Thực trạng đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 62)

kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung

Ý kiến

ĐTB Thừa Đủ Thiếu Khơng

1 Về nhân lực cho tổ chức thực hiện

các hoạt động kiểm tra 0,0 39,2 60,8 0,0 2,39 2 Kinh phí cho hoạt động kiểm tra 0,0 37,6 62,4 0,0 2,38

3 Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật

hỗ trợ kiểm tra nội bộ 0,0 42,4 57,6 0,0 2,42

Về nhân lực cho tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra hầu hết đánh giá đều cho rằng ở mức thiếu với 60,8% ý kiến và 39,2% ở mức đủ; khơng có ý kiến nào ở mức thừa và khơng có; ĐTB là 2,39.

Điều kiện về kinh phí cho hoạt động kiểm tra cũng đánh giá nhiều nhất ở mức thiếu với 62,4% và mức đủ là 37,4% ý kiến; khơng có ý kiến nào ở mức thừa và khơng có; ĐTB của điều kiện này là 2,38.

Điều kiện về Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ kiểm tra nội bộ cũng được đánh giá ở mức đủ và thiếu với tỉ lệ tương đối gần nhau, đủ là 42,4% và thiếu là 57,6%; khơng có ý kiến nào ở mức thừa và khơng có; ĐTB của điều kiện này là 2,42.

Từ phân tích số liệu ở Bảng 2.9 cho thấy, điều kiện hỗ trợ trong hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học huyện Tuy Đức vẫn còn thiếu trong hoạt động kiểm tra, điều kiện đảm bảo ở mức thiếu với ĐTB chung là 2,4. Dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người vẫn là quan trọng, nó quyết định đến chất lượng cơng việc nói chung và hiệu quả hoạt động kiểm tra nói riêng. Các điều kiện cịn lại cũng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ trong nhà trường.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học tại các trƣờng tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

2.4.1. Thực trạng quản lý việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về kiểm tra nội bộ trường học viên về kiểm tra nội bộ trường học

Thực trạng quản lý việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đã được khảo sát với kết quả đánh giá của khách thể về việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng và kết quả thực hiện các nội dung giáo dục nâng cao nhận thức như sau:

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện 4 chức năng quản lý của hiệu trƣởng trong việc nâng cao nhận thức về kiểm tra nội bộ trƣờng học

TT Nội dung

Kết quả

ĐTB Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Kế hoạch hóa hoạt động tuyên truyền,

giáo dục nâng cao nhận thức 15,2 37,6 43,2 4,0 2,64 2 Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên

truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 17,6 46,4 31,2 4,8 2,77 3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyên

truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 20,8 48,8 28,0 2,4 2,88 4

Kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

20,0 52,0 27,2 0,8 2,91

Trung bình chung 2,8

Theo khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy, ý kiến đánh giá việc thực hiện 4 chức năng quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động kiểm tra nội bộ các trường tiểu học ở huyện Tuy Đức đạt ở mức khá với ĐTB chung là 2,8. Các chức năng đều được đánh giá ở mức khá với ĐTB từ 2,64-2,91: chức năng được đánh giá cao nhất là “Kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” với ĐTB 2,91; chức năng “Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá ở mức ĐTB 2,88; chức năng “Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” với ĐTB là 2,77 và chức năng “Kế hoạch hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” với mức ĐTB thấp nhất 2,64. Điều đó cho thấy, các nhà trường hiện nay chưa có sự chuẩn bị kỹ trong việc xây dựng kế hoạch hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các đội ngũ trong nhà trường. Vì khi chức năng đầu tiên là xây dựng kế hoạch hóa hoạt

động kiểm tra chi tiết cho từng bước và từng nội dung thì các chức năng tiếp theo sẽ thực hiện được thuận lợi và tốt hơn trong hoạt động kiểm tra.

Bảng 2.11. Đánh giá việc thực hiện các nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về kiểm tra nội bộ

TT Nội dung

Kết quả

ĐTB Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Nhận thức được vai trò quan trọng của

hoạt động KTNB 25,6 53,6 20,8 0,0 3,05

2

Tổ chức nghiên cứu, phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên, căn cứ vào các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

20,8 49,6 28,8 0,8 2,90

3

Tuyên truyền cho đội ngũ CBQL và GV về mục đích nội dung của hoạt động KTNB

24,8 52,0 23,2 0,0 3,02

4

Nội dung tuyên truyền gắn liền với yêu cầu thực hiện từng chỉ tiêu, đảm bảo đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường TH

