Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho

trẻ mẫu giáo

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Sự chỉ đạo của cấp trên

Trƣờng mầm non hoạt động dƣới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho nên công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trƣờng mầm non đòi hỏi phải thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của các cấp trên để đảm bảo tính pháp lý.

Các văn bản, chỉ thị của cấp trên có liên quan rất nhiều đến cơng tác giáo dục KNS cho trẻ. Bởi vì, việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS của các nhà trƣờng luôn phải bám sát vào các văn bản, chỉ thị, chƣơng trình của ngành ban hành. Nếu các văn bản đầy đủ, đảm bảo tính thời sự, cấp thiết, gần với thực tiễn ở các cơ sở, thì việc lập kế hoạch của nhà trƣờng sẽ cụ thể, chi tiết, đảm bảo đầy đủ và đúng yêu cầu đặt ra.

1.5.1.2. Sự tác động của yếu tố giáo dục gia đình và xã hội

Giáo dục kỹ năng sốn cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của thầy cơ, của nhà trƣờng mà cịn là nhiệm vụ của gia đình và xã hội. Ngƣời tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể là bố mẹ, ơng bà, cô giáo, bạn cùng học hay các thành viên khác trong xã hội, ... Sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non khơng thể hình thành trong “một sớm một chiều” mà là một quá trình: Nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Gia đình là một trong những yếu tố tác động trực tiếp, liên tục, thƣờng xuyên tới việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cả về nhận thức, thái độ và hành vi.

Điều kiện văn hóa, xã hội, truyền thống, tập tục của từng địa phƣơng cũng ảnh hƣởng lớn đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nếu địa phƣơng tổ chức nhiều chƣơng trình, hoạt động, mang ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa giáo dục sâu sắc thì sẽ góp phần làm phong phú kỹ năng sống của trẻ hơn, hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.

Vì vậy, cán bộ quản lý ở trƣờng mầm non cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục giữa gia đình – nhà trƣờng – xã hội để có sự quản lý đúng đắn và linh hoạt. Nhà trƣờng cần phối hợp với các lực lƣợng giáo dục nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phƣơng pháp giáo dục cho trẻ.

1.5.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực tài chính

Điều kiện về tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng nói chung và giáo dục kỹ năng sống nói riêng.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một quá trình giáo dục nên cần có cơ sở vật chất, phƣơng tiện, tài liệu để hoạt động đạt hiệu quả mong muốn. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trị hỗ trợ tích cực cho q trình dạy học và giáo dục. Nếu nhƣ nhà trƣờng không đảm bảo về cơ sở vật chất (thiếu phòng học, thiếu đồ dùng dạy học, tài liệu dạy học,…) thì việc triển khai các

phƣơng pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống sẽ khó khăn, khơng hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu thiếu tài chính và cơ sở vật chất thì các hoạt động ngoại khóa cũng khơng thể tổ chức một cách đầy đủ và chất lƣợng.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên, cha mẹ trẻ và các lực lượng giáo dục về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của CBQL, giáo viên, cha mẹ trẻ và các lực lƣợng giáo dục đóng vai trị quan trọng, quyết định tới sự thành công hay không của việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Để công tác giáo dục kỹ năng sống của nhà trƣờng, của gia đình và của xã hội đạt đƣợc sự thống nhất, các lực lƣợng giáo dục cần hiểu rõ rằng giáo dục kỹ năng sống không chỉ là trách nhiệm của nhà trƣờng mà cịn là trách nhiệm của gia đình và tồn xã hội, xác định rõ vai trị, nhiệm vụ của giáo dục gia đình, nhà trƣờng, xã hội trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

1.5.2.2. Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên

Cán bộ quản lý là ngƣời trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại các trƣờng mầm non. Ngƣời quản lý có phẩm chất, năng lực sẽ tổ chức quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đi đúng hƣớng, đạt hiệu quả cao. Xây dựng đƣợc chƣơng trình, kế hoạch, triển khai thực hiện hiệu quả, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kịp thời các sai sót, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Giáo viên là ngƣời trực tiếp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Khi giáo viên có phẩm chất, năng lực, hết lịng u thƣơng, chăm sóc, giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ thì hiệu quả cơng tác giáo dục sẽ rất cao. Trẻ ở trƣờng rất biết nghe và vâng lời cô giáo nên khi cô giáo nói, hƣớng dẫn trẻ sẽ làm theo rất nhanh. Cơ giáo biết sử dụng, kết hợp hiều hình thức và phƣơng pháp giáo dục kỹ năng sống sẽ rất cuốn hút trẻ, giúp trẻ học đƣợc nhiều kỹ năng sống trong giao tiếp hàng ngày, giúp trẻ dễ dàng thích nghi với xã hội sau này.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trẻ mầm non đang trong giai đoạn học tập, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu các kỹ năng sống của trẻ sớm đƣợc hình thành và phát triển thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển tồn diện, bền vững, có khả năng phịng ngừa, ứng phó với các tình huống, nguy cơ và biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống và quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là hoạt động trọng tâm, quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Quản lý có hiệu quả cơng tác này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cơng tác chăm sóc, ni dƣỡng, giáo dục cho trẻ mẫu giáo.

Trong Chƣơng 1, tác giả đã nghiên cứu khái quát về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo về các nội dung nhƣ: các nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nƣớc về giáo dục kỹ năng sống, các khái niệm cơ bản của giáo dục kỹ năng sống, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, điều kiện cơ sở vật chất, các lực lƣợng tham gia giáo dục kỹ năng sống, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, … Từ đó, đƣa ra các nội dung quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

Kết quả nghiên cứu ở Chƣơng 1 là cơ sở lý luận để tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống và thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn ở Chƣơng 2 và đề xuất biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn trong Chƣơng 3.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG

MẦM NON THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)