Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 99 - 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nhiệm vụ của trƣờng mầm non là nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ qua việc tổ chức các hoạt động khác nhau trong một ngày đến trƣờng của trẻ, mỗi hoạt động giáo dục cụ thể đều có những mục tiêu cần hƣớng đến, kết quả cần đạt đƣợc. Tuy nhiên, tất cả hoạt động ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đều hƣớng đến mục tiêu chung đó là giúp trẻ phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, lao động và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, góp phần tích cực vào mục tiêu chung đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện.

Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là tồn bộ q trình quản lý của các chủ thể quản lý giáo dục đến đối tƣợng quản lý nhằm hƣớng tới mục tiêu là “giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bƣớc vào lớp 1”. Đồng thời, đây là vấn đề mang tính nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Việc xây dựng các biện pháp giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo vừa phải có sự đổi mới, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả những nội dung giáo dục, đảm bảo mục tiêu của hoạt động giáo dục KNS, nó bảo đảm cho cả q trình hoạt động đi đúng hƣớng theo mục tiêu giáo dục của cấp học mầm non, hƣớng vào mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Quản lý cơng tác giáo dục KNS cho trẻ tại các trƣờng mầm non là một hệ thống các biện pháp đối với CBQL, GV, nhân viên, cha mẹ trẻ và các lực lƣợng khác đƣợc thực hiện trong mối liên quan mật thiết với nhau, là sự phối hợp của nhiều lực lƣợng.

Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phải đƣợc tiến hành một cách khoa học, từ mục đích cho tới lập kế hoạch, phân công ngƣời quản lý cũng nhƣ xây dựng nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Chính vì vậy, các biện pháp ln có những tác động qua lại hỗ trợ, biện pháp này là nền tảng là cơ sở vững chắc cho biện pháp kia thực hiện một cách hiệu quả.

Để có những biện pháp quản lý cơng tác giáo dục KNS hiệu quả cần có một quá trình thống nhất về nhận thức, tƣ tƣởng, về nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, biện pháp tiến hành, đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể mang tính tồn diện.

3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn

Mục đích của cơng tác giáo dục KNS cho trẻ là giúp trẻ có thể vận dụng những kỹ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống để có hành vi, ứng xử phù hợp và trong những tình huống nguy hiểm có thể tự bảo vệ bản thân. Nếu giáo dục mà không thể vận dụng đƣợc vào thực tiễn để ứng xử, để bảo vệ bản thân, để giải quyết những tình huống khó khăn, nguy hiểm thì giáo dục đó chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Việc đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Các biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý và giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng mầm non. Tránh tình trạng đƣa ra các biện pháp xa rời với thực tiễn, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý, tổ chức giáo dục KNS cho trẻ và khắc phục những mặt hạn chế trong quản lý giáo dục KNS cho trẻ đã diễn ra trong thời gian qua. Các biện pháp đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính ứng dụng hiệu quả, có khả năng tổ chức triển khai

thực hiện đƣợc trong thực tiễn các nhà trƣờng, thể hiện đƣợc sự cần thiết và tính khả thi khi triển khai trong thực tiễn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp phải đảm bảo tính kế thừa, tơn trọng q khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập, đồng thời các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng của xã hội.

Đảm bảo tính kế thừa trong đề xuất các biện pháp quản lý thì khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa những biện pháp quản lý đã và đang thực hiện có hiệu quả tại trƣờng. Sự kế thừa có thể là tồn bộ các biện pháp, có thể là những điểm hay, tối ƣu của một biện pháp tránh phủ định hoàn toàn và tạo ra những hệ thống mới không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.

Trƣớc những yêu cầu của quá trình đổi mới các mục tiêu giáo dục mầm non, công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ cũng cần có sự thay đổi. Những thay đổi này cần có sự kế thừa những thành tựu của hoạt động giáo dục KNS trƣớc đó nhƣng cũng cần có sự phát triển, bổ sung những yếu tố mới phù hợpvới thực tế của các hoạt động giáo dục mà ngƣời GV phải đảm nhận trong hiện tại và tƣơng lai.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

Mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt với đặc điểm tâm sinh lý phát triển khác nhau. Vì vậy, khi xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phƣơng pháp, phƣơng tiện giáo dục KNS phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. GV mầm non và cha mẹ trẻ cẩn hiểu về đặc điểm của từng trẻ, biết tơn trọng những nhu cầu, cá tính, đặc điểm riêng về thể chất, tinh thần, những thói quen của trẻ.

Trẻ mầm non là độ tuổi thích tị mị, tìm tịi, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh nhƣng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh chƣa đƣợc đầy đủ. Cũng chính vì đặc điểm này mà trẻ dễ gặp phải nguy hiểm nên cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ biết phòng tránh nguy hiểm. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải phù hợp với chƣơng trình giáo dục mầm non và bộ chuẩn phát triển trẻ em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với vùng miền.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)