Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 107 - 127)

kiểm tra nội bộ trƣờng học

TT Nội dung Mức độ khả thi ĐTB Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi 1 Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động KTNB trường học cho CB, GV, NV

52,0 35,2 12,8 0,0 3,39

2 Đổi mới công tác lập kế hoạch

hoạt động KTNB trường học 36,0 48,8 15,2 0,0 3,21

3

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức KTNB cho đội ngũ công tác viên

57,6 33,6 8,8 0,0 3,49

4

Tổ chức xây dựng và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui trình KTNB

40,8 45,6 13,6 0,0 3,27

5

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động KTNB

49,6 33,6 16,8 0,0 3,33

6 Bảo đảm các điều kiện hỗ trợ

cho hoạt động KTNB 12,0 58,4 29,6 0,0 2,82

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Nhìn vào biểu đồ 3.2 về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất cho thấy sự đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên đều cao ở mức khả thi cao với mức điểm trung bình trung là 3.25. Mức độ khả thi của các biện pháp sẽ có sự khác nhau nhưng nhìn vào bảng 3.3 thì ta thấy mức độ khả thi được đánh giá cao ở các biện pháp: “Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức KTNB cho đội ngũ công tác viên” với mức điểm trung bình 3.49; “Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động KTNB trường học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên” ở mức điểm trung bình 3.39; “Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động KTNB” với điểm trung bình 3.33… Các biện pháp đề xuất được đánh giá mức độ khả thi thấp nhất là “Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động KTNB trường học” và “Bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động KTNB” với điểm trung bình 3.21 và 2.82.

3.4.3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi

Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học

TT Nội dung Cấp thiết Khả thi ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động KTNB trường học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

3,34 4 3,39 2

2 Đổi mới công tác lập kế hoạch

hoạt động KTNB trường học 3,18 5 3,21 5

3

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức KTNB cho đội ngũ công tác viên

3,47 2 3,49 1

4

Tổ chức xây dựng và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui trình KTNB

3,42 3 3,27 4

5

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động KTNB

3,48 1 3,33 3

6 Bảo đảm các điều kiện hỗ trợ

cho hoạt động KTNB 2,55 6 2,82 6

Trung bình chung 3.24 3.25

Áp dụng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

Trong đó:

- d là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh. - n là số các biện pháp quản lý đề xuất.

Ta có hiệu số thứ bậc = 10 và cho kết quả tính như sau:

Kết quả trên cho thấy các biện pháp trên có mối tương quan thuận và tương đối chặt chẽ, các biện pháp có mức độ cấp thiết thì cũng có mức độ khả thi tương ứng. Điều đó đã khẳng định các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học được đề xuất đã có sự thống nhất và hưởng ứng tích cực từ phía các cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học. Tuy chưa được sự thống nhất toàn bộ 100% những những kết quả thu được của đề tài đã thể hiện được thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, luận văn đưa ra các nguyên tắc và đề xuất được 6 biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông như sau:

1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

2. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. 3. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ cho đội ngũ công tác viên.

4. Tổ chức xây dựng và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui trình kiểm tra nội bộ.

5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động kiểm tra nội bộ.

6. Bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra nội bộ.

Các biện pháp đều đưa ra mục đích biện pháp, nội dung biện pháp và cách thực hiện biện pháp đó. Các biện pháp được đề xuất đều hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học trong các nhà trường và nó cũng đảm bảo được tính mục tiêu, hệ thống và thực tiễn phù hợp với từng đối tượng của nhà trường. Bên cạnh đó, kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy các biện pháp đã đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các nhà trường tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trong các trường tiểu học trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ trường học và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, luận văn đã đưa ra một số các khái niệm cơ bản về nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra nôi bộ trường học. Việc quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý kiểm tra nội bộ đến đối tượng quản lý. Các nội dung trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ đạt được mục tiêu đã đề ra và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học bao gồm các nội dung: tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên; kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra nội bộ; tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra nội bộ; chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ; kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Việc thực hiện qua các chức năng quản lý đó đã giúp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trong nhà trường để có thể đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và hoạt động kiểm tra nội bộ nói riêng.