17,6 53,6 27,2 1,6 2,87

5 Khuyến khích, động viên các đối tượng

có ý thức tham gia tự hoạt động kiểm tra 21,6 55,2 22,4 0,8 2,98

Trung bình chung 2,96

Theo Bảng 2.11 thì việc đánh giá thực hiện các nội dung trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học được đánh giá tương đối cao ở mức khá với ĐTB chung là 2,96. Các nội dung trên đều được CBQL và GV đánh giá cao nhất ở kết quả mức khá và vẫn cịn một ít ý kiến cho ở mức yếu. Với mức ĐTB của các nội dung dao động từ 2,87-3,05 trong đó: “Nhận thức được vai trị quan trọng của hoạt động KTNB” với ĐTB 3,05; “Tuyên truyền cho đội ngũ CBQL và GV về mục đích nội dung của hoạt động KTNB” với ĐTB 3,02; “Khuyến khích, động viên các đối tượng có ý thức tham gia tự hoạt động

kiểm tra” với ĐTB 2,98; “Tổ chức nghiên cứu, phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên, căn cứ vào các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước” có ĐTB 2,90 và “Nội dung tuyên truyền gắn liền với yêu cầu thực hiện từng chỉ tiêu, đảm bảo đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường TH” ở mức ĐTB 2,87. Các nhà trường cần phải thực hiện phối hợp và lồng ghép các nội dung trên thì mới hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học và giúp cho đội ngũ CBQL, GV nhận ra được các mặt tích cực hay hạn chế của bản thân.

2.4.2. Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.12. Thực trạng kết quả thực hiện kế hoạch hoá hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung Kết quả ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Trong từng giai đoạn của kế hoạch năm, hiệu trưởng xác định phương hướng hoạt động kiểm tra nội bộ

12,0 54,4 32,0 1,6 2,77

2 Xác định mục tiêu kế hoạch kiểm tra

nội bộ ở trường tiểu học 25,6 53,6 20,8 0,0 3,05 3 Chỉ tiêu kế hoạch cần được cụ thể, chi

tiết đến từng nội dung kiểm tra 9,6 37,6 48,8 4,0 2,53 4 Xây dựng các biện pháp, giải pháp để

thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 12,8 40,8 44,8 1,6 2,65 5

Thể hiện rõ sự phân công, phân cấp trong thực hiện các biện pháp, giải pháp tổ chức kiểm tra nội bộ

13,6 49,6 34,4 2,4 2,74

6 Xây dựng khung kiểm tra, giám sát và

đánh giá các hoạt động kiểm tra nội bộ 16,8 50,4 32,0 0,8 2,83

Bảng 2.12 cho thấy thực trạng kết quả chất lượng kế hoạch hoá hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học được các CBQL, GV đánh giá ở mức khá với ĐTB bình 2,76. Hầu hết các ý kiến đánh giá đều cho rằng chất lượng kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra ở mức khá, bên cạnh đó vẫn cịn một vài ý kiến cho rằng còn yếu. Các nội dung được đánh giá ở mức ĐTB từ 2,53-3,05. Các nội dung được đáng giá ở mức cao là: “Xác định mục tiêu kế hoạch kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học” ĐTB 3,05; “Xây dựng khung kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động kiểm tra nội bộ” có ĐTB 2,83; “Trong từng giai đoạn của kế hoạch năm, hiệu trưởng xác định phương hướng hoạt động kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,77; “Thể hiện rõ sự phân công, phân cấp trong thực hiện các biện pháp, giải pháp tổ chức kiểm tra nội bộ” ĐTB 2,74. Các nội dung đánh giá ở mức thấp hơn: “Xây dựng các biện pháp, giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch” với ĐTB 2,65; “Chỉ tiêu kế hoạch cần được cụ thể, chi tiết đến từng nội dung kiểm tra” ĐTB là 2,53.

Trong hoạt động kiểm tra việc xác định mục tiêu là rất quan trọng, mục tiêu đó sẽ giúp cho nhà trường đi đúng hướng và đúng trọng tâm đã đặt ra. Nếu ban đầu nhà trường đặt mục tiêu khơng chính xác sẽ dẫn đến việc kiểm tra bị lệch lạc, không đúng nội dung và sai đối tượng cần kiểm tra… Khi đã xác định được chính xác mục tiêu kiểm tra thì cần phải thực hiện bước tiếp theo đó là kế hoạch hóa chi tiết hoạt động kiểm tra, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện kiểm tra nội bộ và nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo các nhà trường.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu hồ sơ cho thấy việc lập kế hoạch chung của nhà trường đã có sự cố gắng thực hiện tốt trong việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch dài hạn nhưng vẫn không tránh khỏi những bất cập. Trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động giảng dạy ở một số trường chỉ được thực hiện bằng cách giao cho cấp dưới thay đổi các con số, chỉ tiêu cho phù hợp với năm được thực hiện và nội dung, phương pháp

kiểm tra hoạt động dạy học của nhà trường còn mờ nhạt trong kế hoạch chung. Như vậy, các nhà trường chưa quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học và chưa thể hiện tính kế hoạch hóa trong cơng tác quản lý của nhà trường.

