Bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 100 - 101)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học ở

3.2.6. Bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra nội bộ

3.2.6.1. Mục đích biện pháp

Để có thể thực hiện tốt các khâu trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra nộ bộ thì việc bảo đảm các điều kiễn hỗ trợ (nhân lực, CSVC-KT, kinh phí) cho hoạt động kiểm tra nội bộ là biện pháp cần thiết, hỗ trợ nhằm bảo đảm các quyền lợi của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên khi tham gia vào hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Để việc thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ được chất lượng, đòi hỏi các cấp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trong nhà trường cần có sự lắng nghe, tiếp thu, cập nhật và phân tích các luồng thơng tin từ nhiều phía, có như vậy việc kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động thanh tra mới đạt hiệu quả. Trong đó, việc bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra nội bộ cũng là một điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

Các nội dung trong việc bảo đảm điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra nội bộ là: việc bố trí nhân lực cho hoạt động kiểm tra nơi bộ, kinh phí cho hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Chế độ kiểm tra cũng là một phần rất quan trọng trong kiểm tra nội bộ trường học, chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy cơng việc mà khơng nặng nề, cản trở công việc. Hiệu trưởng cần qui định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, qui trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên… Ngoài ra cần cung cấp những điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên tham gia trong ban kiểm tra nội bộ.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Để bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cần:

- Trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ, HT chỉ đạo việc tính tốn cụ thể các điều kiện cho thực hiện cho từng hoạt động: Về nhân lực phải yêu cầu đủ cả về số lượng, sự am hiểu về nội dung kiểm tra và cơ cấu đủ ở các lĩnh vực cần kiểm tra; về hồ sơ, sổ sách, thiết bị phục vụ kiểm tra phải đủ, đúng quy định và đáp ứng các yêu cầu của cơng việc; kinh phí phải được cân đối ít nhất ở mức tối thiểu. Từ việc cân đối này, trường tiểu học xây dựng kế hoạch và biện pháp đáp ứng các điều kiện hỗ trợ đúng tiến độ và yêu cầu của các hoạt động kiểm tra nội bộ.

- Sắp xếp, bố trí nhân lực tham gia vào hoạt động kiểm tra nội bộ cho phù hợp và đúng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Phải bố trí phịng làm việc, trang bị thiết bị tin học, thiết bị thông tin liên lạc và các trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động kiểm tra nội bộ.

- Kinh phí hoạt động thanh tra nội bộ được trích từ kinh phí hoạt động của trường, các nguồn kinh phí khác và được bố trí thành mục chi riêng theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng chế độ kiểm tra cho các đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ:

+ Trưởng ban, Phó ban kiểm tra và các cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra nội bộ của trường được hưởng phụ cấp và các quyền lợi ưu đãi khác theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường, được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ thanh tra; được trang bị phương tiện làm việc; được tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất và kinh phí để hồn thành nhiệm vụ thanh tra.

+ Giáo viên, nhân viên khi tham gia đoàn kiểm tra nội bộ được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về cộng tác viên kiểm tra giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)