Từ nghiên cứu cơ sở lý luận, tác giả đã tiến hành khảo sát và trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Việc đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học được được tiến hành khảo sát với 6 nội dung: vai trò của kiểm tra nội bộ trường học; mục tiêu của kiểm tra nội bộ trường học; nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ; hình thức tổ chức kiểm tra nội bộ và điều kiện hỗ trợ hoạt động kiểm tra nội bộ. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học được khảo sát đánh giá với 5 nội dung: nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về kiểm tra nội bộ trường học; kế hoạch hóa hoạt

động kiểm tra nội bộ trường học; tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra nội bộ trường học; chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ và kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Ngồi ra, cịn khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tốt quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ từ các yếu tố khách quan và chủ quan về: sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý, sự phân công, phân cấp quản lý, kinh phí cho tổ chức kiểm tra. Từ những kết quả khảo sát đó, tác giả đã có sự đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường tiểu học.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học như sau:

1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

2. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. 3. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ cho đội ngũ công tác viên.

4. Tổ chức xây dựng và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui trình kiểm tra nội bộ.

5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động kiểm tra nội bộ.

6. Bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra nội bộ.

Từng biện pháp đã đưa ra được mục đích, nội dung và cách thức thực hiện biện pháp đó. Các biện pháp được đề xuất đã đảm bảo tính mục tiêu, thực tiễn phù hợp với từng đối tượng và thực tiễn của nhà trường. Các kết quả khảo nghiệm ở 6 biện pháp đã cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi cao và có tính tương quan thuận và chặt chẽ với nhau. Điều đó cho thấy, nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả quản lý

hoạt động kiểm tra nôi bộ trường học ở các trường tiểu học ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

2. Khuyến nghị

2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cần có những chỉ đạo kịp thời trong việc thay đổi cơ chế tổ chức kiểm tra của ngành; cần có sự phân cấp rõ ràng để tạo điều kiện cho các trường tiểu học phát huy tính chủ động trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Cần xây dựng bộ chuẩn kiểm tra đánh giá riêng và có tính thống nhất cho các bộ mơn để các trường có thể vận dụng hợp lý vào việc đánh giá tiết dạy phù hợp với đặc điểm và điều kiện riêng của đơn vị.

2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

- Để có thể đáp ứng theo yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục nói chung và hoạt động kiểm tra nội bộ nói riêng, cần đầu tư trong xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng quản lý.

- Ngồi ra, cần có tính ổn định trong chế độ, chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích động viên các giáo viên và học sinh trong công tác dạy học của nhà trường.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Tạo tạo điều kiện hơn nữa trong việc phân cấp, phân quyền cho ban lãnh đạo nhà trường, để họ có thể chủ động trong việc tổ chức hoạt động kiểm tra trường học của từng đơn vị.

- Tạo điều kiện hơn trong các chế độ đãi ngộ và chế độ tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

2.4. Đối với các trường tiểu học

- Ban lãnh đạo nhà trường phải tổ chức học tập và nâng cao trình độ quản lý thường xuyên hơn nữa.

- Cần chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch, chú trọng phân cấp, phân quyền trong hoạt động kiểm tra.

- Tạo điều kiện để lực lượng kiểm tra được bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra, phát huy tốt vai trị của mình.

- Đưa ra các chỉ tiêu, biện pháp phù hợp và kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra dựa trên tình hình thực tế của đơn vị về chất lượng dạy học xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến các biện pháp điều chỉnh sau kiểm tra nhằm động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ.

- Ngoài ra cần bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý, chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ để xứng đáng là người lãnh đạo đơn vị và có thể giúp đỡ giáo viên nâng cao chuyên môn thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Trương Xuân Trang, “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học”, tạp chí Giáo dục Nghề nghiệp, số 104 - tháng 5/2022.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 30/3/2006 về Hướng dân thanh tra toàn diện nhà trường và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh Tiểu học.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 28/2020/TT-BGD ĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường Tiểu học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Công văn số 3950/BGDĐT-TTr ngày 10/9/2021 về việc Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và GDTX.

5. Đinh Kim Diện (2018), Quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, Luận

văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

6. Phạm Văn Hùng (2013), Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường

Đại học Tôn Đức Thắng, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Học Viện

Chính trị, Bộ Quốc phịng.

7. Lại Thị Thanh Huyền (2014), Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ

khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. 8. Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình khoa học quản lý và

quản lý giáo dục đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Lê (2020), Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luận án tiến sĩ

khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lí, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 11. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục,

Trường cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội.

12. Trần Thị Tuyết Oanh (2004), Đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng.

14. Lê Đức Phúc (1995), Cơ sở lý luận của việc đánh giá trong quá trình dạy

học ở trường phổ thông, Đề tài khoa học cấp Nhà nước.

15. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Lê Khánh Tuấn (Tái bản lần 2, 2018), Dự báo và Kế hoạch hoá trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 107 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)