2.4.3. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.13. Thực trạng kết quả tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung

Kết quả

ĐTB Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Xác định các bộ phận, cá nhân tham gia

công tác kiểm tra nội bộ 28,0 45,6 25,6 0,8 3,01 2

Xác định các nội dung tham gia của từng bộ phận kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ cho CB, GV theo nội dung kiểm tra

20,0 50,4 28,0 1,6 2,89

3 Tổ chức tập huấn kiến thức, chuyên

môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ 13,6 52,0 32,0 2,4 2,77 4

Quy định trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc cho từng cá nhân, tổ chức được phân công thực hiện

9,6 47,2 39,2 4,0 2,62

5 Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng

tham gia công tác kiểm tra nội bộ 16,8 48,8 32,8 1,6 2,81 6 Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và

báo cáo sau kiểm tra nội bộ 18,4 49,6 31,2 0,8 2,86

Trung bình chung 2,83

Theo khảo sát số liệu ở Bảng 2.13, kết quả tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học đạt mức ĐTB chung là 2,83 thể hiện đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra trong nhà trường tiểu học đánh giá mức độ thực hiện nội dung khá, với biên độ dao động từ 2,62-3,01 và mức độ đó thể hiện sự chưa đồng đều và có sự chênh lệch nhau. Các nội

dung được đánh giá cao như: “Xác định các bộ phận, cá nhân tham gia công tác kiểm tra nội bộ” với ĐTB 3,01; “Xác định các nội dung tham gia của từng bộ phận kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ cho CB, GV theo nội dung kiểm tra” có ĐTB 2,89; “Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và báo cáo sau kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,86; “Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,81. Các nội dung được đánh giá thấp hơn đó là: “Tổ chức tập huấn kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,77 và “Quy định trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc cho từng cá nhân, tổ chức được phân công thực hiện” với ĐTB 2,62.

Việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường cần phải có đầy đủ các văn bản hướng dẫn của ngành cấp trên về công tác kiểm tra nội bộ tại đơn vị. Việc xây dựng lực lượng kiểm tra, bố trí, sử dụng đội ngũ và sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà trường phải theo quy định. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ phải nhiệt tình, một số đồng chí tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ phận và tổ chuyên môn trong công tác kiểm tra. Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trong các trường tiểu học luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, chú trọng – điều đó đã giúp cho nhà trường, các phịng, bộ mơn và cá nhân thực hiện đúng chính sách và văn bản yêu cầu. Tuy nhiên, việc tổ chức kiểm tra vẫn còn chưa được chú trọng nhiều một phần do vai trò và quyền hạn của các phòng ban kiểm tra trong nhà trường còn hạn chế, năng lực cán bộ chưa đúng chuyên môn và số lượng thì có hạn nên chưa thể đáp ứng đúng theo yêu cầu đã đặt ra. Một vài giáo viên giảng dạy còn rất trẻ, mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm cũng như chưa mạnh dạn trong việc đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, một số tổ trưởng đơi lúc chưa chủ động trong các hoạt động của tổ và việc kiểm tra đánh giá chưa cụ thể cịn mang tính vị nể.

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.14. Thực trạng kết quả chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung Kết quả ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Hiệu trưởng định hướng cho ban KTNB tham mưu, cùng hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB trong năm học

17,6 49,6 31,2 1,6 2,83

2 Ban hành các quyết định, các văn bản để

chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ 33,6 47,2 18,4 0,8 3,14 3

Định hướng cho các thành viên ban KTNB tìm hiểu các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp

25,6 48,8 23,2 2,4 2,98

4

Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra, đôn đốc một số hoạt động để đánh giá, xử lý kết quả, kịp thời động viên khích lệ hoặc uốn nắn việc thực hiện

15,2 53,6 28,0 3,2 2,81

Trung bình chung 2,94

Theo Bảng 2.14, kết quả chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học đạt mức khá, với ĐTN chung là 2,94. Nội dung chỉ đạo hoạt động kiểm tra được đánh giá với nhiều nội dung và vưới mức độ thực hiện chỉ đạo có sự khác nhau. Các nội dung được đánh giá ở mức cao đó là: “Ban hành các quyết định, các văn bản để chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ” với ĐTB 3,14; “Định hướng cho các thành viên ban KTNB tìm hiểu các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp” với ĐTB

2,98. Các nội dung được đánh giá thấp hơn là: “Hiệu trưởng định hướng cho ban KTNB tham mưu, cùng hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB trong năm học” có mức ĐTB 2,83 và “Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra, đôn đốc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)