Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho

cho trẻ mẫu giáo các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.6.1. Những ưu điểm

Đa số CBQL, GV và cha mẹ trẻ đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non cũng nhƣ đánh giá cao vai trò của giáo dục KNS đến sự phát triển của trẻ, giúp trẻ an toàn, khỏe mạnh, tự tin, giao tiếp tốt, có những kỹ năng thích ứng với học tập, thích ứng với những thay đổi.

Hoạt động giáo dục KNS về cơ bản đã đƣợc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, chƣơng trình, hình thức, phƣơng pháp khá phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trƣờng, địa phƣơng.

Trang thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục KNS ở các trƣờng mầm non ngày càng đƣợc quan tâm, đầu tƣ theo hƣớng hiện đại hóa. Đồng thời, các trƣờng mầm non cũng đã tích cực tham mƣu, vận động phụ huynh tài trợ vật chất để hỗ trợ nhà trƣờng mua sắm trang thiết bị, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp trƣờng lớp và các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS.

2.6.2. Những hạn chế

Một số CBQL, GV mầm non chƣa thực sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non. Một số GV tỏ ra lúng túng trong việc lựa chọn nội dung thích hợp để giáo dục cho trẻ. Bên cạnh một số GV mầm non nắm vững và sử dụng tốt các phƣơng pháp giáo dục KNS cho trẻ thì vẫn cịn tỷ lệ khơng nhỏ GV mầm non cịn trẻ, mới ra trƣờng chƣa tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm những KNS trong tình huống thực tế nên nhiều hoạt động đơn điệu làm cho trẻ dễ chán nản và thụ động.

Việc thực hiện mục tiêu và quản lý mục tiêu giáo dục KNS chƣa chú trọng đến phát huy các thế mạnh của bản thân và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tƣ duy, sáng tạo của trẻ. Quản lý mục tiêu giáo dục chủ yếu “Phổ biến cho giáo viên chƣơng trình, nội dung giáo dục KNS do Bộ, Sở, Phòng giáo dục quy định”.

Thực trạng nội dung giáo dục KNS chƣa chú trọng đến giáo dục các kỹ năng quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Hình thức giáo dục KNS chƣa quan tâm, tích hợp trong các hoạt động vui chơi, ăn ngủ của trẻ cũng nhƣ trong hoạt động thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại.

Các lực lƣợng tham gia giáo dục KNS cho trẻ chủ yếu là giáo viên mầm non, chƣa phát huy vai trò của cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội. Chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non là một chủ trƣơng đúng của Đảng. Tuy nhiên thực tế cịn có sự nhận thức chƣa đầy đủ, chƣa đúng, nên việc xã hội hóa lại thiên về “huy động tiền của nhân dân” mà quên đi việc cung cấp kiến thức để các bậc phụ huynh, các tầng lớp nhân dân có thể tham gia tích cực vào việc phối hợp chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, việc chăm lo đời sống và các trợ cấp không tƣơng xứng giữa các trƣờng dẫn đến một số giáo viên chƣa thực sự tâm huyết với nghề.

Lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục KNS chƣa đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng bài bản, có hệ thống, mà chủ yếu giáo dục dựa vào hiểu biết, kinh

nghiệm của bản thân của GV. Hơn nữa, có một số ít GV tổ chức hoạt động cho có lệ, hình thức đối phó nên hiệu quả giáo dục KNS chƣa thực sự cao.

Công tác kiểm tra, đánh giá của cấp quản lý chƣa kịp thời, chƣa thƣờng xuyên, tổ chức tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm công tác giáo dục KNS cho trẻ chƣa thực hiện tốt, từ đó q trình sắp xếp các hoạt động, rèn luyện các kỹ năng còn hiệu quả, chƣa khoa học, các biện pháp đề ra chƣa tích cực, phong phú, linh động.

Đầu tƣ ngân sách dành cho giáo dục mầm non trong thời gian qua quá nhỏ, hầu nhƣ mới chỉ đủ để chi trả lƣơng cho một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý thuộc biên chế, chƣa đủ mạnh để nâng cấp căn bản cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.

Sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng, phụ huynh và các tổ chức xã hội chƣa thật sự chú trọng, thiếu đồng bộ. Công tác quản lý sự phối hợp này còn lỏng lẻo, chƣa có tiêu chí cụ thể để kiểm tra đánh giá, dẫn đến hiệu quả quản lý chƣa thật sự cao.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Ý thức của một số CBQL, GV về tầm quan trọng của việc giáo dục KNS chƣa đầy đủ. Năng lực và kỹ năng giáo dục KNS của GV còn hạn chế.

Tài liệu, chƣơng trình về GDKNS cho trẻ mầm non cịn ít, nội dung GDKNS nghèo nàn, thiếu cập nhật. Phƣơng pháp, hình thức tổ chức đơn điệu thiếu tính sáng tạo, cơ sở vật chất chƣa đáp ứng nhu cầu cho nên việc triển khai, thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng, các tổ chức xã hội chƣa chặt chẽ, khơng có nội dung thống nhất và phân định trách nhiệm trong công tác phối hợp. Nhiều phụ huynh chƣa dành nhiều thời gian để quan tâm, gần gũi, giáo dục con cái do mƣu sinh cuộc sống. Từ đó, mối quan hệ giữa trẻ và gia đình ngày càng lỏng lẻo, trẻ thiếu sự uốn nắn dạy bảo ngay từ nhỏ. Một số gia đình chƣa tích cực phối hợp với nhà trƣờng, giao hẳn cho nhà trƣờng giáo dục KNS cho trẻ. Các tổ chức xã hội chƣa thấy rõ vai trò, trách nhiệm của

mình trong việc GDKNS.

Đời sống vật chất của ngƣời GV mầm non hiện nay với thu nhập và chất lƣợng cuộc sống cũng là một yếu tố ảnh hƣởng rất nhiều đến công việc của GV mầm non trong nhà trƣờng. Nếu xã hội và Nhà nƣớc tạo đầy đủ các điều kiện vật chất đảm bảo cuộc sống của GV mầm non thì sẽ giúp GV mầm non yên tâm làm việc và hiệu quả của ngƣời giáo dục sẽ tốt hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã khái quát tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục mầm non tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đồng thời, luận văn đã tập trung khảo sát thực trạng về hoạt động giáo dục KNS và thực trạng quản lý công tác giáo dục KNS của trẻ mầm non tại các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Kết quả cho thấy các trƣờng mầm non đã tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non, bƣớc đầu đã có ảnh hƣởng tích cực đối với việc hình thành phẩm chất, nhân cách cho trẻ. Ban giám hiệu các trƣờng cũng đã triển khai các hoạt động giáo dục KNS và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan nên việc quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại các trƣờng mầm non tại thành phố Quy Nhơn vẫn chƣa đƣợc đồng bộ và hiệu quả chƣa cao.

Chƣơng 2 đã đánh giá về những ƣu điểm, hạn chế của thực trạng quản lý công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Từ đó, địi hỏi đội ngũ CBQL cần tìm ra những biện pháp mang tính đồng bộ, khoa học, nhằm khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục KNS cho trẻ. Nội dung này sẽ đƣợc tập trung làm rõ trong Chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3:

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO CÁC TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 99)