Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học ở

3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Đổi mới cơng tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học sẽ giúp cho lãnh đạo nhà trường chủ động thực hiện tốt các nội dung của hoạt động kiểm tra nội bộ và sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các bước tiếp theo như tổ chức bộ máy, chỉ đạo và kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học. Khi xây dựng kế hoạch tốt sẽ giúp cho các lực lượng tham gia vào hoạt động kiểm tra được thuận lợi và thực hiện lập kế hoạch được cụ thể, chi tiết hơn và các phòng chức năng trong nhà trường sẽ có sự phối hợp với nhau tốt hơn.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Lập kế hoạch là bước đầu tiên trong các chức năng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, nó có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động. Chức năng này giúp cho người quản lý xác định được các chức năng còn lại và thực hiện tốt các chức năng đó để đạt được mục tiêu đề ra từ đầu. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học được thuận lợi và nâng cao

chất lượng thì cần phải xác định chi tiết các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó.

Để chủ động trong các hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, từng giai đoạn trường TH cần xây dựng tầm nhìn, định hướng dài hạn cho cả giai đoạn về cả nội dung, phương thức và chuẩn bị điều kiện cho hoạt động kiểm tra nội bộ. Trên cơ sở đó, có quy hoạch cụ thể về nhân lực, tài chính, CSVC-KT hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm, từng học kỳ.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học phải theo mục tiêu đã đặt ra từng năm và những yêu cầu thực tiễn của nhà trường dựa theo những điểm mạnh của các năm trước để phát huy, khắc phục các điểm còn hạn chế của nhà trường. Xây dựng kế hoạch cần phải thực hiện khoa học, hợp lý, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện các bước tiếp theo một cách hiệu quả. Khi thực hiện kế hoạch tốt điều đó cho thấy được năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường tốt hay khơng, đồng thời cũng góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL và giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cần được cụ thể hóa mục tiêu, các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra giúp cá nhân và đơn vị thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, để xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ tốt thì cần thực hiện các nội dung sau:

- Trong việc lập kế hoạch, cần xác định các mục tiêu, nội dung cần đạt được, chỉ tiêu cụ thể cho các mục tiêu đó và biện pháp thực hiện.

- Dự thảo kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học, sau khi ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ; căn cứ Điều lệ trường học, Quy chế hoạt động, các văn bản hướng dẫn của cấp trên và đặc điểm của đơn vị (thuận lợi, khó khăn), thủ trưởng đơn vị định hướng cho Ban kiểm tra nội bộ xây

dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học (Kế hoạch kiểm tra nội bộ được xây dựng độc lập với kế hoạch chung của đơn vị).

+ Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học, hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Sở Giáo dục tỉnh Đắk Nơng, Phịng Giáo dục và Đào tạo và chức năng của thủ trưởng đơn vị...;

+ Mục đích, u cầu của cơng tác kiểm tra nội bộ;

+ Xác định nội dung kiểm tra: tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học, những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm; căn cứ tình hình thực tế; thủ trưởng đơn vị lựa chọn một số nội dung, đối tượng và thời điểm, thời gian kiểm tra phù hợp (chuyên đề hay đối tượng);

+ Biện pháp tổ chức thực hiện (phân công rõ trách nhiệm người tổ chức thực hiện, người theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm tra...);

+ Lịch triển khai thực hiện (cụ thể hóa các nội dung trong kế hoạch theo từng tháng);

+ Ý kiến góp ý hoặc phê duyệt của các cấp quản lý.

- Hiệu trưởng cần phải xem xét các điều kiện để thực hiện, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học trên lớp của đơn vị. Dựa vào tổng kết năm trước và báo cáo phân tích nguyên nhân của thực trạng, nắm bắt được đặc điểm của các đối tượng để có thể đưa ra các hình thức, nội dung, biện pháp kiểm tra cụ thể, phù hợp.

- Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học thì cần xây dựng theo dạng các văn bản, sơ đồ, biểu bảng, trong đó thể hiện được các mục đích, u cầu, nội dung, phương pháp, lực lượng kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra.

- Thông báo công khai đến lãnh đạo, giáo viên, nhân viên, của đơn vị. - Để thực hiện tốt biện pháp đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cần:

+ Có sự hướng dẫn, chỉ đạo của Phịng Giáo dục và Đào tạo và có sự chỉ đạo sát sao của hiệu trưởng nhà trường.

+ Ngoài ra, cũng cần phải căn cứ và kế hoạch của các năm trước đó để đưa ra những kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn nhà trường hơn.

+ Các văn bản quy định liên quan đến công tác thực hiện kiểm tra nội bộ nhà trường cũng cần phải công khai và hướng dẫn chi tiết.

+ Bên cạnh đó, cũng cần có sự hỗ trợ thêm của các đội ngũ chuyên gia cho hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường và lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động kiểm tra nội bộ này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)