Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 72)

thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung

Kết quả

ĐTB Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt

động KTNB 7,2 53,6 36,0 4,0 2,66 2

Phân công, phân cấp kiểm tra, đánh giá đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động KTNB

12,0 52,0 34,4 1,6 2,74

3

Xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống và báo cáo từ dưới lên một cách thông suốt

7,2 48,8 40,8 3,2 2,60

4

Tổ chức bồi dưỡng công tác kiểm tra đánh giá cho đội ngũ làm công tác KTNB

12,8 52,8 32,8 1,6 2,77

5 Tiến hành kiểm tra và đánh giá việc thực

hiện hoạt động KTNB 13,6 53,6 32,0 0,8 2,80

6

Hiệu trưởng thu thập, xử lý thông tin kiểm tra, đánh giá để ra các quyết định quản lý và phát hiện, điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện hoạt động KTNB

12,0 52,8 33,6 1,6 2,75

7 Tổng kết, rút kinh nghiệm và ra quyết

định điều chỉnh hoạt động KTNB 15,2 49,6 34,4 0,8 2,79

Trung bình chung 2,73

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.15 cho thấy, đội ngũ làm công tác kiểm tra và các lực lượng tham gia khảo sát đánh giá kết quả thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học ở mức khá, với ĐTB chung là 2,73. Mức độ thực

hiện các nội dung dao động từ 2,6-2,8, mức độ đánh giá tương đối đồng đều với nhau. Các nội dung được đánh giá với mức điểm cao là; “Tiến hành kiểm tra và đánh giá việc thực hiện hoạt động KTNB” với ĐTB 2,8; “Tổng kết, rút kinh nghiệm và ra quyết định điều chỉnh hoạt động KTNB” với ĐTB 2,79”; “Tổ chức bồi dưỡng công tác kiểm tra đánh giá cho đội ngũ làm công tác KTNB” với ĐTB 2,77… và nội dung đánh giá thấp nhất là “Xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống và báo cáo từ dưới lên một cách thông suốt” với ĐTB 2,6.

Việc kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là công việc cần thiết mà bất cứ hiệu trưởng nào cũng xem như là cơng tác chính trong quản lý nhà trường, nhất là trong việc kiểm tra chuyên mơn của đơn vị mình. Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá được thực hiện chặt chẽ dựa trên các nội dung, tiêu chí quy định tại các văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và nội dung hướng dẫn cụ thể của kế hoạch kiểm tra. Quá trình kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, công khai, phản ánh đúng thực chất và khách quan. Qua việc kiểm tra, giám sát và đánh giá để chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục của cá nhân cũng như nhà trường. Khảo sát cho thấy, nhà trường đã thực hiện các nội dung ở trên như: xây dựng các tiêu chí đánh giá, phân cơng, phân cấp kiểm tra, tổ chức bồi dưỡng… nhưng kết quả thu được vẫn chưa được như mong muốn. Nhiều trường khi kiểm tra chưa đạt được theo yêu cầu, hồ sơ cịn xáo trộn, chưa sắp xếp khoa học, có những hiệu trưởng chỉ xem qua các bien bản ọp tổ, không nhận xét đánh giá về chất lượng của tổ. Điều đó phản ánh rằng các hiệu trưởng có thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu; chưa xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống và báo cáo từ dưới lên một cách thông suốt, việc phối hợp với các đồn thể, tổ chức mơn trong kiểm tra chưa thực sự làm tốt và chưa có sự lôi cuốn đội ngũ trong công tác kiểm tra. Bên cạnh đó, nhà trường có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xun nhưng nó

cịn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng. Những căn cứ vào những văn bản thì chưa phù hợp…

2.5. Thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

2.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Bảng 2.16. Đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan

TT Nội dung Kết quả ĐTB Ảnh hƣởng rất mạnh Ảnh hƣởng mạnh Ít ảnh hƣởng Khơng ảnh hƣởng

1 Sự chỉ đạo của các cơ

quan quản lý 43,2 47,2 9,6 0,0 3,34 2 Sự phân công, phân cấp

về quản lý 29,6 60,0 10,4 0,0 3,19 3 Kinh phí cho tổ chức

kiểm tra 9,6 52,0 36,8 1,6 2,70

Trung bình chung 2,73

Theo khảo sát số liệu tại Bảng 2.16 cho thấy, các lực lượng tham gia công tác kiểm tra nội bộ trong các trường tiểu học đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ với mức độ tương đối ảnh hưởng mạnh với mức ĐTB chung là 2,73. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan có sự khác nhau, thể hiện ở mức dao động ĐTB từ 2,70-3,34. Trong các yếu tố đó, yếu tố có mức ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố về “Sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý” với mức ĐTB 3,34: các CBQL, GVNV đã có đánh giá mức ảnh hưởng rất mạnh và ảnh hưởng mạnh gần sấp xỉ nhau là 43,2% và 47,2%; chỉ có một số ít cho ở mức ít ảnh hưởng với 9,6% ý kiến. Yếu tố về “Sự phân công, phân cấp về quản lý” hầu hết được đánh giá cao ở mức ảnh hưởng mạnh với 60% ý kiến; có 29,6% cho rằng ảnh hưởng rất mạnh và 10,4% cho ít ảnh hưởng.

