Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 68 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường

2.4.3. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.13. Thực trạng kết quả tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung

Kết quả

ĐTB Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Xác định các bộ phận, cá nhân tham gia

công tác kiểm tra nội bộ 28,0 45,6 25,6 0,8 3,01 2

Xác định các nội dung tham gia của từng bộ phận kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ cho CB, GV theo nội dung kiểm tra

20,0 50,4 28,0 1,6 2,89

3 Tổ chức tập huấn kiến thức, chuyên

môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ 13,6 52,0 32,0 2,4 2,77 4

Quy định trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc cho từng cá nhân, tổ chức được phân công thực hiện

9,6 47,2 39,2 4,0 2,62

5 Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng

tham gia công tác kiểm tra nội bộ 16,8 48,8 32,8 1,6 2,81 6 Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và

báo cáo sau kiểm tra nội bộ 18,4 49,6 31,2 0,8 2,86

Trung bình chung 2,83

Theo khảo sát số liệu ở Bảng 2.13, kết quả tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học đạt mức ĐTB chung là 2,83 thể hiện đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra trong nhà trường tiểu học đánh giá mức độ thực hiện nội dung khá, với biên độ dao động từ 2,62-3,01 và mức độ đó thể hiện sự chưa đồng đều và có sự chênh lệch nhau. Các nội

dung được đánh giá cao như: “Xác định các bộ phận, cá nhân tham gia công tác kiểm tra nội bộ” với ĐTB 3,01; “Xác định các nội dung tham gia của từng bộ phận kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ cho CB, GV theo nội dung kiểm tra” có ĐTB 2,89; “Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và báo cáo sau kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,86; “Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,81. Các nội dung được đánh giá thấp hơn đó là: “Tổ chức tập huấn kiến thức, chun mơn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,77 và “Quy định trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc cho từng cá nhân, tổ chức được phân công thực hiện” với ĐTB 2,62.

Việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường cần phải có đầy đủ các văn bản hướng dẫn của ngành cấp trên về công tác kiểm tra nội bộ tại đơn vị. Việc xây dựng lực lượng kiểm tra, bố trí, sử dụng đội ngũ và sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà trường phải theo quy định. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ phải nhiệt tình, một số đồng chí tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ phận và tổ chuyên môn trong công tác kiểm tra. Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trong các trường tiểu học luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, chú trọng – điều đó đã giúp cho nhà trường, các phịng, bộ mơn và cá nhân thực hiện đúng chính sách và văn bản yêu cầu. Tuy nhiên, việc tổ chức kiểm tra vẫn còn chưa được chú trọng nhiều một phần do vai trò và quyền hạn của các phòng ban kiểm tra trong nhà trường còn hạn chế, năng lực cán bộ chưa đúng chuyên môn và số lượng thì có hạn nên chưa thể đáp ứng đúng theo yêu cầu đã đặt ra. Một vài giáo viên giảng dạy còn rất trẻ, mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm cũng như chưa mạnh dạn trong việc đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, một số tổ trưởng đôi lúc chưa chủ động trong các hoạt động của tổ và việc kiểm tra đánh giá chưa cụ thể cịn mang tính vị nể.

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.14. Thực trạng kết quả chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung Kết quả ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Hiệu trưởng định hướng cho ban KTNB tham mưu, cùng hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB trong năm học

17,6 49,6 31,2 1,6 2,83

2 Ban hành các quyết định, các văn bản để

chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ 33,6 47,2 18,4 0,8 3,14 3

Định hướng cho các thành viên ban KTNB tìm hiểu các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp

25,6 48,8 23,2 2,4 2,98

4

Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra, đôn đốc một số hoạt động để đánh giá, xử lý kết quả, kịp thời động viên khích lệ hoặc uốn nắn việc thực hiện

15,2 53,6 28,0 3,2 2,81

Trung bình chung 2,94

Theo Bảng 2.14, kết quả chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học đạt mức khá, với ĐTN chung là 2,94. Nội dung chỉ đạo hoạt động kiểm tra được đánh giá với nhiều nội dung và vưới mức độ thực hiện chỉ đạo có sự khác nhau. Các nội dung được đánh giá ở mức cao đó là: “Ban hành các quyết định, các văn bản để chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ” với ĐTB 3,14; “Định hướng cho các thành viên ban KTNB tìm hiểu các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp” với ĐTB

2,98. Các nội dung được đánh giá thấp hơn là: “Hiệu trưởng định hướng cho ban KTNB tham mưu, cùng hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB trong năm học” có mức ĐTB 2,83 và “Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra, đôn đốc một số hoạt động để đánh giá, xử lý kết quả, kịp thời động viên khích lệ hoặc uốn nắn việc thực hiện” với ĐTB 2,81.

Chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường là thể hiện tính tích cực của hiệu trưởng trong công tác quản lý. Bên cạnh việc chỉ đạo thì việc ban hành các quyết định kịp thời về hoạt động kiểm tra cũng rất quan trọng như quyết định giải quyết tố cáo, quyết định khiếu nại…, thực hiện tốt điều đó sẽ giúp cho việc đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động kiểm tra. Việc chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra trong các trường tiểu học trong thời gian qua vẫn luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm, chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung chỉ đạo đạt kết quả tố thì vẫn cịn một số nội dung chỉ đạo chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Lãnh đạo nhà trường đã có triển khai các văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra của cấp trên đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và có chú trọng đến cơng tác tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên… nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt. Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn, các tổ chun mơn cịn hạn chế, đang cịn nặng về hình thức. Các tổ chun mơn chưa xây dựng được các chuyên đề để sinh hoạt. Bên cạnh đó, hồ sơ kiểm tra nội bộ chưa đầy đủ, việc triển khai các văn bản của cấp trên chưa kịp thời, một số văn bản chưa triển khai. Chưa tập huấn chuyên môn đầu năm theo hướng dẫn của phòng. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh kế hoạch đơi lúc chưa kịp thời, việc chỉ đạo tổng kết đánh giá sau mỗi đợt kiểm tra còn chưa đúng theo kế hoạch do nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến sự việc bị kéo dài và khó xử lý thực hiện.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung

Kết quả

ĐTB Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt

động KTNB 7,2 53,6 36,0 4,0 2,66 2

Phân công, phân cấp kiểm tra, đánh giá đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động KTNB

12,0 52,0 34,4 1,6 2,74

3

Xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống và báo cáo từ dưới lên một cách thông suốt

7,2 48,8 40,8 3,2 2,60

4

Tổ chức bồi dưỡng công tác kiểm tra đánh giá cho đội ngũ làm công tác KTNB

12,8 52,8 32,8 1,6 2,77

5 Tiến hành kiểm tra và đánh giá việc thực

hiện hoạt động KTNB 13,6 53,6 32,0 0,8 2,80

6

Hiệu trưởng thu thập, xử lý thông tin kiểm tra, đánh giá để ra các quyết định quản lý và phát hiện, điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện hoạt động KTNB

12,0 52,8 33,6 1,6 2,75

7 Tổng kết, rút kinh nghiệm và ra quyết

định điều chỉnh hoạt động KTNB 15,2 49,6 34,4 0,8 2,79

Trung bình chung 2,73

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.15 cho thấy, đội ngũ làm công tác kiểm tra và các lực lượng tham gia khảo sát đánh giá kết quả thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học ở mức khá, với ĐTB chung là 2,73. Mức độ thực

hiện các nội dung dao động từ 2,6-2,8, mức độ đánh giá tương đối đồng đều với nhau. Các nội dung được đánh giá với mức điểm cao là; “Tiến hành kiểm tra và đánh giá việc thực hiện hoạt động KTNB” với ĐTB 2,8; “Tổng kết, rút kinh nghiệm và ra quyết định điều chỉnh hoạt động KTNB” với ĐTB 2,79”; “Tổ chức bồi dưỡng công tác kiểm tra đánh giá cho đội ngũ làm công tác KTNB” với ĐTB 2,77… và nội dung đánh giá thấp nhất là “Xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống và báo cáo từ dưới lên một cách thông suốt” với ĐTB 2,6.

Việc kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là công việc cần thiết mà bất cứ hiệu trưởng nào cũng xem như là cơng tác chính trong quản lý nhà trường, nhất là trong việc kiểm tra chuyên mơn của đơn vị mình. Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá được thực hiện chặt chẽ dựa trên các nội dung, tiêu chí quy định tại các văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và nội dung hướng dẫn cụ thể của kế hoạch kiểm tra. Quá trình kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, cơng khai, phản ánh đúng thực chất và khách quan. Qua việc kiểm tra, giám sát và đánh giá để chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục của cá nhân cũng như nhà trường. Khảo sát cho thấy, nhà trường đã thực hiện các nội dung ở trên như: xây dựng các tiêu chí đánh giá, phân cơng, phân cấp kiểm tra, tổ chức bồi dưỡng… nhưng kết quả thu được vẫn chưa được như mong muốn. Nhiều trường khi kiểm tra chưa đạt được theo yêu cầu, hồ sơ còn xáo trộn, chưa sắp xếp khoa học, có những hiệu trưởng chỉ xem qua các bien bản ọp tổ, không nhận xét đánh giá về chất lượng của tổ. Điều đó phản ánh rằng các hiệu trưởng có thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu; chưa xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống và báo cáo từ dưới lên một cách thơng suốt, việc phối hợp với các đồn thể, tổ chức môn trong kiểm tra chưa thực sự làm tốt và chưa có sự lơi cuốn đội ngũ trong cơng tác kiểm tra. Bên cạnh đó, nhà trường có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xun nhưng nó

cịn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng. Những căn cứ vào những văn bản thì chưa phù hợp…

2.5. Thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)