Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 105 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo các

3.2.2. Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện một công việc đƣợc thuận lợi, xác định đƣợc mục tiêu cần đạt đƣợc thì việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng và công tác giáo dục KNS cho trẻ cũng vậy.

Lập kế hoạch công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non có cái nhìn tổng qt về nội dung chƣơng trình giáo dục KNS, xác định mục tiêu cần đạt đƣợc, thiết kế các bƣớc đi cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để đạt đƣợc mục tiêu hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đƣa hoạt động giáo dục KNS cho trẻ đi đúng hƣớng và ngày càng phát triển, dựa trên việc sử dụng các nguồn lực đã có và khai thác các nguồn lực mới trong và ngoài trƣờng mầm non. Kế hoạch này nằm trong kế hoạch phát triển giáo dục toàn diện của trẻ trong nhà trƣờng.

Từ kế hoạch giáo dục KNS cho trẻ ở cấp độ nhà trƣờng, hiệu trƣởng chỉ đạo các giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho từng nhóm, lớp. Xây dựng cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ. Trên cơ sở các mục tiêu, tiêu chí đƣa ra trong kế hoạch làm căn cứ để quản lý, đánh giá kết quả tổ chức các hoạt động giáo dục KNS của giáo viên.

Để xây dựng một kế hoạch giáo dục KNS cho trẻ phù hợp, mang tính khả thi thì trƣớc khi lập kế hoạch, nhà trƣờng nên tổ chức một cuộc họp tổng thể cán bộ, giáo viên của trƣờng để cùng nhau trao đổi, đề xuất các vấn đề, nội dung, các hoạt động, chỉ tiêu cần đƣa vào kế hoạch, tạo tính thống nhất và tính hiệu quả cho kế hoạch. Ở cấp độ nhà trƣờng tiến hành lập kế hoạch theo năm và tháng. Kế hoạch phải đƣa ra các nhiệm vụ, mục tiêu phải đạt đƣợc, cách thức tiến hành và những giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch đƣợc lập dựa trên việc đánh giá công tác giáo dục KNS của trƣờng đang đạt ở mức độ nào, hƣớng phấn đấu đến mục tiêu nào để đƣa ra các mục tiêu phù hợp, có tính khả thi. Trên cơ sở kế hoạch chung của trƣờng, Hiệu trƣởng chỉ đạo các giáo viên tiến hành lập kế hoạch giáo dục KNS cho trẻ theo năm, tháng, tuần. Cố gắng xây dựng kế hoạch năm nay cao hơn năm trƣớc, tháng này tốt hơn tháng trƣớc, phù hợp với đặc điểm tình hình về năng lực, trình độ của đội ngũ GV, phù hợp với đặc điểm tâm lý, năng lực của trẻ, yêu cầu đổi mới của thực tiễn hoạt động giáo dục.

Trong công tác lập kế hoạch kỹ năng sống, hiệu trƣởng trƣờng mầm non tiến hành các công việc sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trƣờng mầm non.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo tháng, năm phù hợp với chủ đề để định hƣớng cho các bản kế hoạch giáo dục cụ thể của giáo viên trong từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ.

- Xác định các biện pháp, các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mỗi độ tuổi.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí các nguồn lực, chi phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trƣờng.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

mầm non đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Trên cơ sở kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong trƣờng mầm non, hiệu trƣởng cùng với ban giám hiệu chỉ đạo, hƣớng dẫn giáo viên mầm non từng hoạt động cụ thể dựa trên bản kế hoạch chung. Dự kiến về thời gian thực hiện, nội dung chƣơng trình giáo dục, các chủ đề cần thực hiện trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Hƣớng dẫn giáo viên lập kế hoạch từng hoạt động, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức hoạt động với tính chất chỉ dẫn, khơng phải là khn mẫu. Tổ chức những buổi thảo luận về từng kế hoạch hoạt động kỹ năng sống, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phƣơng pháp, trao đổi kinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động với những nội dung khó triển khai. Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng và các tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi việc chuẩn bị hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non của giáo viên bằng cách kiểm tra kế hoạch hoạt động, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục.

3.2.3. Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 105 - 107)