Yếu tố tiếp theo về “Kinh phí cho tổ chức kiểm tra” cũng được đánh giá nhiều ở mức 2 là ảnh hưởng mạnh với 52%; tiếp theo là 38,8% cho là ít ảnh hưởng; chỉ có 9,6% cho là ảnh hưởng rất mạnh và vẫn cịn một vài ý kiến cho rằng khơng ảnh hưởng 1,6%.

Các yếu tố khách quan đã tác động rất nhiều đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường tiểu học. Sự quan tâm và thống nhất trong việc chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đối với các nhà trường tiểu học sẽ giúp cho nhà trường thực hiện tốt hơn về về nghiệp vụ, chuyên môn trong hoạt động kiểm tra nội bộ, trong việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo khi vượt q thẩm quyền của nhà trường… Chính nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của các cấp lãnh đạo sẽ giúp cho công tác kiểm tra nội bộ trường học đạt kết quả tốt.

2.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Bảng 2.17. Đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan

TT Nội dung Kết quả ĐTB Ảnh hƣởng rất mạnh Ảnh hƣởng mạnh Ít ảnh hƣởng Khơng ảnh hƣởng

1 Năng lực của cán bộ quản

lý trường học 12,8 56,8 28,8 1,6 2,81 2

Trình độ chun mơn, kỹ năng kiểm tra của kiểm tra viên

32,0 52,0 15,2 0,8 3,15

3 Sự phối hợp của các tổ

chức trong nhà trường 23,2 51,2 24,8 0,8 2,97

Trung bình chung 2,98

Theo Bảng 2.17, các yếu tố chủ quan có sự ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kiểm tra nội bộ các trường tiểu học với mức ĐTB chung là 2,98. Trong các yếu tố này, yếu tố về “Trình độ chun mơn, kỹ năng kiểm tra của kiểm tra viên” có mức ĐTB cao nhất với 3,15; rồi đến yếu tố “Sự phối

hợp của các tổ chức trong nhà trường” với ĐTB 2,97 và thấp nhất là yếu tố “Năng lực của CBQL trường học”. Hầu hết các CBQL, GVNV đều đánh giá 3 yếu tố chủ quan nhiều nhất ở mức độ ảnh hưởng mạnh đều trên 50% ý kiến. Bên cạnh đó, vẫn cịn một vài ý kiến cho rằng không ảnh hưởng nhưng chỉ chiếm tỉ lệ % rất nhỏ. Có rất nhiều các yếu tố chủ quan tác động đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường tiểu học, nhưng ta thấy vấn đề năng lực thực hiện và trình độ chun mơn vẫn là yếu tố ảnh hưởng nhiều vì cho dù lãnh đạo có định hướng, chỉ đạo tốt nhưng đội ngũ là công tác kiểm tra mà không có năng lực thì cũng khơng thể đạt được hiệu quả tốt. Vì vậy, cần phải có các biện pháp nhằm bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa năng lực thực hiện cho đội ngũ thực hiện công tác kiểm tra này.

Từ việc phân tích số liệu cho thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học thì các yếu tố chủ quan thuộc về bên trong nhà trường có mức độ tác động nhiều hơn so với các yếu tố chủ quan thuộc về bên ngoài nhà trường.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học tại các trƣờng tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trƣờng học tại các trƣờng tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

2.6.1. Thành công

2.6.1.1. Những ưu điểm và kết quả nổi bật

Thời gian qua, các hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nơng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Cơng tác quản lý hoạt động kiểm tra cũng được chú trọng trong việc xây dựng chương trình, xây dựng kế hoạch và những nội dung kiểm tra cần phải chú trọng. Các kết quả kiểm tra nội bộ này đã góp phần tăng cường công tác quản lý trong giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.

Công tác quản lý kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học đã được thực hiện nghiệm túc, đúng quy trình và các nhà trường đã xây dựng và sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện kiểm tra. Bên cạnh đó, các

nhà trường cũng ln cập nhật và đổi mới chương trình, nội dung cũng như phương pháp và hình thức kiểm tra để nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong xu thế hiện nay. Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ kiểm tra ở một số trường. Kết quả kiểm tra cho thấy, các trường thực hiện tương đối tốt chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục theo quy định; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có tư tưởng chính trị vững vàng, yên tâm công tác; số lượng, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; các trường làm tương đối tốt công tác vệ sinh trường lớp học; công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh tạo cảnh quan trong nhà trường... Cơ bản các trường thực hiện tương đối tốt các quy định về phòng, chống dịch Covid -19 do các cấp có thẩm quyền chỉ đạo.

Cơng tác quản lí, chỉ đạo của các trường có nhiều đổi mới, mang lại hiệu quả. Quy mơ trường, lớp được sắp xếp theo hướng tinh gọn.

