo” có ĐTB là 3,1 và 3,18 ở mức khả thi.

Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Do đó, các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn có thể vận dụng các biện pháp này để góp phần cải thiện, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo tại các trƣờng mầm non.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non có vai trị quan trọng, ảnh hƣởng đến sự phát triển các kỹ năng cần thiết cho trẻ trong học tập, giao tiếp, quan hệ xã hội, đảm bảo sự phát triển toàn diện trong nhân cách của trẻ. Quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non có vai trị quyết định trong sự thành công của công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non đƣợc trình bày ở Chƣơng 1, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong Chƣơng 2, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non thành phố Quy Nhơn trong Chƣơng 3, đó là:

- Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Biện pháp 3: Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trƣờng.

- Biện pháp 4: Chú trọng hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non.

- Biện pháp 5: Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hố phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Biện pháp 6: Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các lực lƣợng ở nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

Qua khảo nghiệm ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên các trƣờng mầm non đều có sự thống nhất cao về các biện pháp quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non tại các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh

Bình Định là rất cần thiết và khả thi. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, nếu đƣợc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý cơng tác giáo dục KNS nói trên, cơng tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục KNS nói riêng và chất lƣợng giáo dục tồn diện cho trẻ trong nhà trƣờng nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non trong nhà trƣờng chính là góp phần gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động đồng thời cũng là thực hiện 4 nội dung chính của việc học là: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để chung sống.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp đƣợc các vấn đề: Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đề tài cũng đã làm rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non và các yếu tố ảnh hƣởng công tác giáo dục KNS cho trẻ tại các trƣờng mầm non.

Đề tài đã thực hiện khảo sát thực trạng việc tổ chức công tác giáo dục KNS và quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đánh giá những mặt mạnh và những tồn tại đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của các tồn tại yếu kém đó.

1.2. Về thực tiễn

Thực trạng nghiên cứu quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non tại các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả đã thu thập đƣợc những ý kiến đánh giá từ các khách thể đƣợc chọn khảo sát, phỏng vấn gồm cán bộ quản lý, giáo viên các trƣờng mầm non. Qua kết quả điều tra đƣợc, có thể khẳng định cơng tác quản lý giáo dục KNS cho trẻ mầm non tại các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập. Từ đó, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác giáo dục KNS có tính hệ thống, khoa học, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn quản lý giáo dục KNS tại các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đó là:

- Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Biện pháp 3: Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trƣờng.

- Biện pháp 4: Chú trọng hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non.

- Biện pháp 5: Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hố phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Biện pháp 6: Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các lực lƣợng ở nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

Với những biện pháp đƣợc đề xuất nhƣ trên tác giả mong muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục KNS cho trẻ mầm non nếu đƣợc vận dụng một cách có hệ thống, phù hợp với đặc điểm của nhà trƣờng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Tăng cƣờng đầu tƣ, xây dựng đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, trang bị mới các phƣơng tiện vật chất trang thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.2. Đối với Phịng Giáo dục & Đào tạo thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Tăng cƣờng tổ chức công tác bồi dƣỡng, tập huấn cho giáo viên mầm non về tầm quan trọng, nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

Tạo điều kiện cho Hiệu trƣởng và cán bộ quản lý tham gia các lớp tập huấn quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo để tổ chức chỉ đạo,

quản lý công tác giáo dục KNS tại các trƣờng mầm non ngày càng tốt hơn. Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo tại các trƣờng mầm non.

2.3. Đối với các trường mầm non ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non cần tạo điều kiện để GV đƣợc tham gia lớp tập huấn về các phƣơng pháp giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo.

Cung cấp, bổ sung các tài liệu về giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo đến giáo viên.

Xây dựng kế hoạch, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Thƣờng xuyên kiểm tra công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên.

2.4. Đối với giáo viên các trường mầm non

Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dƣỡng về giáo dục KNS cho trẻ do Phòng GD&ĐT, trƣờng mầm non tổ chức.

Thƣờng xuyên tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến giáo dục KNS cho trẻ để nâng cao hiểu biết, kiến thức về giáo dục KNS cho trẻ.

Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho trẻ với nhiều nội dung, sử dụng nhiều phƣơng pháp và hình thức giáo dục KNS để tạo sự thu hút, hƣớng thú cho trẻ.

Hƣớng dẫn, theo dõi trẻ thực hiện các kỹ năng sống để hỗ trợ, điều chỉnh, giúp trẻ học hỏi và ứng dụng các kỹ năng sống trong thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống,

NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, Trƣờng

Quản lý cán bộ giáo dục & đào tạo, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, ban hành kèm theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa (ban hành kèm

theo Thơng tƣ số 04/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa (ban hành kèm

theo Thơng tƣ số 04/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014). 6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2016), Chương trình giáo dục mầm non sữa đổi

theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 2559/QĐ-BGDĐT, ngày 06/8/2021, Quyết định ban hành Chƣơng trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý,

NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương về khoa học quản

lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Phạm Thị Chung (2019), “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

11. Đào Thị Chi Hà (2018), “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

trẻ 5 đến 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục”, Học viện Khoa học

Xã hội.

12. Huỳnh Thị Mỹ Hà (2020), “Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, Đại học Quy

Nhơn.

13. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

14. M.I.Konđacôp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học. QLGD- Trƣờng cán bộ QLGD&ĐT Trung ƣơng 1- Hà Nội

15. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

16. Hồ Văn Liên (2007), Quản lý giáo dục và trường học, Giáo trình giảng dạy sau Đại học, Trƣờng ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh

17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Phan Thị Thảo Hƣơng (2012),

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

18. Lê Bích Ngọc (2009), Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi,

NXB Giáo dục.

19. Thủ tƣớng Chính phủ (2018), Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”, ban hành ngày 03/12/2018.

20. Vũ Thị Huyền Trang (2017) “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 đến 6 tuổi ở các trường mầm non thực hành của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương”, Học viện Quản lý Giáo dục.

21. Nguyễn Quang Uẩn (2008), Một số vấn đề lý luận về kỹ năng sống,

Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội.

22. Sandy K. Wurtele, Julie Sarno Owens (1979), Teaching personal safety skills to young children, America.

23. UNESCO (2003), Life skills The bridge to human capabilities, UNESCO education sectorposition paper. Draft 13 UNESCO 6/2003.

24. Unicef (2006), Children in conflict with law, Children Protection informationsheet, May 2006.

25. WHO (1986), Ottwa Charter for Health Promotion, < www.who.int/hpr/NPH/docs/ottawa_charter_hp.pdf>.

26. WHO (1997), Life Skills Education for Children and Adolescents in

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 120 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)