Hoạt động kiểm tra nội bộ các trường tiểu học được duy trì thường xuyên, định kỳ; kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình nội dung, phương pháp, hoạt động giảng dạy của giáo viên, việc học tập của học sinh… trong đó đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, các vấn đề nóng được xác định từ năm học trước hoặc qua thông tin, đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Ngoài ra, cơ sở vật chất của các nhà trường đã từng bước được các cấp quan tâm, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới ngày càng khang trang chuẩn bị tốt nhất có thể.

2.6.1.2. Nguyên nhân thành cơng

Để có được những thành cơng trên là do được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Trong quá trình thực hiện, nhà trường đã làm tốt công tác lãnh, chỉ đạo trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ năm học. BGH nhà trường đã chú trọng và làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên. Trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ

tại các trường tiểu học, ln có sự nhiệt huyết, sáng tạo trong việc lập kế hoạch, xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung trong hoạt động kiểm tra, sự chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động kiểm tra. Qua việc kiểm tra nội bộ đã có sự đề xuất, tham mưu với hiệu trưởng nhà trưởng để có các biện pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế trong nhà trường.

Sự phối hợp của các phòng ban chức năng trong nhà trường cũng góp phần trong sự thành cơng trong hoạt động kiểm tra nội bộ của các nhà trường. Đội ngũ làm công tác kiểm tra đều có tinh thần trách nhiệm cao, trách nhiệm với công việc và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Các cán bộ quản lý được bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm xử lý các vấn đề trong quá trình thực hiện kiểm tra.

Ngoài ra, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng tình hỗ trợ của nhân dân trong cơng tác xã hội hóa giáo dục, nhìn chung cơ sở vật chất trường lớp cơ bản đáp ứng đủ phòng học để thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.6.2. Hạn chế

2.6.2.1. Những tồn tại, yếu kém

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên công tác kiểm tra chuyên ngành của phòng Giáo dục và Đào tạo còn tồn tại một số mặt hạn chế đó là: - Cơng tác tuyên truyền các văn bản, các quy định của cấp có thẩm quyền về hoạt động kiểm tra nội bộ chưa đa dạng, còn hạn chế...

- Vẫn cịn có các CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra nội bộ trường học.

- Việc lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường đơi khi cịn chậm trễ, chưa theo kịp yêu cầu hoạt động kiểm tra và việc lập kết hoạch kiểm tra cịn chồng chéo về nội dung cơng việc và sự phân công thực hiện. Công tác quản lý của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng một số trường

chưa chặt chẽ; hệ thống hồ sơ sổ sách còn thiếu, chất lượng thấp; việc quản lý, phân công, sử dụng đội ngũ một số trường chưa phù hợp (nguyên nhân do thiếu giáo viên, nhân viên); công tác sử dụng, duy tu, bảo quản cơ sở vật chất còn lỏng lẻo, còn yếu...

- Việc chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình kiểm tra nội bộ trong các trường tiểu học còn thiếu chi tiết và có những nội dung còn, chung chung chưa cụ thể, rõ ràng. Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chun mơn, các tổ chun mơn cịn hạn chế, đang cịn nặng về hình thức. Các tổ chun mơn chưa xây dựng được các chuyên đề để sinh hoạt.

- Cơng tác kiểm tra nội bộ nhiều trường cịn nặng về hình thức, có xây dựng kế hoạch nhưng thực hiện chưa đạt, có kiểm tra nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Chất lượng một số loại hồ sơ chưa cao, kế hoạch các tổ khối chưa thống nhất, một số chỉ tiêu đưa ra chưa phù hợp.

- Kế hoạch BDTX của nhà trường còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng. Kế hoạch BDTX của giáo viên chưa thống nhất với kế hoạch chung của nhà trường. Kế hoạch BDTX của nhà trường và giáo viên chưa thống nhất chung, hồ sơ kiểm định chất lượng chưa mã hóa theo năm học và chưa có tủ đựng hồ sơ.

- Qua từng đợt kiểm tra thì việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm chưa được thực hiện kịp thời và chưa có đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

2.6.2.2. Nguyên nhân hạn chế

- Tuy Đức là huyện nghèo, ngân sách hạn hẹp; điều kiện kinh tế xã hội cịn khó khăn, đồng thời do tình hình dịch bệnh Covid -19 kéo dài nên đã tác tộng không nhỏ đến các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động kiểm tra nội bộ nói riêng. Bên cạnh đó, biên chế sự nghiệp giáo dục chưa được bổ sung. Ngồi ra, cơng tác quản lý một số trường còn hạn chế, chưa quyết liệt, chưa chủ động tham mưu kịp thời.

- Việc nhìn nhận chủ quan, chưa đầy đủ về chức năng kiểm tra trong quản lý trường học đó đã thể hiện việc một số HT, GV cịn xem nhẹ cơng tác kiểm tra và chỉ làm theo kinh nghiệm, thói quen, do đó dẫn đến hiện tượng một số cán bộ có tâm lý căng thẳng, ảnh hưởng đến bầu tâm lý chung của đơn vị, làm giảm phần nào năng lực tự học, tự kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)